Điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu

Một phần của tài liệu Quản lý hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn quận long biên, hà nội (Trang 96)

2.4.2.1. Điểm yếu

* Về quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông đô thị:

- Phòng Quản lý đô thị và Ban quản lý dự án chưa kịp thời tham mưu UBND Quận quy hoạch phát triển hạ tầng giao thông đô thị; khai thác, phát triển các tuyến

88

giao thông, các dịch vụ liên quan nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông đô thị Quận nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân; quy hoạch phát triển công nghiệp giao thông, bến, bãi đỗ xe hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học về giao thông để

hỗ trợ phát triển VTHK chưa được quan tâm đúng mức.

- Công tác quy hoạch hạ tầng đô thị chưa đồng bộ, có ảnh hưởng lớn đến cơ

sở hạ tầng giao thông độ thị; sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý cơ sở hạ tầng giao thông thiếu chặt chẽ như lắp đặt lưới điện, đường ống nước sinh hoạt, nước thải, bưu điện... có thời gian thi công dài, hoàn trả mặt đường không đảm bảo chất lượng, gây khó khăn cho phương tiện khi tham gia giao thông, mất an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông trong đô thị.

- Công tác triển khai thực hiện quy hoạch đã phê duyệt còn gặp nhiều khó khăn và phát sinh những bất cập cần điều chỉnh, bổ sung quy hoạch để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của Quận Long Biên.

* Về tổ chức cơ cấu bộ máy thực hiện quy hoạch, kế hoạch:

Việc xin bổ sung biên chế có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong làm việc tốt và tinh thần trách nhiệm cao là một vấn đề khó. Kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng, đi trao đổi, học tập kinh nghiệm quản lý hạ

tầng giao thông đô thị gặp nhiều khó khăn.

* Về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ATGT đường bộ còn tồn tại sau:

- Việc đôn đốc, kiểm tra các cấp, các ngành và các địa phương thực hiện các kế hoạch và văn bản chỉđạo về công tác ATGT của Quận còn chưa cao. Chưa tham mưu UBND tỉnh có chế tài xử lý các cơ quan, đơn vị và địa phương chấp hành chưa nghiêm ATGT.

- Một số ngành, phường còn bị động, chưa duy trì thường xuyên mà chủ yếu tập trung vào các đợt cao điểm. Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT chưa được quan tâm nhiều.

89

- Nội dung tuyên truyền chưa bám sát với thực tế của địa phương hay đối tượng được tuyên truyền; hình thức tuyên truyền còn thiếu sáng tạo. Công tác tuyên truyền về ATGT trên các phương tiện thông tin đại chúng nặng vềđưa tin các hoạt

động của lực lượng bảo đảm trật tự ATGT.

- Kinh phí dành cho công tác này còn hạn chế, chủ yếu được trích từ 10% nguồn tiền xử phạt vi phạm hành chính.

* Về kiểm tra, giám sát quản lý hạ tầng giao thông đô thị

- Mặc dù các lực lượng chức năng đã có nhiều cố gắng trong tuần tra, phát hiện và xử lý vi phạm về trật tự xây dựng, trật tựu đô thị nhưng còn nhiều hành vi vi phạm quy định về trật tự xây dựng, trật tựu đô thị chưa được phát hiện và xử lý triệt

để. Điều kiện đảm bảo cho việc xử lý vi phạm còn nhiều hạn chế. Trên đường bộ, khó khăn nhất hiện nay là việc xử lý phương tiện chở quá tải trọng cho phép.

- Sự phối hợp liên ngành giữa lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, thanh tra xây dựng trong địa bàn Quận chưa chặt chẽ. Việc phối hợp cùng ngành Công an xây dựng các trạm bảo vệ an ninh trật tự tại các bến xe chưa được triển khai.

2.4.2.2. Nguyên nhân của điểm yếu

Một là, công tác quản lý hạ tầng giao thông đô thị còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều chính sách của Quận về quản lý hạ tầng giao thông đô thị thiếu đồng bộ; các văn bản quản lý chưa đầy đủ, ban hành chưa kịp thời nhưng thường xuyên sửa đổi, bổ sung, công tác chỉđạo, điều hành gặp nhiều khó khăn.

Hai là, trong giai đoạn vừa qua, do tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam gặp nhiều khó khăn, lạm phát ở mức cao, khủng hoảng tài chính, tăng trưởng kinh tế của đất nước bị kìm hãm, nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiếu hụt, ảnh hưởng rất lớn đến nguồn ngân sách cho phát triển tầng giao thông đô thị trên địa bàn Quận.

90

đô thị hóa đang dẫn tới sự quá tải của hệ thống hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn Quận, trong khi đó, tốc độ phát triển của hệ thống hạ tầng giao thông đô thị còn khá chậm chạp, chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn.

Bốn là, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác quản lý hạ tầng giao thông đô thị, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm pháp luật về quản lý hạ tầng giao thông đô thị và triển khai thực hiện quy hoạch, đề án, kế hoạch, các chỉ đạo

điều hành chưa chặt chẽ, nó có ảnh hưởng không nhỏđến hiệu lực, hiệu lực quản lý hạ tầng giao thông đô thị

Năm là, công tác quy hoạch phát triển bến xe trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm đúng mức nên việc xây dựng bến xe, bãi đỗ xe còn chậm, chưa kịp thời

đáp ứng nhu cầu xã hội. Hệ thống bãi đỗ xe taxi công cộng vẫn chưa có sự đầu tư để hoàn thiện; việc miễn tiền thuê đất để xây dựng để xây dựng trạm bảo dưỡng, bãi đỗ xe cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách công cộng, cũng như

các chính sách hỗ trợ khác cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải công cộng chưa được thực hiện.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GII PHÁP HOÀN THIN QUN LÝ H TNG GIAO THÔNG ĐÔ TH TRÊN ĐỊA BÀN QUN

LONG BIÊN, HÀ NI

3.1. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ QUẬN

LONG BIÊN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TRÊN ĐỊA

BÀN ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Quản lý hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn quận long biên, hà nội (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)