1.3.2.1. Nhóm yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô
- Pháp luật và các quy định về quản lý hạ tầng giao thông đô thị của Nhà nước
Bộ Giao thông vận tải với chức năng là cơ quan chuyên môn của Chính phủ
trong thời gian qua đã tham mưu cho Chính phủ ban hành nhiều văn bản, chính sách quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội trong đó có lĩnh vực hạ tầng giao thông đô thị. Bên cạnh việc tham mưu trình ban hành, Bộ cũng trực tiếp ban hành nhiều văn bản, quy định quan trọng về quản lý hạ tầng giao thông đô thị. Với cương vị cơ
quản lý hạ tầng giao thông đô thị cấp Trung ương, là cơ quan cấp trên, các văn bản Bộ ban hành đã chỉ đạo và hướng dẫn kịp thời về công tác chuyên môn, nghiệp vụ
cho các cơ quan đăng ký kinh doanh địa phương.
Việc ban hành, hướng dẫn kịp thời về triển khai thực hiện quản lý hạ tầng giao thông đô thịđã tạo tiền lệ tốt về sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng Nhà nước trong việc xử lý các thủ tục hành chính trong quản lý hạ tầng giao thông đô thị.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu cần đạt được trong một thời kỳ dài. Việc quản lý hạ tầng giao thông đô thị phải tuân theo các quan điểm, đường lối trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội nhằm
19
đạt được mục tiêu chung của đất nước. Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội đề ra
định hướng để từđó xây dựng các các chính sách về quản lý hạ tầng giao thông đô thị một cách có trọng tâm, trọng điểm nhằm khai thác và sử dụng hạ tầng giao thông
đô thị có hiệu quả phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. - Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và đây là một xu hướng tất yếu khách quan, việc hội nhập đòi hỏi chúng ta phải cùng hợp tác và trao
đổi với các quốc gia nhằm cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng các yêu cầu mới trong quá trình hội nhập. Sự hợp nhất về kinh tế giữa các quốc gia có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế, chính trị của các nước nói riêng và của thế giới nói chung. Đây là vấn đề mang tính chất quyết định đối với nền kinh tế
của một quốc gia. Yêu cầu của hội nhập đòi hỏi sự phát triển của các điều kiện bổ
trợ cho hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp và người dân, trong đó, phát triển hạ tầng giao thông là vấn đềđược đặt ra hàng đầu vì nó là cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao thương của người dân, tổ chức.
- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Trước bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, công tác quản lý hạ
tầng giao thông đô thị cũng phải thay đổi để phù hợp và thích ứng với từng thời kỳ
và hoàn cảnh, đặc biệt là trong việc xây dựng, ban hành các văn bản, chính sách về
quản lý hạ tầng giao thông đô thị.
1.3.2.2. Nhóm yếu tố thuộc về cấp Quận
Với vai trò là cơ quan trực tiếp quản lý hạ tầng giao thông đô thị, việc đảm bảo tốt các nhóm yếu tố dưới đây chính là điều kiện quyết định kết quả của quản lý hạ tầng giao thông đô thị:
- Năng lực, trình độ của đội ngũ CBCC quản lý hạ tầng giao thông đô thị
Đội ngũ cán bộ công chức là chủ thể trực tiếp tham gia quản lý hạ tầng giao thông đô thị vì vậy đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết nhất định và am hiểu về các
20
chính sách, pháp luật về quản lý hạ tầng giao thông đô thị. Kỹ năng và kiến thức của đội ngũ cán bộ là yếu tố quyết định trong quản lý hạ tầng giao thông đô thị. Khung quản lý phải được xây dựng và tổ chức thực hiện, kiểm soát chặt chẽ đảm bảo công tác quản lý được hiệu quả hơn.
Thực tế, trong thời gian qua công tác quản lý hạ tầng giao thông đô thịđã thu
được nhiều kết quả tích cực trong đổi mới cơ cấu tổ chức, như: Hệ thống chính sách, quy định từng bước được cải cách theo hướng đơn giản, công khai. Tổ chức bộ máy cơ quan quản lý hạ tầng giao thông đô thịđã được tinh giản hơn. Đội ngũ
công chức quản lý đã được quan tâm xây dựng, bồi dưỡng về năng lực, tinh thần trách nhiệm và ý thức công tác... Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, hệ thống pháp luật còn thiếu nhất quán, đồng bộ, gây chồng chéo chức năng giữa các cơ quan quản lý. Bộ máy hành chính kém hiệu lực; đội ngũ cán bộ
quản lý hạ tầng giao thông đô thị tuy được đào tạo lại nhưng còn hạn chế về trình
độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp chưa cao, nhất là kiến thức quản lý hiện đại; việc áp dụng tin học trong quản lý còn đơn lẻ, chưa mang tính phổ cập.
- Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động quản lý hạ tầng giao thông đô thị
Đây cũng là một trong những yếu tốđặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng đến chất lượng quản lý hạ tầng giao thông đô thị thông qua việc quyết định tiến độ xử lý các tình huống phát sinh, phương thức, cách thức truyền tải những thông tin cần thiết cho người dân, tổ chức, v.v… Ở Việt Nam, yếu tố này còn tồn tại rất nhiều hạn chế cần có chính sách, kế hoạch khắc phục trong thời gian tới.
1.4. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUẬN VỀ QUẢN LÝ HẠ TẦNG GIAO
THÔNG ĐÔ THỊ
1.4.1. Kinh nghiệm của quận Hoàn kiếm, thành phố Hà Nội
Quận Hoàn Kiếm là quận trung tâm, là bộ mặt đô thị của Thành phố Hà Nội, với diện tích: 5,29 km², Dân số khoảng: 178.073 người, địa bàn quận có 166 tuyến
21
phố, trong đó 103 tuyến có mặt cắt lòng đường trên 7m. Quận này hiện có 275 điểm trông giữ xe với diện tích gần 34.000 m2; trong đó, Sở Giao thông Vận tải cấp trông giữ phương tiện dưới lòng đường, dải phân cách là 65 điểm, diện tích 16.976 m2 (chủ yếu trông giữ ô tô). UBND quận cấp phép các điểm trông giữ phương tiện trên hè theo phân cấp có 210 điểm, diện tích 16961 m2. Điểm trông giữ xe chỉ đáp ứng
được 12% nhu cầu.
Trong thời gian qua, một số nơi có tư tưởng buông lỏng quản lý trật tự đô thị; Việc kiểm tra xử lý vi phạm xây dựng, giải quyết khiếu nại tố cáo có việc còn chậm, chưa dứt điểm gây bức xúc; Tình trạng lấn chiếm hè phố, lòng đường để kinh doanh, chèo kéo đeo bám khách du lịch, bán hàng quá giờ, phương tiện giao thông dừng đỗ không đúng quy định, vứt rác và phế thải ra đường phố còn diễn ra phổ
biến; Công tác quản lý giao thông tĩnh vẫn còn nhiều tồn tại, không được kiểm tra, xử lý kịp thời…
Những bất cập đó đã được quận làm rõ nguyên nhân và có giải pháp chấn chỉnh kịp thời, như:
Ngay đầu năm 2011, quận đã tổ chức quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
Thành phố và Nghị quyết đại hội Đảng bộ quận tới tất cả các Chi bộ, Đảng bộ trực thuộc, với tinh thần bám sát nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá; chủđộng xây dựng, triển khai kế hoạch. Đồng thời, chỉ đạo các phường tăng cường quản lý xây dựng theo quy hoạch, phấn đấu tỷ lệ công trình xây dựng có phép đạt trên 95%, kiểm soát 100% các công trình xây dựng, hạn chế công trình xây dựng sai phép trong khu phố
cổ, khu phố cũ. Đặc biệt, quận kiên quyết xử lý các công trình xây dựng trái phép, không để xảy ra vi phạm trong quy hoạch, xây nhà siêu mỏng, siêu méo. Giải quyết kịp thời các vụ việc khiếu nại tố cáo liên quan đến lĩnh vực trật tự đô thị không để
tồn đọng kéo dài, gây bức xúc...
Trong năm 2011, Quận Hoàn Kiếm cũng triển khai đầu tư cải tạo hạ tầng kỹ
thuật 100% các tuyến hè trong khu phố cổ, phối hợp với các đơn vị chuyên ngành tiếp tục cải tạo hạ tầng kỹ thuật kết hợp với hạ ngầm đường dây đi nổi 100% các
22
tuyến phố trong khu vực hồ Hoàn Kiếm và các tuyến phố cũ. Duy trì hiệu quả trật tự giao thông, trật tựđô thị, vệ sinh môi trường các khu vực trọng điểm, các tuyến phố chính trên địa bàn.
Một lợi thế của Hoàn Kiếm là trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, quận đã được Thành phố trao giải nhất cuộc thi trang trí đường phố sạch, đẹp, vì vậy, quận tiếp tục chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường chấn chỉnh và phát huy hiệu quả hoạt động mô hình "khoán quản" trong quản lý giao thông tĩnh, mô hình "tự quản" trong quản lý trật tự đô thị, vệ sinh môi trường ở khu dân cư. Phấn đấu từng bước đưa công tác này đi vào nền nếp thường xuyên. Đồng thời, tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động tuyến phố đi bộ, nghiên cứu tổ chức mở rộng không gian đi bộ ra khu vực bảo tồn cấp I, khu phố cổ Hà Nội (Hàng Buồm, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện)…
Theo đó, nội dung kiểm tra tập trung vào thanh tra công tác quản lý, sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn quận Hoàn Kiếm để đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng lòng đường, hè phố của đô thị, kịp thời chấn chỉnh, xử lý vi phạm; kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ
sung thể chế, chính sách nhằm tăng cường hiệu quả của công tác quản lý, sử dụng lòng đường, hè phố.
Tuy nhiên, mục tiêu đặt ra là vậy, nhưng với địa bàn phức tạp như Hoàn Kiếm, rõ ràng để duy trì tốt các công việc trên cũng không đơn giản và phải có sự
vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, của nhân dân và du khách. Chính vì lẽ đó, Quận ủy đã quán triệt vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể trong công tác đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường. Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tự giác thực hiện việc xây dựng và phát huy "Một số nét văn hóa ứng xử của người dân phố cổ", Hoàn Kiếm sẽ tăng cường xử lý nghiêm các vi phạm trật tự xây dựng, trật tự
ATGT, trật tự hè phố, vệ sinh môi trường theo đúng quy định. Đặc biệt, quận kiên quyết xử lý nghiêm, dứt điểm những vụ việc cố tình vi phạm, gây bức xúc trong
23
nhân dân và coi đó là biện pháp để xây dựng trật tự kỷ cương quản lý đô thị với quyết tâm xây dựng Hoàn Kiếm xứng đáng vị thế Quận trung tâm của Thủ đô ngàn năm văn hiến, điểm đến của nhân dân cả nước và khách quốc tế khi đến Hà Nội.
“Nguồn: Cổng giao tiếp điện tử UBND Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội”
1.4.2. Kinh nghiệm của quận Ngô Quyền, thành phố Hải phòng
Ngô Quyền là quận trung tâm thành phố Hải Phòng. Quận có nhiều đầu mối giao thông quan trọng nội tỉnh và liên tỉnh. Riêng giao thông đường bộ có trên 30 tuyến phố với tổng chiều dài khoảng 50 km. Các tuyến đường tiêu biểu là Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Lợi, Cầu Đất, Trần phú, Lạch Tray... Đảm bảo trật tự ATGT, trật tự hè đường, vệ sinh môi trường đô thị, giảm thiểu tai nạn chống ùn tắc giao thông, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, xanh - sạch - đẹp luôn là tiêu chí quan trọng để quận phấn đấu thực hiện.
Với mục tiêu tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức cho nhân dân khi tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông, tạo chuyển biến rõ nét về trật tự
ATGT, trật tự đường hè, vệ sinh môi trường đô thị, giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn. Quận đã huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong quận. Phương châm thực hiện là: kiên trì - đồng bộ - hiệu quả, kết hợp tuyên truyền vận động với kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm. Quận phấn đấu giảm tối thiểu 10% số vụ tai nạn giao thông, giải quyết kịp thời các nguy cơ mất ATGT, điểm đen về tai nạn giao thông. Duy trì và quyết tâm xây dựng 6 tuyến đường kiểu mẫu của thành phố: Trần Phú, Cầu Đất, Lạch Tray, Văn Cao, Lê Hồng Phong, Lê Lợi, Lương Khánh Thiện, Điện Biên Phủ... đạt tiêu chí tuyến đường kiểu mẫu. Xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình tự quản có hiệu quả trong đảm bảo trật tự ATGT, trật tựđường hè, vệ sinh môi trường đô thị.
Ngô Quyền đã thí điểm thành lập tổ quản lý đô thị từ năm 2002. Qua quá trình thực hiện, năm 2010, quận tiếp tục có đề án thành lập tổ quản lý trật tựđường hè, triển khai thí điểm ở 6 phường có các tuyến đường chính như Máy Tơ, Lương Khánh Thiện, Cầu Đất, Lạch Tray, Đồng Quốc Bình, Đằng Giang. Lực lượng này
24
chủ yếu là giữ gìn trật tựđường hè. Khi triển khai đề án của thành phố, Quận ủy có chỉ thị tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác quản lý đô thị, xác
định 6 nhiệm vụ chủ yếu như: đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quản lý trật tự xây dựng, ATGT, trật tự đường hè, vệ sinh môi trường, vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh lồng ghép với xây dựng tổ dân phố văn hóa, cơ quan, gia đình văn hóa.
Quận thực hiện tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền đoàn thể các phường. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể trong quận đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhiều hình thức về Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Nghịđịnh 34/NĐ-CP... Quận đẩy mạnh quản lý đô thị, tiếp tục xây dựng các tuyến đường kiểu mẫu trên địa bàn với 6 nội dung chính, trong đó, tuyên truyền, vận động, giáo dục được xác định là nhiệm vụ đầu tiên, chú trọng xã hội hoá tuyên truyền với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, thông qua mô hình tự quản, vận
động từng người dân hiểu rõ quy định. Cùng với tuyên truyền vận động, quận triển khai quản lý trật tự xây dựng; ATGT, trật tự đường hè, vệ sinh môi trường đô thị; kiểm tra xử lý; chỉnh trang đô thị. Quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ
tầng giao thông đô thị mở rộng, chỉnh trang một số tuyến phố như Lạch Tray, Đà Nẵng, Nguyễn Trãi, Máy Tơ, nút giao thông Ngã sáu mới, Quán Mau, thường xuyên ra quân mở các đợt cao điểm kiểm tra xử lý. Tăng cường sự phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn với các cấp chính quyền đoàn thể trong đảm bảo trật tự
ATGT, trật tựđường hè, vệ sinh môi trường đô thị.
Quý I năm 2012, Quận xử lý 3882 trường hợp vi phạm các quy định về trật tự ATGT, trật tựđường hè, vệ sinh môi trường đô thị, nộp ngân sách hơn 800 triệu
đồng. Ủy ban nhân dân các phường trong quận đã sắp xếp hàng ngàn hộ kinh doanh trong địa bàn quản lý. Ban ATGT quận đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị trong toàn hệ thống chính trị. Trong mặt trận hiệp đồng ấy, Công an quận và Thanh tra xây dựng độc lập là lực lượng chính tuần tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm. Phòng Giáo dục quận đẩy mạnh tuyền truyền giáo dục đảm bảo trật tự
25
ATGT, trật tự đường hè, vệ sinh môi trường đô thị trong các trường, ký cam kết không vi phạm trật tự ATGT đối với học sinh các trường trên địa bàn. Tổ chức các