Bảng 2.2. Tổng hợp hạ tầng giao thông đối ngoại trên địa bàn Quận Long Biên
Loại hạ tầng Số lượng (tuyến) Cụ thể Chiều dài; diện tích (km; ha) 1. Đường bộ 3 - Đường Nguyễn Văn Cừ - Đường Ngô Gia Tự
- Đường Nguyễn Văn Linh. - Đường vành đai 3
- 2,656 km - 3,018 km - 5,68 km - 16,272 km 2. Đường sắt 2 - Tuyến đường đi các tỉnh phía Bắc
- Tuyến đường đi các tỉnh phía Đông Bắc
- 5,629 km - 4,781 3. Đường không 1 - Sân bay Gia Lâm - Dài 2 km
- DT 200 ha 4. Đường thủy 2 - Tuyến Sông Hồng
- Tuyến Sông Đuống - 9,278 km - 6,994 km 5. Các cầu qua sông 6 - Cầu Long Biên - Cầu Chương Dương - Cầu Đuống - Cầu Vĩnh Tuy - Cầu Phù Đổng - Cầu Thanh Trì - 1,6 km - 1,2 km. - - 15 km (3,960) - - 12 km (3,084) 6. Các nút giao thông 6 - Nút giao thông cầu Chui
37
- Nút giao thông cầu Đuống - Nút giao thông cầu Long Biên - Nút giao thông cầu Thanh Trì - Nút giao thông cầu Vĩnh Tuy
7. Bến xe 1 - Bến xe Gia Lâm - DT 1,4 ha
“Nguồn: UBND Quận Long Biên, Hà Nội”
- Về đường bộ: trong khu vực Quận có 3 tuyến đường vừa có chức năng
đường chính thành phốđồng thời cũng là tuyến đường quốc lộ liên tỉnh:
+ Đường Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự: chạy theo hướng Tây Nam-Đông Bắc nối từ cầu Chương Dương đến cầu Đuống. Tuyến đường Nguyễn văn Cừ gồm 2 làn xe cơ giới rộng 2x12m, dải phân cách trung tâm rộng khoảng 1m, vỉa hè mỗi bên rộng từ 3-8m. Kết cầu mặt đường bê tông nhựa, chất lượng tương đối tốt. Tuyến đường Ngô Gia Tự (là tuyến đường quốc lộ 1A trước đây) có bề rộng mặt cắt ngang đường từ 10,5-12m, kết cầu bê tông nhựa tuy nhiên hầu như chưa có vỉa hè.
+ Tuyến đường Nguyễn Văn Linh (quốc lộ 5): ngoài chức năng tuyến đường chính của thành phố tuyến đường này còn đóng vai trò quốc lộ, là huyết mạch về
giao thông nối Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng. Tuyến đường này đã được nâng cấp xây dựng trong thời gian qua.
+ Tuyến đường vành đai 3 (đoạn quốc lộ 5- cầu Phù Đổng): đây là tuyến quốc lộ 1B mới được xây dựng nối Hà Nội với Lạng Sơn.
- Vềđường sắt: trong khu vực Quận có 02 tuyến đường sắt quốc gia:
Tuyến đường sắt đi các tỉnh phía Bắc: nối từ ga Hà Nội đến ga Gia Lâm và ga Yên Viên đi các tỉnh phía Bắc chạy song song với quốc lộ 1A: Bắc Giang - Lạng Sơn, khổđường ray rộng 1435mm.
Tuyến đường sắt đi các tỉnh phía Đông Bắc: nối từ ga Hà Nội đến ga Gia Lâm và đi Hải Phòng, Quảng Ninh chạy song song với quốc lộ 5, khổ đường ray rộng 1435mm.
38
Ga đường sắt: quan trọng nhất là Ga Gia Lâm: hiện nay chủ yếu sử dụng là ga lập tầu hàng. Ga Cầu Bây: là ga thông qua chủ yếu có chức năng là ga xép.
- Vềđường hàng không: sân bay Gia lâm có diện tích chiếm đất khoảng 200 ha (bao gồm đất sân bay và một sốđơn vị bộđội đóng trong khu vực này). Hiện tại sân bay này sử dụng chung giữa dân dụng với mục đích quân sự. Có đường băng chính theo hướng Tây Nam-Đông Bắc giới hạn bởi đê sông Hồng và đường Nguyễn Văn Linh, chiều dài đường băng khoảng 2000m, chiều rộng 150m. Hiện tại sân bay này chỉ dùng cho máy bay nhỏ và máy bay trực thăng để cất và hạ cánh.
- Về đường thuỷ: Quận Long Biên được giới hạn bởi sông Hồng và Sông
Đuống. Hiện sông Hồng và sông Đuống đang được sử dụng là những tuyến vận tảI thủy của thành phố. Hiện có một số cảng đang sử dụng là cảng Đức Giang (chủ yếu cho vận chuyển xăng dầu) và cảng BồĐề (sử dụng cho quân sự), dọc theo các bãi sông Hồng và sông Đuống có một số bến bãi khai thác vật liệu.
- Các cầu quan trọng qua sông:
+ Cầu Long Biên: có kết cấu thép bắc qua sông Hồng, chiều dài khoảng 1,6km , được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Hiện đang sử dụng làm cầu đường sắt và
đường xe thô sơ: đường sắt chạy ở giữa và mỗi bên một làn xe thô sơ. Hiện cầu đã bị xuống cấp hư hỏng nhiều.
+ Cầu Chương Dương: nằm ở hạ lưu sông Hồng cách cầu Long Biên khoảng 600m, chiều dài cầu khoảng 1,2km, kết cấu bê tông cốt thép được xây dựng đầu những năm 80, sử dụng cho ô tô và xe máy, hai làn xe ô tô ở giữa và 2 hai làn xe cho xe máy ở hai bên, chất lượng cầu tương đối tốt. Cầu Chương Dương hiện có lưu lượng giao thông lớn nhất trong các cầu bắc qua sông Hồng, thường xuyên xảy ra
ắch tắc giao thông tại khu vực cầu trong các giờ cao điểm.
+ Cầu Đuống: bắc qua sông Đuống có kết cấu thép mới được cải tạo có chức năng là cầu đường sắt và đường bộ, đường sắt chạy ở giữa và hai bên là đường bộ
39
+ Cầu Phù Đổng: bắc qua sông Đuống có kết cấu bê tông cốt thép, có chức năng là cầu đường bộ, mới được xây dựng theo dự án xây dựng quốc lộ 1B.
+ Cầu Vĩnh Tuy: nằm ở hạ lưu sông Hồng, bắt đầu từ điểm giao với đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai, kết thúc tại điểm giao với đường Long Biên - Thạch Bàn, mặt cầu rộng 19,25m. Đây là cầu kết cấu dầm hộp bêtông cốt thép dựứng lực, sơđồ cầu liên tục nhiều nhịp. Cầu được thi công với công nghệ đúc hẫng và đạt kỉ lục về chiều dài nhịp đúc hẫng của Việt Nam (135m so với cầu Thanh Trì là 130m). Cầu được thiết kế có 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn xe hỗn hợp. (giai đoạn I). Bảo đảm lưu lượng vận tải khoảng 34.000 lượt xe/ngày đêm vào năm 2010. Tổng chiều dài gần 15 km. Phần cầu qua sông dài 3.690 m. Phần cầu chính được bố trí chuỗi nhịp dài 990 m, rộng 38 m. Đây được cho là cây cầu rộng nhất có chuỗi nhịp vượt sông lớn nhất Việt Nam hiện nay, sau khi hoàn thành cầu Vĩnh Tuy đã giảm tải rất nhiều cho Cầu Chương Dương.
Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 7 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân (Thanh Trì), điểm cuối cắt quốc lộ 5 tại Sài Đồng (Gia Lâm). Cầu Thanh Trì có trọng tải H30 - XB80 tức là: xe tải bánh lốp có tải trọng dưới 30 tấn,cũng như xe bánh xích có tải trọng dưới là 80 tấn thì đạt điều kiện về tải trọng để qua cầu. Cầu chính dài 3.084 m với tổng chiều dài hơn 12.000 m, rộng 33,10 m với 6 làn xe chạy (4 làn xe cao tốc), tốc độ cho phép 100 km/h. Sau khi hoàn thành, cầu Thanh Trì đã góp phần cơ bản giải quyết ách tắc giao thông tại thủđô Hà Nội. Cầu Thanh Trì được coi là dự án cầu lớn nhất
Đông Dương
- Các nút giao thông quan trọng:
+ Nút giao thông cầu Chui: hiện đang là nút giao thông lớn nhất của khu vực Quận Long Biên. Nút được tổ chức giao bằng với đảo tròn trung tâm có bán kính lớn.
+ Nút giao thông đầu cầu Chương Dương: được xây dựng khi xây dựng cầu Chương Dương hiện nay không còn đáp ứng được nhu cầu.
40
+ Nút giao thông đầu cầu Đuống: hiện trạng Quận Long Biên đã đầu tư cải tạo phần nút thuộc địa phận Quận, tuy nhiên phần cầu và nút giao thuộc địa phận huyện Gia Lâm được xây dựng từ lâu hiện nay không còn đáp ứng được nhu cầu.
+ Nút giao thông đầu cầu Long Biên: hiện trạng phục vụ giao thông chủ yếu là xe thô sơ, xe máy, xe ô tô con.
+ Nút giao thông cầu Thanh Trì : được xây dựng khi xây dựng cầu Thanh Trì tuy nhiên do thiết kế hiện nay nút giao thông còn đã bộc lộ nhiều bất cấp, Bộ Giaop Thông Vận Tải đang nghiên cứu để cải tạo nút giao thông này trong thời gian tới.
+ Nút giao thông cầu Vĩnh Tuy: là nút giao thông hiện đại đã đáp ứng với luuw lượng giao thông hiện nay và một số năm tiếp theo.
- Bến xe: trong khu vực Quận có bến xe khách Gia Lâm là bến xe khách liên tỉnh đi các tỉnh phía Đông và Đông Bắc của thành phố. Diện tích bến xe này khoảng 1,40 ha.