1.5.1. Huy động nguồn vốn vay ưu đãi
Để tạo lập và duy trì đƣợc khối lƣợng vốn với quy mô lớn và có tính ổn định cao thì ngân hàng phải có chiến lƣợc khai thác vốn hợp lý trên cơ sở tận dụng tối đa những nhân tố tích cực và hạn chế những nhân tố tiếu cực ảnh hƣởng tới công tác huy động vốn của ngân hàng. Cụ thể trong công tác huy động vốn của ngân hàng chịu ảnh hƣởng của các nhân tố sau.
* Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng
* Các hình thức huy động vốn, chất lượng các dịch vụ do ngân hàng cung ứng và hệ thống các mạng lưới
Một yếu tố ảnh hƣởng đến quy mô và chất lƣợng nguồn vốn huy động là hình thức, kỳ hạn và các dịch vụ cung cấp có liên quan nhƣ giao dịch tại nhà, rút tiền tự động, tƣ vấn kinh doanh, dịch vụ thu tiền hộ... Ngoài ra còn có một số yếu tố khác nhƣ thời gian và thủ tục giao dịch.
* Chính sách lãi suất
Ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất nhƣ là một công cụ quan trọng trong việc huy động và thay đổi quy mô nguồn vốn thu hút vào ngân hàng, đặc biệt là quy mô tiền gửi. Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn, ngân hàng cần phải ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện ƣu đãi về lãi suất cho khách hàng lớn, gửi tiền thƣờng xuyên.
* Đổi mới công nghệ ngân hàng, nhất là khâu thanh toán
Việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng, đặc biệt là khâu thanh toán làm cho vốn luân chuyển nhanh, thuận tiện, đảm bảo an toàn cho khách hàng trong việc gửi tiền, rút tiền và vay vốn. Nếu thực hiện tốt khâu này thì sẽ hạn chế đƣợc việc lƣu thông bằng tiền mặt vừa không hiệu quả vừa không an toàn. Ngoài ra nếu tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt tăng lên thì ngân hàng sẽ thu hút đƣợc càng nhiều các khoản tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế vào hệ thống ngân hàng và góp phần làm giảm chi phí in ấn, bảo quản, kiểm đếm…
* Hoạt động marketing ngân hàng
Đây là vấn đề hết sức quan trọng nhằm giúp cho ngân hàng nắm bắt đƣợc yêu cầu, nguyện vọng của khách hàng. Từ đó ngân hàng đƣa ra đƣợc các hình thức huy
động vốn, chính sách lãi suất, chính sách tín dụng... cho phù hợp. Đồng thời các ngân hàng phải tiến hành thu thập thông tin đầy đủ, kịp thời để nắm bắt đƣợc nhu cầu của thị trƣờng từ đó để có các biện pháp hơn đối thủ cạnh tranh nhằm giành ƣu thế về mình.
* Mức độ thâm niên và uy tín của ngân hàng
Trên cơ sở thực tế sẵn có, mỗi ngân hàng tạo đƣợc hình ảnh riêng của mình trong lòng thị trƣờng. Một ngân hàng lớn, có uy tín sẽ có lợi thế hơn trong các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng. Sự tin tƣởng của khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng có khả năng ổn định khối lƣợng vốn huy động và tiết kiệm chi phí huy động từ đó giúp ngân hàng chủ động hơn trong kinh doanh. Một ngân hàng có một bề dày lịch sử với danh tiếng, cơ sở vật chất, trình độ nhân viên… sẽ tạo ra hình ảnh tốt về ngân hàng, gây đƣợc sự chú ý của khách hàng từ đó lôi kéo đƣợc khách hàng đến quan hệ giao dịch với mình.
1.5.2. Quy định cho vay vốn ưu đãi a. Đối tượng cho vay
b. Lãi suất cho vay c. Mục đích cho vay d. Mức vốn cho vay e. Thời hạn vay
1.6. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới a. Ở Bangladesh
Đến cuối năm 2000, Grameen Bank (GB) có trên 2000 chi nhánh đặt khắp các vùng nông thôn. Hiện nay có hàng vạn nhân viên làm việc cho Grameen bank và có trên 7 triệu thành viên vay vốn. Các thành viên vay vốn tự nguyện tổ chức sinh hoạt theo nhóm, mỗi nhóm từ 5 - 7 thành viên, cứ khoảng 10 - 12 nhóm thành lập một trung tâm tín dụng ngƣời nghèo.
Ngân hàng Grameen đƣợc tổ chức theo cấp 2 : cấp quản trị điều hành và cấp quản trị kinh doanh. Cơ quan cao nhất ban hành chính sách, thực hiện thanh tra và kiểm tra là hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị do Chính phủ bổ nhiệm. Hội đồng quản trị chỉ định giám đốc điều hành với phƣơng thức cấp tín dụng đặc biệt, Grameen Bank chỉ cho ngƣời nghèo vay vốn gắn với gửi tiền tiết kiệm bắt
buộc hàng tuần để tạo lập nguồn vốn hoạt động. Vì vậy, Grameen Bank đã thiết lập cơ chế quản lý nghiêm ngặt để hạn chế rủi ro, nâng cao trách nhiệm của mỗi thành viên, biến các thành viên vừa đóng vai trò khách nợ, vừa là chủ nợ. Điều đặc biệt chú ý, Grameen Bank đƣợc quản lý bởi một bộ máy nhân sự riêng biệt, họ đƣợc tập thói quen làm việc vì ngƣời nghèo, có khả năng giúp đỡ ngƣời nghèo và từng nhân viên phải cam kết làm tốt công việc nghiêm túc nhất. Tính đặc biệt của Grameen Bank đƣợc khẳng định bởi hoạt động của nó nằm ngoài sự điều chỉnh của luật Ngân hàng Nhà nƣớc, nó có pháp lệnh riêng, hoạt động của nó không phải nộp thuế cho Nhà nƣớc. Grameen Bank hoạt động theo nguyên tắc:
Thứ nhất: Để phát triển, Grameen Bank phải tự bù đắp đƣợc chi phí. Nhƣ vậy định chế tài chính này với thiết chế tín dụng đặc biệt nhƣng cũng là một ngân hàng thƣơng mại truyền thống. Nó không đƣợc bao cấp bằng các khoản trợ cấp từ phía Chính phủ.
Thứ hai: Grameen Bank cho vay trực tiếp đến hộ nghèo thông qua tổ "Tiết kiệm và vay vốn". Thật đúng với mục tiêu vì ngƣời nghèo. Grameen Bank thƣờng tự tìm đến khách hàng chứ không phải chờ khách hàng đến với họ.
Thứ ba: Grameen Bank cho vay không áp dụng biện pháp thế chấp tài sản mà chỉ cần tín chấp là đủ. Thủ tục cho vay vốn của Grameen Bank rất đơn giản, thuận tiện. Một ngƣời muốn vay vốn chỉ cần làm đơn và đƣợc 4 ngƣời khác bảo lãnh cho mình là đƣợc. Họ đã dám làm điều đó bởi họ có lòng tin tuỵêt vời đối với ngƣời nghèo, trách nhiệm tập thể nhóm vay vốn và một cái gì hơn thế-chính là Grameen Bank cả một cơ chế kiểm soát nghiêm ngặt, tạo cho ngƣời nghèo sử dụng vốn có hiệu quả.
Thứ tư: Để đƣợc vay vốn, ngƣời vay phải đủ chuẩn mực phân biệt đối với ngƣời nghèo. Ở Bangladesh, chuẩn mực phân loại ngƣời nghèo là những hộ có
40m2 đất trở xuống và có mức thu nhập đầu ngƣời dƣới 132USD/năm.
Thứ năm: Grameen Bank đƣợc quyền đi vay để cho vay và đƣợc uỷ thác nhận tài trợ từ các tổ chức quốc tế, huy động tiền gửi tiết kiệm của các thành viên là quản lý các quỹ của nhóm, đƣợc phát hành trái phiếu và giấy nhận nợ khác có sự bảo lãnh của chính phủ. Grameen Bank cũng đƣợc cơ chế tài chính nhƣ các ngân hàng thƣơng mại: chênh lệch thu chi đƣợc dùng để bù đắp chi phí quản lý, lập quỹ dự phòng và
quỹ tích luỹ tăng trƣởng nguồn vốn. Điều đặc biệt khác, quy định khấu trừ 5% vay để nộp thuế nhóm và 5% tiền vay lập quỹ bảo hiểm. Đây là sợi dây kinh tế ràng buộc các thành viên đối với Grameen Bank. Nếu ngƣời vay không trả hết nợ thì trừ vào quỹ nhóm, quỹ bảo hiểm. Ngƣời ra khỏi nhóm không đƣợc rút vốn đã góp vào.
Nguồn vốn của Grameen Bank những năm trƣớc đây chủ yếu từ các quỹ Chính phủ, quỹ Na Uy, quỹ Sida cho vay với lãi suất "mềm". Từ năm 1993 đến nay Grameen Bank không vay của Chính phủ nữa mà vay của ngân hàng Nhà nƣớc với lãi suất nhƣ các ngân hàng thƣơng mại khác vay. Điều đó đủ sức chứng minh sức sống và sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng Grameen Bank ngày nay.
Thời hạn cho vay áp dụng theo chu kỳ sản xuất nhƣng không phân biệt vốn cho vay ngắn hạn, dài hạn mà chỉ quy định trả nợ hàng tuần. Hiện nay tổng doanh số cho vay hàng tháng của Grameen Bank trên 40 triệu USD.
Ngày nay mô hình Grameen Bank không chỉ hiện diện trong một quốc gia nhỏ bé Bangladesh mà đã có nhiều nƣớc trên thế giới học tập, ứng dụng, kể cả các nƣớc phát triển nhƣ Phần Lan, Canađa...
b. Ở Thái Lan
Ngân hàng nông nghiệp Thái Lan (BAAC) đƣợc Chính phủ tài trợ vốn để thực hiện chƣơng trình hỗ trợ vốn cho nông dân nghèo. Chuẩn mực phân loại nông dân nghèo đƣợc Chính phủ quy định nhƣ sau:
Những nông dân có mức ruộng đất thấp hơn mức ruộng đất trung bình trong khu vực.
Về cơ chế nghiệp vụ cho vay, BAAC thực hiện nhƣ sau:
Điều kiện cho vay không cần thế chấp và phải có tín chấp bằng sự cam kết bảo đảm của nhóm, tổ, hợp tác sản xuất.
Lãi suất cho vay so với lãi suất bình thƣờng giảm từ 1đến 3%/năm, riêng cho vay khắc phục thiên tai có thể có lãi suất thấp hơn.
Thời hạn cho vay đƣợc tính đến thời điểm ngƣời vay tổ chức sản xuất ổn định đƣợc cuộc sống.
Phƣơng thức thu nợ: Năm đầu ngƣời vay chƣa phải trả lãi, từ năm thứ hai trả lãi và gốc đƣợc thu khi hết hạn nợ.
c. Ở Indonesia
Năm 1984, ngân hàng quốc doanh chuyên về phát triển nông nghiệp nông thôn Bank Rakayt Indonesia (BRI) thành lập hệ thống Uni Desa (UD) tức là ngân hàng làng xã. Tuy trực thuộc BRI nhƣng UD là đơn vị hạch toán độc lập và toàn quyền quyết định chủ trƣơng hoạt động kinh doanh. Hệ thống UD hoạt động dựa vào mạng lƣới chân rết là các đại lý tại các làng xã, họ hiểu biết rõ về địa phƣơng và nắm bắt thông tin về các đối tƣợng vay. Các đại lý này theo dõi hành động của ngƣời đi vay và thi hành các hợp đồng vay. Ngoài ra các đối tƣợng đi vay phải đƣợc các nhân vật có uy tín tại địa phƣơng (cha đạo, thầy giáo, quan chức địa phƣơng…) giới thiệu. Phần lớn các khoản vay không còn thế chấp mà dựa trên uy tín tại địa phƣơng chủ quản để đảm bảo tránh vỡ nợ.
Kết quả là hệ thống UD đã tự lực đƣợc về tài chính và bắt đầu có lãi lớn chỉ vài năm sau hoạt động. Ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng tài chính UD vẫn đứng vững, tăng doanh số tiền gửi trong khi tỷ lệ vỡ nợ hầu nhƣ không tăng. Thành công của UD là có hệ thống các đại lý rộng khắp, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, am hiểu đối tƣợng vay vốn đặc biệt là các hộ nghèo; với phƣơng thức cho vay linh hoạt, cho đến nay UD đã có mặt trên phạm vi toàn quốc với trên
4000 ngân hàng làng xã. Luận văn Nguyễn Thị Mai Hoa, năm 2012, Hoàn thiện
hoạt động tín dụng ưu đãi hộ nghèo tại ngân hàng Chính sách- Xã hội chi nhánh Đà Nẵng, tỉnh Đà Nẵng, trường Đại học Đà Nẵng.
* Một số bài học kinh nghiệm cho vay vốn ưu đãi
Qua nghiên cứu thực tiễn ở Bangladesh, Indonesia và Thái Lan cho vay vốn ƣu đãi, đã rút ra một số bài học về cho vay vốn ƣu đãi có thể vận dụng vào Việt Nam nhƣ sau:
- Nguồn vốn tín dụng cho vay ƣu đãi cần đƣợc trợ giúp phần lớn từ phía Nhà nƣớc, vì cho vay hộ trong diện ƣu đãi gặp rất nhiều rủi ro. Trƣớc hết là rủi ro về nguồn vốn. Khó khăn này cần có sự giúp đỡ từ phía Nhà nƣớc. Điều này các nƣớc Thái Lan đã làm. Sau đến là rủi ro về cho vay, có nghĩa là rủi ro mất vốn. Nhà nƣớc phải có chính sách cấp bù cho những khoản tín dụng bị rủi ro bất khả kháng mà không thu hồi đƣợc.
- Không trợ cấp, cho không để hộ trong diện ƣu đãi có ý thức trong việc sử dụng vốn có hiệu quả.
- Nhân rộng điển hình, chia sẻ kinh nghiệm đối với những hộ trong diện ƣu đãi về sử dụng vốn vay, quản lý vốn vay.
- Kết hợp cho vay với tiết kiệm.
- Tập trung các nguồn vốn vào một đầu mối để thực hiện mục tiêu hỗ trợ cho các hộ trong diện ƣu đãi theo chƣơng trình.
- Sử dụng bộ máy nhân sự gần gũi với hộ ƣu đãi, hiểu biết nông thôn và tâm huyết với chƣơng trình cho vay ƣu đãi.
- Hộ ƣu đãi nƣớc ta cũng nhƣ các nƣớc trên thế giới, gia tài của họ rất ít ỏi. Vì vậy phƣơng pháp cho vay bằng tín chấp, trả nợ dần bằng tiết kiệm bắt buộc.
- Phải có một tổ chức tín dụng chuyên cho hộ thuộc diện ƣu đãi vay vốn.
* Kinh nghiệm cho vay vốn ưu đãi ở Việt Nam
- Hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam
Hiện nay các loại hình tổ chức tín dụng trong nƣớc ngày càng đa dạng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ (phụ lục ). Các tổ chức phát triển dƣới nhiều hình thức với những hoạt động phong phú, hỗ trợ rất lớn cho công tác xóa đói giảm nghèo.
- Ngân hàng Chính sách -Xã hội
NH CSXH đƣợc thành lập với mục tiêu cho vay các đối tƣợng chính sách, chủ yếu là ngƣời nghèo, góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
Ngày 4 tháng 10 năm 2003 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định thành lập NH SCXH, thời gian hoạt động 99 năm bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2003. NH CSXH là một tổ chức tín dụng của Nhà nƣớc, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận; đƣợc Nhà nƣớc cấp, giao vốn và đảm bảo khả năng thanh toán; huy động vốn có trả lãi hoặc tự nguyện không lấy lãi, vốn đóng góp tự nguyện không hoàn trả, vốn nhận ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc để uỷ thác hoặc trực tiếp cho vay ƣu đãi đối với hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp dạy nghề; các đối tƣợng cần vay vốn để giải quyết việc làm; các đối tƣợng chính sách đi lao động có
thời hạn ở nƣớc ngoài... và các đối tƣợng chính sách khác. NH CSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên ngân hàng trong nƣớc; thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ, nghiệp vụ ngoại hối, phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế.
- Chương trình cho vay nguồn vốn ưu đãi của Hội Phụ nữ trên địa bàn tỉnh Bình Dương
“Nhờ tiếp cận đƣợc nguồn vốn, thời gian qua tại các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Bình Dƣơng đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất kinh tế hiệu quả do phụ nữ làm chủ. Ở xã An Tây và Chánh Phú Hòa, thị xã Bến Cát có mô hình nấu rƣợu và trồng hoa lan. Xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng có mô hình nuôi gà công nghiệp theo hình thức gia công. Xã Tân Thành, huyện Bắc Tân Uyên có mô hình trồng rau sạch…” (phụ lục 1).
- Phát huy hiệu quả vốn vay ưu đãi huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Nhờ có vốn ƣu đãi của NHCSXH huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc mà các hộ nghèo trong huyện đã có cơ hội vƣơn lên thoát nghèo…(phụ lục 2).
- Kinh nghiệm từ việc thực hiện tốt công tác ủy thác cho vay hộ nghèo của Hội phụ nữ huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình đóng vai trò quan trọng trong quá trình triển khai quản lý vốn vay ƣu đãi. Với việc tích cực tham gia cùng chính quyền đoàn thể, vận động chị em phụ nữ vay vốn làm giàu kết hợp với việc xét duyệt công khai đối tƣợng đƣợc vay vốn đã giúp phong trào vay vốn ƣu đãi phát triển kinh tế mạnh mẽ. Hơn nữa, Hội LHPN động viên chị em tiết kiệm và tham gia vào quỹ tiết kiệm để chủ động hơn trong quá trình trả lãi, giúp giảm khả năng nợ quá hạn và giảm tỷ lệ các khoản nợ khó thu hồi.
Những thành công và kinh nhiệm của Hội LHPN huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình (phụ lục 3).
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP VÀ THỰC TẾ NGHIÊN CỨU
Những thông tin phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu đƣợc thu thập từ 2 nguồn số liệu: số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.