PHƯƠNG PHÁP VÀ THỰC TẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Quản lý vốn vay ưu đãi hỗ trợ hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 47 - 50)

Những thông tin phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu đƣợc thu thập từ 2 nguồn số liệu: số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.

2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.1.1. Số liệu thứ cấp

Số liệu báo cáo của Huyện Yên Khánh của các năm. Từ năm 2005 đến năm 2013. Số liệu thống kê theo các báo cáo của NH CSXH Yên Khánh và báo cáo của các tổ chức chính trị xã hội về tính hình huy động và cho vay vốn từ năm 2011 đến năm 2013. Bên cạnh đó còn có các số liệu thống kê đã đƣợc công bố trên sách báo, tạp chí và phương tiện truyền thụng… Cỏc số liệu này được trớch dẫn nguồn gốc rừ ràng.

2.1.2. Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp phục vụ trong luận văn là những số liệu đƣợc thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp hộ vay vốn ƣu đãi hộ nghèo, Ban XĐGN, thông qua phiếu điều tra, các số liệu thu thập tập trung phán ánh những nội dung nhƣ: Việc bình xét, nguồn vốn, nhu cầu, nhân khẩu, lao động, đất đai, tài sản, tình hình vay vốn, hiệu quả của việc vay vốn thu nhập, nguyện vọng, các ý kiến đánh giá của hộ và ý kiến của những người được hỏi có liên quan.

- Phương pháp thu thập: Để thu thập được các thông tin trên, chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn hộ thuộc diện ưu đãi hộ nghèo được vay vốn bằng bảng hỏi (được đính kèm trong phần Phụ lục 7). Nội dung bảng hỏi đi vào tìm hiểu và đánh giá công tác quản lý của NH CSXH đối với các chương trình cho vay vốn ưu đãi.

Hiện nay, tổng dân số của Yên Khánh là 137.229 người trong đó 90,6% dân sống ở vùng nông thôn. Huyện Yên Khánh có 18 xã và 1 thị trấn vì vậy để bảo đảm tính đại diện tôi chọn 04 xã là Khánh Phú, Thị Trấn, Khánh Hồng và Khánh Công đại diện cho 4 cụm trong huyện có những đặc thù về điều kiện kinh tế xã hội khác nhau nên nó sẽ quyết định đến mục đích sử dụng vốn vay.

Khánh Phú là khu công nghiệp. Thị trấn Yên Ninh là vùng có kinh tế thương mại dịch vụ phát triển mạnh. Khánh Công là xã đặc trƣng cho sản xuất nông nghiệp.

Khánh Hồng có sản xuất chăn nuôi phát triển.

Trên cơ sở đó, mỗi xã tôi chọn 30 hộ ƣu đãi đƣợc vay vốn hộ nghèo tổng cộng là 120 hộ theo danh sách hộ vay vốn ƣu đãi do Ban XĐGN các xã quản lý,

120 hộ này phải đại diện cho các thôn ở các xã. Cụ thể mỗi xã chúng tôi chọn 30 hộ ƣu đãi vay vốn hộ nghèo tại các thôn sau:

Xã Khánh Phú (69 hộ vay vốn)

T.Trấn Yên Ninh (235 hộ vay vốn)

Xã Khánh Hồng (159 hộ vay vốn)

Xã Khánh Công (204 hộ vay vốn) Thôn Hào Phú: 10 hộ

Thôn Phú Tân: 10 hộ Thôn Phú An: 10 hộ

Phố 3: 10 hộ Phố 6: 10 hộ Phố 1: 10 hộ

Thôn Thổ Mật: 10 hộ Thôn Bình Hòa: 10 hộ Thôn Duyên Phúc: 10 hộ

Xóm 2: 10 hộ Xóm 8: 10 hộ Xóm 6: 10 hộ

Cũng tại 4 xã này chúng tôi phỏng vấn trực tiếp mỗi xã 5 cán bộ trong Ban xoá đói giảm nghèo (Phó Chủ tịch UBND, chủ tịch Hội LHPN, Nông dân, Cựu Chiến Binh, Đoàn thanh niên và 1 cán bộ quản lý, 3 cán bộ tín dụng NH CSXH tại phiên giao dịch.

- Về cách thức thu thập: Chúng tôi phỏng vấn trực tiếp đối với cán bộ Ban XĐGN và cán bộ NH CSXH huyện bằng bảng câu hỏi đƣợc chuẩn bị sẵn tại phiên giao dịch định kỳ tháng đối với các xã, thị trấn. Đồng thời mỗi xã 30 hộ thuộc các nhóm đối tƣợng vay là hộ nghèo, tại các buổi giải ngân và sinh hoạt nhóm thông qua phiếu điều tra và bên cạnh đó thu thập thông tin thông qua phiếu khảo sát tại các kỳ giao ban NH CSXH với Ban XĐGN và các Hội đoàn thể tại cơ sở.

2.2. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.1. Phương pháp so sánh: Phương pháp này dùng để phân tích các số liệu thu thập đƣợc để phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn và cho vay, xu hướng biến động qua các năm từ việc quản lý vốn vay ưu đãi từ đó đánh giá hiệu quả của công tác quản lý vốn vay ƣu đãi của NH CSXH huyện.

2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả: Các chỉ tiêu thống kê đƣợc nhƣ: Doanh số cho vay, dƣ nợ cho vay, số lƣợt hộ vay, số hộ thoát nghèo... sẽ đƣợc tính toán để mô tả thực trạng việc quản lý vốn vay ƣu đãi của NH CSXH.

Ngoài ra, các ý kiến đóng góp của các tổ chức chính trị- xã hội ở địa phương, ý kiến của cán bộ quản lý NH CSXH, cán bộ tín dụng và các nhà quản lý địa phương, tổ TK&VV luôn được chúng tôi đặc biệt lưu tâm. Những ý kiến đóng góp đó là căn cứ đƣa ra những kết luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học và phù hợp với địa bàn nghiên cứu; làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp có tính thuyết phục hơn.

2.2.3 Phương pháp thang đo

Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thang đo để phân tích các số liệu định tính, cụ thể, bài viết sử dụng những thang đo sau:

1. Lãi suất

Cao 4. Mức vốn vay Cao

Trung bình Trung bình

Thấp Thấp

2. Thời hạn cho vay

Ngắn 5. Giải ngân Nhanh

Trung bình Chậm

Dài 6. Lệ phí khi giải ngân

3. Điều kiện vay vốn

Dễ Không

Khó 7. Thủ tục kiểm tra Ít Nhiều

* Các chỉ tiêu chủ yếu sử dụng trong phân tích

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng vốn từ các nguồn bao gồm:

+ Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước + Nguồn vốn tự huy động

+ Nguồn vốn vay

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh:

+ Doanh số cho vay trong năm + Dƣ nợ cho vay

+ Số lƣợt hộ vay trong năm

+ Tỷ trọng doanh số, dƣ nợ và số lƣợt hộ vay trong tổng số - Một số công thức tính:

+ Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Tổng dƣ nợ quá hạn

ì 100 Tổng dƣ nợ

+ Tỷ trọng từng nguồn vốn (%) = Số lƣợng từng nguồn vốn

ì 100 Tổng số nguồn vốn

Dƣ nợ cuối

kỳ +

Dƣ nợ đầu

kỳ

Doanh số cho vay trong

Doanh số thu

nợ trong

= + -

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN VAY ƯU ĐÃI HỘ NGHÈO

Một phần của tài liệu Quản lý vốn vay ưu đãi hỗ trợ hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)