Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Yên Khánh

Một phần của tài liệu Quản lý vốn vay ưu đãi hỗ trợ hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 52)

a. Đất đai của huyện

Huyện Yên Khánh có tổng diện tích đất tự nhiên là 13.905,7 ha. Tính đến năm 2013, diện tích đất nông nghiệp của toàn huyện là 9.543,7 ha (68,6%), đất phi nông nghiệp 4371,0 ha. (31,44%). Diện tích đất nông nghiệp ở Yên Khánh đang đƣợc nhƣờng chỗ cho những khu đô thị, khu công nghiệp đang ngày càng phát triển. Diện tích đất nông nghiệp liên tục giảm trong giai đoạn 2011 đến 2013, giảm

từ 9.563,0 ha năm 2011 xuống còn 9.543,7 ha năm 2013 (phụ lục 4). Nhƣ vậy có

thể thấy tốc độ giảm khá lớn với gần 10% và tốc độ tăng diện tích đất phi nông nghiệp lên đến gần 10%. ( từ 4342,7 ha năm 2011 lên 4371,0 ha năm 2013).

b. Dân số - Lao động

Dân số của huyện Yên Khánh tính đến năm 2013 là 137.229 ngƣời, tăng 2.519 ngƣời so với năm 2011, trong đó nam 68.372 ngƣời, nữ 68.857 ngƣời; thành thị là 12.799 ngƣời chiếm là 9,3%, nông thôn là 124.430 ngƣời chiếm 90,7%. Tốc độ gia tăng dân số của huyện có xu hƣớng giảm, tuy nhiên vẫn giữ ở mức cao, tốc độ tăng này chịu sự tác động lớn của tốc độ tăng dân số cơ học, khi một lƣợng lớn lao động từ các địa phƣơng khác có xu hƣớng đến Yên Khánh tạo

dựng và tìm kiếm việc làm ((phụ lục 5).

Kết quả phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật đã có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế theo hƣớng giảm lao động ở lĩnh vực nông nghiệp, tăng lực lƣợng lao động hoạt động ở lĩnh vực phi nông nghiệp từ 72,4%-27,6% năm 2005 đến năm 2012 là 47,5%-53,9%. Mặt khác giai đoạn 2001-2012 tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn phát triển khá mạnh, do vậy tỷ lệ lao động nông nghiệp có thêm việc làm tăng nhanh; một bộ phận lao động nông nghiệp đã có thu nhập chủ yếu từ việc làm thêm , xu hƣớng này còn tiếp tục trong nhiều năm tới.

c. Tình hình phát triển kinh tế huyện Yên Khánh

Toàn huyện có 18 xã, thị trấn trong đó có thị trấn Yên Ninh là trung tâm kinh tế - xã hội của huyện. Trong những năm tình hình phát triển kinh tế Yên Khánh đã có đƣợc những kết quả đáng chú ý. Nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp và công nghiệp. Giá trị sản xuất/ha canh tác năm 2013 đạt 115 triệu đồng (theo giá thực tế). Do năm 2013 bị mất mùa. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tỉ trọng nông -lâm- thủy sản; công nghiệp - xây dựng; thƣơng mại - dịch vụ năm 2013 là 17% - 64% - 19%. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế năm 2013 đạt 29%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2013 đạt 25 triệu đồng/ngƣời/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,22%. Năm 2011 (11,98%) ->năm

2012(8,53%)->2013 (5,22%). Báo cáo phòng thống kê huyện Yên Khánh năm 2013

Dƣới đây, bảng 2.1 thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Yên Khánh qua giai đoạn 2000 và 2010.

Bảng 2.1: Cơ cấu các ngành kinh tế

Nhóm ngành Năm 2000 Năm 2010 GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 1. Nông nghiệp - thủy sản 282,3 71,22 1.284,7 39,05 2. Công nghiệp - xây dựng 60,2 15,19 1.310,2 39,82

3. Dịch vụ 53,9 13,60 695,2 21,13

Tổng 396,4 100,00 3.290,1 100,00

Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất kỳ trước, Báo cáo kinh tế -xã hội năm 2010

Trong những năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội huyện Yên Khánh đã có nhiều khởi sắc. Hoạt động quản lý vốn vay ƣu đãi hiệu quả theo các chƣơng trình . Các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội cũng phát triển tƣơng ứng với nhịp độ tăng trƣởng của các khu vực kinh tế, đã cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu vật chất, tinh thần của nhân dân, đồng thời ngày càng chú trọng khu vực nông thôn - thành thị. Giá trị

kinh tế và cơ cấu kinh tế huyện Yên Khánh đƣợc trình bày chi tiết trong (phụ lục 6).

d. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật

Hệ thống giáo dục của toàn huyện có 3 trƣờng phổ thông trung học (PTTH), 1 Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên, 1 trƣờng trung học phổ thông (THPT) dân lập. Các trƣờng Tiểu học, trung học cơ sở (THCS) đều xây đƣợc xây dựng kiên cố, trong đó tỷ lệ phòng học kiên cố cao tầng đạt 95%, đã có 100% xã thành lập trung tâm học tập cộng đồng và đi vào hoạt động có nề nếp, hiệu quả.

Xác định rõ vị trí và tầm quan trọng của giao thông trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, huyện đã tập trung tranh thủ mọi nguồn lực đầu tƣ, cải tạo, mở rộng, nhựa hoá, bê tông hoá các tuyến đƣờng giao thông. Hệ thống thuỷ lợi của huyện Yên Khánh tƣơng đối ổn định, xây dựng hệ thống trạm bơm hợp lý phân bổ đồng đều ở tất cả các xã, đảm bảo tƣới tiêu cho 100% diện tích gieo trồng trong toàn huyện.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn vay ưu đãi hỗ trợ hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 52)