Tổ chức thực hiện cho vay, nghiệp vụ chovay và kết quả chovay của

Một phần của tài liệu Quản lý vốn vay ưu đãi hỗ trợ hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 77)

Ngân hàng Chính sách xã hội Yên Khánh theo mục tiêu của các chương trình cho vay

* Tổ chức thực hiện cho vay của Ngân hàng Chính sách-Xã hội

Theo quy định của NH CSXH việc cho vay đối với hộ nghèo trên địa bàn huyện Yên Khánh đƣợc thông qua các tổ chức CTXH ở địa phƣơng nhƣ: Hội LHPN, Hội Nông dân (HND), Hội Cựu chiến binh (CCB) và Đoàn Thanh niên (ĐTN). Tổ chức thực hiện việc cho hộ nghèo vay đƣợc tiến hành theo hình 3.8.

Hình 3.8. Tổ chức thực hiện cho vay của NH CSXH

Việc tổ chức thực hiện cho vay của NH CSXH đƣợc thực hiện đảm bảo theo đúng quy định, trình tự. Căn cứ vào nguồn vốn đƣợc phân bổ và tổng nguồn vốn tự huy động NH CSXH phân bổ chỉ tiêu theo số hộ ƣu đãi các xã, thị trấn (TT) sau đó thông báo bằng văn bản tới UBND, tổ chức CTXH các xã, TT. Tổ TK&VV tiến hành họp bình xét công khai, lựa chọn số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn là thành viên tổ TK&VV sau đó mới gửi hồ sơ vay vốn kèm danh sách hộ ƣu đãi đề nghị vay vốn đến NH CSXH. Căn cứ vào đề nghị của UBND xã và danh sách hộ vay vốn NH CSXH tiến hành thẩm định và xét duyệt danh sách hộ đƣợc vay, mức vốn vay theo mục đích vay và lên kế hoạch giải ngân. Nhƣ vậy có thể nói việc tổ chức thực hiện cho vay của ngân hàng đảm bảo đúng trình tự, thủ tục tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giám sát, tăng cƣờng hiệu quả mối quan hệ giữa NH CSXH với UBND, tổ chức CTXH và tổ TK&VV cũng nhƣ hộ đƣợc vay.

Chỉ tiêu phân bổ nguồn vốn

Thông báo tới các thành viên

Họp triển khai bình xét

Gửi hồ sơ vay vốn đến NH

Giải ngân

* Về dư nợ cho vay:

Dƣ nợ cho vay trong 3 năm, từ 2011 - 2013 tăng lên liên tục đã góp phần mang lại thành công cho công tác xoá đói giảm nghèo của huyện.

Xét về cơ cấu vốn vay trong tổng dƣ nợ thì số vốn cho vay thông qua Hội LHPN chiếm khoảng 42,2% (2011) - 42,82% (2012) - 43.09 (2013), tỷ trọng này lớn dần qua từng năm chứng tỏ phụ nữ là đối tƣợng chủ yếu của các chƣơng trình cho vay của NH CSXH; số vốn cho vay thông qua Hội Nông dân chiếm khoảng 30%; số vốn cho vay thông qua CCB và Đoàn Thanh niên chiếm một tỷ lệ nhỏ vì thành viên của CCB thƣờng ít và không tăng, còn thanh niên thì chƣa có gia đình

hoặc ít thuộc diện nghèo (Phụ lục 9).

* Về doanh số cho vay trong năm

Doanh số cho vay qua các năm tăng dần. Tốc độ tăng có xu hƣớng nhanh dần. Doanh số tăng lên với tốc độ nhanh do việc đáp ứng nhu cầu của hộ ƣu đãi về mức vốn vay đƣợc tăng liên tục qua các năm. Doanh số tăng lên là kết quả của việc nguồn vốn cho vay đối với chƣơng trình cho vay đƣợc bổ sung liên tục. Bên cạnh đó là nguồn vốn do thu hồi nợ đƣợc trong năm.

* Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng diện ưu đãi

Hoạt động chăn nuôi, trồng trọt mang lại hiệu quả xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập nhiều hơn so với các hoạt động khác (Hộp 3.1).

Chăn nuôi nâng cao thu nhập

Đầu năm 2011, Bà Vân được vay 15 triệu đồng từ NH CSXH, gia đình bà quyết định dùng số tiền vay được để đấu thầu ao nuôi cá, nuôi vịt, nuôi lợn, cộng thêm tiền vay của anh em và gia đình là 20 triệu đồng, toàn bộ số tiền vay mượn gia đình bà đầu tư mua con giống, thức ăn để chăn nuôi.

Kết quả mang lại: Sau 2 năm (đến tháng 7- 2013), gia đình bà thu hoạch được 4 lứa cá, 4 lứa vịt và duy trì, nhân rộng đàn vịt đẻ, 10 lợn nái và 50 lợn thịt từ lợn mẹ sinh sản, sau khi trừ đi chi phí (chưa tính công) thu lãi 100 triệu đồng/ năm. Hiện nay, gia đình bà không còn thuộc diện nghèo nữa.

Nguồn: Điều tra của tác giả, 2013

Qua số liệu điều tra chọn mẫu. Bảng 3.18 cho thấy các hộ đƣợc vay thông qua hội phụ nữ đƣợc đáp ứng nhu cầu vốn vay cao nhất (95,3%). Nguyên nhân là do cán bộ Hội LHPN nhiệt tình vận động chị em tham gia vay vốn sản xuất kinh doanh. Đồng thời các chị em có sự hỗ trợ lẫn nhau trong việc lập nhóm tiết kiệm hoặc chơi hụi họ, nên thông qua các hoạt động này, chị em đƣợc giải quyết vốn vay tốt hơn và khả năng trả lãi và gốc vay cao hơn so với các tổ chức đoàn thể khác.

Bảng 3.15: Khả năng đáp ứng vốn vay cho các hộ thông qua các tổ chức đoàn thể

Tổ chức đoàn thể T Số

Khả năng đáp ứng

Không đáp ứng Đáp ứng

Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)

Hội nông dân 9 3 33,3 6 66,7

Hội cựu chiến binh 4 1 25,0 3 75,0

Hội Liên hiệp phụ nữ 107 5 55,6 102 95,3

Tổng 120 9 7,5 111 92,5

Nguồn: điều tra của tác giả, 2013

Bên cạnh đó, hiện nay nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay cho các đối tƣợng ƣu đãi còn chƣa đáp ứng đủ. Có tới 21,9% số hộ vay cho chăn nuôi chƣa đƣợc đáp ứng số vốn vay mà họ cần. Nhƣ vậy, để có thể tăng khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay thì phải tăng nguồn vốn huy động thoát khỏi tình trạng thiếu vốn nhƣ hộp 4.2

Thực tế trong quá trình quản lý nguồn ủy thác cho vay ưu đãi mức vay tối đã là 30Tr đồng đối với hộ nghèo là tạo điều kiện cho hộ vay vốn có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất tăng thu nhập XĐGN, nhưng chúng tôi cũng căn cứ vào khả năng thanh toán của từng hộ trong diện ưu đãi để bình xét cho vay để đảm bảo được chống thất thoát nguồn vốn vay. Thực tế hầu hết nguồn vay cũng không đủ, nhu cầu vay trong diện ưu đãi nhiều do đó bình quân hiện nay mới chỉ đạt trên 18 triệu đồng/ hộ vay ưu đãi.

Chủ tịch Hội CCB xã Khánh Lợi.

Một phần của tài liệu Quản lý vốn vay ưu đãi hỗ trợ hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)