Đối với các tổ chức nhận ủy thác

Một phần của tài liệu Quản lý vốn vay ưu đãi hỗ trợ hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 100)

- Thực hiện tốt nhiệm vụ làm uỷ thác cho Ngân hàng Chính sách Xã hội, chỉ đạo các cấp hội cơ sở, Tổ TK&VV bình xét cho vay phải đảm bảo đúng đối tƣợng, nhất thiết không để các hộ đủ điều kiện có nhu cầu vay vốn mà không đƣợc vay vốn NHCSXH. Quan tâm nâng suất đầu tƣ cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, để nâng cao hiệu quả vốn vay.

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền cho hội viên hiểu rõ về chính sách tín dụng ƣu đãi của Nhà nƣớc, nâng cao hơn nữa chất lƣợng đào tạo nghề, đƣa các nghề phù hợp với điều kiện địa phƣơng và khả năng của hộ nghèo, tránh tình trạng tổ chức theo phong trào. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác sơ, tổng kết kịp thời biểu dƣơng gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, xử lý nghiêm minh những hành động xâm tiêu, chiếm dụng vốn.

4.4.6. Định hướng đối với Ngân hàng CSXH huyện Yên Khánh

- Thƣờng xuyên tham mƣu cho Ban đại diện HĐQT tỉnh Ninh Bình phân bổ nguồn vốn cho vay hộ nghèo.

- Hàng năm tham mƣu cho UBND huyện Yên Khánh trích một phần ngân sách huyện để làm nguồn vốn cho vay.

- Có biện pháp xử lý thích hợp với các trƣờng hợp sử dụng vốn không đúng mục đích, nợ quá hạn do chây ỳ, nợ chiếm dụng xâm tiêu.

- NHCSXH cần kết hợp với các hội đoàn thể tổ chức định kỳ hội nghị gƣơng thoát nghèo điển hình.

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN

Việc quản lý vốn vay ƣu đãi của NH CSXH là những hoạt động nhằm tác động vào đối tƣợng là nguồn vốn cho vay hộ ƣu đãi phát huy đƣợc tác dụng biểu hiện. Hoạt động quản lý vốn cơ bản gồm 5 bƣớc: Bƣớc 1: Quản lý hoạt động huy động vốn; Bƣớc 2: Quản lý hoạt động cho vay vốn; Bƣớc 3: Tổ chức thực hiện cho vay; Bƣớc 4: Tổ chức kiểm tra giám sát và thu hồi nợ; Bƣớc 5: Xử lý nợ quá hạn

NH CSXH huyện đã lập kế hoạch huy động vốn và cho vay. Kết quả thể hiện nguồn vốn huy động tăng qua các năm, riêng năm 2012 có sự tăng đột biến về nguồn vốn tự huy động (đã đƣợc phân tích và đánh giá). Kế hoạch cho vay của NH CSXH huyện đã chủ động bám sát vào thực tế để xây dựng. Tuy nhiên, việc huy động vốn phụ thuộc chủ yếu vào vốn từ Trung ƣơng chuyển xuống địa phƣơng, 98% số vốn là từ Trung ƣơng. Khả năng tự chủ về vốn của NH CSXH huyện Yên Khánh là rất kém.

Tổ chức thực hiện cho vay của NH CSXH biểu hiện qua dƣ nợ cho vay hộ trong diện ƣu đãi tăng liên tục, nhiều nhu cầu vay đƣợc đáp ứng, cơ bản thủ tục và quy trình cho vay đƣợc thực hiện theo quy định. Còn có sự chênh lệch tổng vốn vay ƣu đãi giữa các xã. Hiện nay, nhìn chung, nhu cầu về vốn vay còn chƣa đƣợc đáp ứng hết đặc biệt là vốn vay cho sản xuất kinh doanh cho hoạt động chăn nuôi và trồng trọt.

Việc kiểm tra, giám sát và thực thi kiểm soát vốn cho vay ƣu đãi đƣợc tiến hành định kỳ, đột xuất, NH CSXH huyện Yên Khánh đã thực hiện tốt việc duy trì nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn/dƣ nợ thấp đảm bảo về an toàn của nguồn vốn cho vay. Ngân hàng vẫn còn tồn đọng nợ quá hạn.

Vốn cho vay ƣu đãi đã phát huy đƣợc tác dụng trong việc góp phần tăng thu nhập của hộ một cách đáng kể, giúp hộ vay vốn ƣu đãi có điều kiện mua sắm, đầu tƣ tƣ liệu sản xuất. Tuy nhiên tác động đến phát triển kinh tế chƣa rõ nét. Sau khi vay vốn đã có nhiều hộ thoát đƣợc nghèo. Qua đó, đã tạo lòng tin và ấn tƣợng tốt đẹp trong nhân dân, đặc biệt là nông dân nghèo rất phấn khởi ngày càng tin tƣởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc. Tuy nhiên, việc quản lý vốn vay ƣu đãi hộ nghèo của NHCSXH huyện Yên Khánh vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục,

đó là nhiều hộ nghèo đủ điều kiện có nhu cầu vay nhƣng chƣa đƣợc vay, số hộ nghèo thoát nghèo từ nguồn vốn vay của NHCSXH chƣa cao. Do đó, tìm giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý vốn vay ƣu đãi hộ nghèo của NHCSXH huyện Yên Khánh nhƣ sau:

- Nâng cao khả năng tự chủ về vốn nhằm phục vụ cho công tác cho vay của Ngân hàng chính sách.

- Hoàn thiện quá trình tổ chức thực hiện cho vay bằng cách cơ cấu lại các khoản vay theo mục đích vay, đối tƣợng vay và giữa các khu vực một cách hợp lý để góp phần phát triển kinh tế xã hội.

- Tập trung cho vay vào các khu vực xã nghèo, hộ nghèo để phát triển kinh tế xã hội các chƣơng trình khó khăn nhằm đạt đƣợc mục tiêu của dự án.

- Giải pháp nhằm tăng khả năng thu hồi vốn vay, xử lý dứt điểm và nghiêm minh trƣớc pháp luật các tổ trƣởng xâm tiêu, chiếm dụng vốn của NH CSXH.

- Tăng cƣờng kiểm soát việc sử dụng vốn vay bằng cơ chế kiểm tra kiểm soát nội bộ chặt chẽ, quy định rõ trách nhiệm trong việc kiểm tra thẩm định đối tƣợng vay vốn, sử dụng vốn vay và thu hồi vốn cũng nhƣ chế độ bồi thƣờng vật chất khi xảy ra thất thoát do thiếu tinh thần trách nhiệm.

- Tăng mức độ linh hoạt trong giải ngân bằng cách áp dụng khoa học công nghệ và bồi dƣỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ TK&VV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh, 2013, Công văn số 33/CV-BĐD.

2.Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện, 2013, văn bản số 06/CV-BĐD ngày,

văn bản số 106/UBND-VP chỉ đạo các ban, ngành, các đoàn thể có liên quan triển khai các nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện tốt tín dụng chính sách ưu đãi trên địa bàn.

3.Chính phủ, 2002, Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng hộ nghèo và

các đối tượng chính sách khác thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội.

4.Chính phủ, 2008, Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP.

5.Dƣơng Hữu Hạnh, MPA - 1973, Quản trị Ngân hàng thƣơng mại trong cạnh

tranh toàn cầu. Đại học kinh tế (1989-1990) Văn Lang

6.Đỗ Thiên Kính, 1999. Tác động của chuyển đổi cơ cấu lao động - nghề

nghiệp xã hội đến phân tầng mức sống.

7.Kim Thị Dung, 2005. Tín dụng nông nghiệp, nông thôn: Thực trạng và

một số đề xuất. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, Hà Nội.

8.Ngân hàng chính sách, 2003, Văn bản 316/NHCS-TD về Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay

hộ nghèo.

9.Ngân hàng chính sách, 2011, Văn bản 1617/NHCS-TD ngày 28/8/2007 về việc

nâng cao chất lượng tín dụng.

10. Ngân hàng chính sách, 2011, Báo cáo năm 2011, 2012, 2013 của Ngân hàng

NH CSXH huyện Yên Khánh.

11. Ngân hàng chính sách, 2013, Quyết định số 15/QĐ- HĐQT, ngày 5/3/2013 về

ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của tổ TK&VV và các văn bản chỉ đạo.

12. Ngân hàng Nhà nƣớc, 2014, Thông tư 28/2014/TT-NHNN về chính sách

cho vay ưu đãi lãi suất đối với hộ nghèo Theo chương trình hỗ trợ Huyện nghèo tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP.

13. Thủ Tƣớng Chính phủ, 2004, Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg.

14. Thủ Tƣớng Chính phủ, 2007, Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày

05/02/2007 với mục tiêu huy động nguồn lực để đạt được các mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo.

15. Thủ tƣởng chính phủ, 2011, Thông báo kết luận tại văn bản số 5889/VPCP - KTTH ngày 27/8/2011.

16. Thủ tƣởng chính phủ, 2011, Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban

hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015.

17. Thủ tƣởng chính phủ, 2011, Quyết định số 1489/QĐ-TTg về việc phê

duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015.

18.Thủ tƣởng chính phủ, 2013, Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày

23/2/2013 về tín dụng đối với hộ cận nghèo của Thủ tướng Chính phủ.

19.Phan Thị Cúc, Giáo trình lý thuyết Tài chính - tiền tệ, phần 2.

20. Phòng Thống kê huyện Yên Khánh, Báo cáo các năm 2011, 2012, 2013

và báo cáo 10 năm giai đoạn 2000 - 2010.

21. UBND tỉnh Ninh Bình, 2013, Công văn số 57/UBND-VP5.

22. http://yenthanh.nghean.gov.vn/wps/portal/huyenyenthanh/ Yên Thành phát huy hiệu quả nguồn vốn vay hộ nghèo.

23. http://baotintuc.vn/nhck/hieu-qua-tu-chinh-sach-tin-dung-uu-dai-thoat- ngheo-nho-von-vay-uu-dai.

24. http://baobacninh.com.vn/news_detail/82658/hieu-qua-nguon-von-cho-

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Chương trình cho vay nguồn vốn ưu đãi của Hội Phụ nữ trên địa bàn tỉnh Bình Dương...

Chị Nguyễn Ngọc Lê - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã An Tây cho biết: Hiện nay, Hội Phụ nữ đang quản lý số vốn ủy thác từ NHCSXH trên 6 tỷ đồng. Hội đã tạo điều kiện cho 46 chị em vay vốn với mức từ 5 - 20 triệu đồng. Hầu hết chị em vay vốn đều đầu tƣ sản xuất hiệu quả, đời sống kinh tế gia đình đƣợc nâng lên rõ rệt và trả lại vốn đúng thời hạn, không có trƣờng hợp thất thoát vốn.

Trƣớc đây, gia đình chị Võ Thị Hiền ở ấp Rạch Bắp, xã An Tây, thị xã Bến Cát thuộc diện khó khăn. Từ khi đƣợc Hội Phụ nữ xã tín chấp với NHCSXH cho vay 7 triệu đồng đầu tƣ chăn nuôi heo, bò sinh sản, kinh tế gia đình chị ngày càng khấm khá. Có vốn tích lũy, chị Hiền tính toán mua đƣợc 4ha đất để trồng cao su. Đến nay, vƣờn cao su của gia đình sau 6 năm cho thu hoạch đã giúp gia đình chị nuôi 5 ngƣời con ăn học thành đạt, xây đƣợc căn nhà khang trang. Chị Hiền cho hay: “Đƣợc vay vốn với lãi suất thấp, trả gốc và lãi theo hình thức tiết kiệm hàng ngày nên rất thuận lợi cho chị em phụ nữ…”.

Còn chị Nguyễn Thị Kim Lan ở ấp Lồ Ồ, xã An Tây có chồng bị bệnh, mất sức lao động, một mình đi làm thuê vừa nuôi 2 đứa con ăn học vừa lo chữa bệnh cho chồng nên cuộc sống rất khó khăn. Hội Phụ nữ xã đã tạo điều kiện cho chị vay 7 triệu đồng với lãi suất 0,2%/tháng. Có chút vốn, chị bỏ nghề làm thuê, đầu tƣ vào chăn nuôi heo, gà, vịt. Sau nhiều năm cần cù, chịu khó, hiện chị đã xây dựng đƣợc căn nhà kiên cố, con cái đƣợc học hành đến nơi đến chốn. Ngoài ra, chị Lan còn sắm thêm đƣợc chiếc máy may để nhận may và sữa chữa quần áo tại nhà, tăng thêm thu nhập.

Nhiều giải pháp đi kèm

Các cấp hội cơ sở đã tích cực tham gia cùng với chính quyền xác định đối tƣợng phụ nữ nghèo có đủ điều kiện vay vốn, xác định đối tƣợng vay vốn theo từng chƣơng trình của NHCSXH, lồng ghép tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách mới về tín dụng ƣu đãi, trao đổi kinh nghiệm làm ăn với các nội dung sinh hoạt Hội Phụ nữ.

Hƣớng dẫn các hội viên về kỹ thuật sản xuất, kiến thức nghề nghiệp… Tổ chức tập huấn, mở các lớp dạy nghề nhƣ trang điểm, hoa văn A, cắt uốn tóc, tin học A, nữ công gia chánh, nấu ăn đãi tiệc…

Tiếp tục khai thác các nguồn vốn vay để hỗ trợ, duy trì hoạt động tiết kiệm, tạo nguồn vốn tại chỗ cho chị em. Các cấp hội cũng sẽ phát huy tính cộng đồng, tƣơng trợ ở Tổ tiết kiệm, giúp đỡ nhau sử dụng vốn vay hiệu quả.

Phụ lục 2: Phát huy hiệu quả vốn vay ưu đãi huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Huyện Tam Đảo đã chỉ đạo Ngân Hàng Chính Sách xã hội huyện, phối hợp với các đoàn thể, chính quyền địa phƣơng rà soát các hộ nghèo, hộ cận nghèo các hộ gia đình chính sách có nhu cầu vay vốn để giải ngân kịp thời, đúng đối tƣợng. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2014 tổng doanh số cho vay đạt 25.950 triệu đồng nâng tổng dƣ nợ toàn huyện là 197.391 triệu đồng, tăng 7.725 triệu đồng so với đầu năm. Trong đó, chủ yếu cho vay vốn dành cho hộ nghèo, vốn giải quyết việc làm xuất khẩu lao động, vốn vay sinh viên, vốn vay dành cho hộ sản xuất, kinh doanh ở vùng khó khăn…

Ngoài việc tổ chức cho nhân dân vay vốn phát triển kinh tế, huyện Tam Đảo còn thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất. Đồng thời, vận động nhân dân tham gia các lớp đào tạo nghề ngắn hạn để trang bị kiến thức, kỹ năng sản xuất đạt hiệu quả cao. Nhờ đƣợc đào tạo kiến thức cùng với thuận lợi trong việc bố trí nguồn vốn vay đã tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân trên địa bàn mạnh dạn đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, lập trang trại, vƣờn rừng, vƣờn đồi... Trong số đó không thể không kể đến gia đình chị Nguyễn Thị Hiền Thôn Yên Trung xã Hợp Châu. Năm 2008, với số tiền tiết kiệm đƣợc và với số vốn vay đƣợc từ ngân hàng chính sách xã hội huyện Tam Đảo, thông qua hội phụ nữ xã, chị Hiền bàn với chồng mở rộng chuồng trại chăn nuôi và tăng đàn. Hiện nay gia đình chị đang nuôi 130 con lợn nái sinh sản, 700 con lợn bột, 300 con lợn con, với qui mô trang trạng rộng đến 2000 m2. Mỗi tháng gia đình chị cho xuất chuồng khoảng 150 - 200 con, lợt thịt. Ƣớc tính mỗi năm mô hình chăn nuôi này đem lại thu nhập cho gia đình chị khoảng 500 triệu đồng. Thị trƣờng chính đƣợc gia đình chị hƣớng đến là những lái thƣơng ở Hà Nội, trong quá trình tiêu thụ sản phẩm chị luôn hợp đồng rõ ràng, nên hầu nhƣ lúc nào cũng đƣợc giá.

Hoặc nhƣ gia đình Ông Lƣơng Văn Tiếp ở thôn Đồng Thành xã Yên Dƣơng là 1 trong những hộ điển hình về việc sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả để vƣơn lên thoát nghèo. Sau khi đƣợc vốn vay chính sách từ hội nông dân, cộng với sự

giúp đỡ từ anh em, bạn bè. Tính toán, cân nhắc, gia đình ông đã quyết định đầu tƣ làm kinh tế tổng hợp với việc nuôi tằm, trên 100 con lợn thịt, 10 con lợn nái và 100 con lợn con, trồng 5 sào rau, ớt và bí xanh cộng với dịch vụ thu gom vận chuyển rau xanh của nhân dân trong vùng đi các tỉnh thành khác. Trừ chi phí mỗi năm cho thu lãi trên 100 triệu đồng. Nhờ sự cần cù lao động, năm 2013 gia đình ông đã đƣợc xóa khỏi danh sách các hộ nghèo và xây dựng đƣợc 1 cơ ngơi khang trang.

Từ những kết quả trên có thể khẳng định rằng nguồn vốn tín dụng ƣu đãi là giải pháp quan trọng trong quá trình thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao hiệu quả, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và chƣơng trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tam Đảo.

Để tiếp tục phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn chính sách Ông Nguyễn Đức Toàn - PGĐ Ngân Hàng chính sách xã hội huyện cho biết: "Trong thời gian tới Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tam Đảo sẽ tập trung lực lƣợng, nỗ lực "tăng tốc", thực hiện nhiều giải pháp phù hợp, để củng cố, nâng cao chất lƣợng tín dụng, tích cực huy động tiền gửi tiết kiệm của ngƣời nghèo thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn. Trong đó tập trung tích cực cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tƣợng chính sách khác tại xã nghèo và thôn đặc biệt khó khăn thực hiện mục tiêu tổng nguồn vốn đến cuối năm đạt từ 214 đến 215 tỷ đồng, góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn huyện giảm nghèo và vƣơn lên phát triển kinh tế”./.

Nguồn:

http://tamdao.vinhphuc.gov.vn/ct/cms/tintuc/Lists/TinVanHoaXaHoi/ViewDetail. aspx?ItemID=416

Phụ lục 3: Kinh nghiệm từ việc thực hiện tốt công tác ủy thác cho vay hộ nghèo

Một phần của tài liệu Quản lý vốn vay ưu đãi hỗ trợ hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (Trang 100)