2015-2020
Giảm 0,5%-1,0% hộ nghèo/năm, đến 2020 cơ bản không còn hộ nghèo.
4.2. Phương hướng, mục tiêu hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Yên Khánh giai đoạn 2015-2020
- Phấn đấu huy động nguồn vốn tăng trƣởng hàng năm 15- 20%, tăng trƣởng các chƣơng trình tín dụng bình quân hàng năm 15-20%.
- Nâng cao chất lƣợng tín dụng, khống chế nợ xấu, đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn không vƣợt quá quy định, giải quyết 80% nợ xâm tiêu cũ, không để xảy ra nợ xâm tiêu mới.
- Tổ chức giao dịch lƣu động hàng tháng tại trụ sở UBND đối với 100% xã, phƣờng theo đúng quy định;
4.3. Giải pháp quản lý có hiệu quả vốn vay ưu đãi hộ nghèo của NHCSXH huyện Yên Khánh
4.3.1. Nâng cao khả năng tự chủ về vốn nhằm phục vụ cho công tác cho vay của Ngân hàng chính sách-Xã hội
Ngân hàng chính sách xã hội cần phải nỗ lực tự vận động về huy động nguồn vốn. Bằng các biện pháp cụ thể sau:
Thứ nhất: Tăng lãi suất huy động và các chƣơng trình khuyến mại để huy động vốn từ tiết kiệm của ngƣời dân. Hiện nay, các Ngân hàng thƣơng mại đua nhau đƣa ra các sản phẩm dịch vụ mới, nâng lãi suất huy động kết hợp với các hình thức khuyến mại để thu hút vốn nhàn rỗi trong xã hội, thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của Ngân hàng mình. Cũng chính vì vậy, việc huy động vốn của NH CSXH cũng gặp khó khăn hơn do có sự chênh lệch và khác biệt về lãi suất, hình thức huy động, mạng lƣới, cán bộ, trình độ công nghệ, tay nghề....
Tăng huy động tiền gửi tiết kiệm của cộng đồng ngƣời vay vốn ƣu đãi. Mặc dù phải vay mƣợn và ''ăn đong'' nhƣng ngƣời vay vốn ƣu đãi luôn có tƣ tƣởng, ý thức tiết
kiệm. Với những món tiền nhỏ của những hộ ƣu đãi có thể tiết kiệm đƣợc, sẽ trở thành khoản tiền lớn, tạo nguồn cho NH CSXH quay vòng. Tiết kiệm của hộ ƣu đãi đƣợc gửi trực tiếp thông qua tổ vay vốn để gửi vào NH CSXH. Sự bắt buộc này đã hình thành cho ngƣời nghèo có ý thức và kế hoạch chi tiêu tiết kiệm để tạo nguồn tích luỹ trả nợ khi đến hạn, hơn nữa tạo thói quen tiếp cận với nền kinh tế thị trƣờng, đặc biệt là thị trƣờng tài chính. Việc gửi tiền tiết kiệm bắt buộc đối với hộ ƣu đãi và phù hợp với khả năng tiết kiệm của hộ vay vốn ƣu đãi có thể tiến hành theo định kỳ quy định của NH CSXH và phù hợp với khả năng tiết kiệm của hộ trong diện ƣu đãi. Nhƣng hiệu quả hơn cả, phải tiết kiệm từ món tiền nhỏ với từng định kỳ thời gian hàng tuần hay 20 ngày trở lại. Số tiền tiết kiệm bắt buộc cũng không cần trả lãi cho hộ trong diện ƣu đãi, bởi doanh số nhỏ đƣợc xem nhƣ tiền cất ''hòm'' vậy.
Trong giải pháp này, NH CSXH gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh lãi suất huy động vốn với các ngân hàng thƣơng mại. Với lãi suất cho vay đầu ra thấp thì lãi suất đầu vào tăng sẽ tăng chi phí và có thể dẫn tới doanh thu không bù đắp đƣợc chi phí và ngân hàng dễ rơi vào tình trạng không duy trì đƣợc hoạt động lâu dài.
Thứ hai: Kêu gọi tài trợ từ các NGOs để tăng nguồn vốn đƣợc đầu tƣ cho các hộ thuộc diện ƣu đãi. Bên cạnh đó, vận động các tổ chức Đoàn thể huy động tiết kiệm của các thành viên tham gia để dùng làm quỹ hỗ trợ cho các thành viên khác trong đoàn thể đó. Hoạt động này vừa có khả năng huy động vốn với lãi suất thấp, vừa có tinh thần đoàn kết giữa các cá nhân trong tổ chức. Huy động mọi thành viên cùng nhau tiết kiệm còn làm tăng tính tự chủ trả lãi vay và nợ vay đối với các hộ đã và đang hoặc sắp tiến hành vay vốn.
4.3.2. Thực hiện tốt việc cho vay thông qua các tổ chức đoàn thể tại địa phương, cho vay theo mục tiêu các chương trình
Công tác cho vay vốn ƣu đãi cần nâng cao hiệu quả của công tác cho vay và tăng cả năng tiếp cận vốn của các đối tƣợng ƣu đãi thông qua các tổ chức Đoàn thể tại địa phƣơng. Tiêu biểu trong đó là nhân rộng mô hình và phƣơng pháp vận động và quản lý cho vay vốn ƣu đãi của Hội phụ nữ. Bên cạnh đó, các Hội triển khai quỹ tiết kiệm hoặc chơi theo Hụi/họ để tập trung tích lũy vốn từ các đối
tƣợng ƣu đãi và nâng cao tính chủ động của hộ đi vay trong việc trả lãi vay. Các hộ vay ƣu đãi sẽ nâng cao tinh thần tự giác, tiết kiệm và sử dụng vốn vay đúng mục đích tạo nên hiệu quả cao.
Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa tới hoạt động cho vay thông qua Đoàn thanh niên. Hiện nay, cơ hội để thanh niên trong Huyện đƣợc tiếp cận với nguồn vốn ƣu đãi còn rất hạn chế (chỉ chiếm 9,45% tổng dƣ nợ cho vay) trong khi nhu cầu vay từ phía nhóm đối tƣợng này lại nhiều do nhu cầu tạo công ăn việc làm và làm kinh tế. Chính vì thế, ngân hàng nên có những hoạt động kết hợp Đoàn thanh niên tuyên truyển để thanh niên vay vốn làm ăn, phát triển quê hƣơng. Giải pháp hữu ích có thể là kết hợp với các cơ sở đào tạo để hỗ trợ ngắn hạn cho thanh niên nông thôn học nghề, cho thanh niên làm nông nghiệp hoặc thanh niên đầu tƣ phát triển mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Một số mặt hàng có thể nghiên cứu phát triển tại khu vực nhƣ mây tre đan và sản phẩm hàng thêu đan.
4.3.3. Tập trung cho vay vào các hộ nghèo để giảm nghèo và từng bước phát triển kinh tế xã hội các chương trình khó khăn nhằm đạt được mục tiêu của dự án
Ngân hàng là phải phân phối lại kinh phí cho vay tại các địa phƣơng và tập trung khuyến khích các đối tƣợng diện ƣu đãi vay ƣu đãi tại các địa phƣơng.
- Theo khảo sát, hiện nay mức cho vay hộ nghèo tại NHCSXH chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của đa số hộ vay (18,2 triệu đồng/hộ). Do đó, NHCSXH cần tiếp tục chủ động tranh thủ nguồn vốn từ Trung ƣơng, từ ngân sách địa phƣơng, đồng thời đẩy mạnh huy động tiết kiệm qua các tổ TK&VV để tăng nguồn vốn cho vay hộ nghèo. Bên cạnh đó, NHCSXH phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể chỉ đạo ban quản lý các tổ TK&VV thực bình xét cho vay đúng đối tƣợng, hạn chế tối đa tình trạng “cào bằng”, chia nhỏ nguồn vốn.
- Hoàn thiện khâu bình xét cho vay từ cơ sở một cách dân chủ, công khai để lựa chọn những hộ vay cần vốn ƣu đãi nhất, sử dụng vốn vay có hiệu quả, tránh tình trạng cho vay không đúng đối tƣợng hoặc các hộ vay vốn cho mục đích tiêu dùng, sử dụng vốn sai mục đích. Trong đó, nhấn mạnh hơn tới mục đích cho vay để phát triển trồng trọt, chăn nuôi. Bên cạnh đó, để hoạt động cho vay phát triển trồng trọt thì cần khuyến khích nông dân tham gia các khóa tập huấn để nâng cao năng suất
chất lƣợng cây trồng. Công tác này đòi hỏi sự kết hợp giữa trung tâm Khuyến nông và Ngân hàng cùng với các tổ chức đoàn thể tại địa phƣơng.
- Tăng cƣờng hơn nữa công tác tuyên truyền các chính sách tín dụng ƣu đãi của Nhà nƣớc đối với hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách, nhất là việc huy động tiết kiệm trong cộng đồng ngƣời nghèo thông qua tổ TK&VV tới ngƣời dân một cách sâu rộng hơn nữa. NH CSXH cần có sự phối hợp tốt hơn với các Hội Đoàn thể, các trƣởng thôn, để đáp ứng tốt nhu cầu vốn ƣu đãi, đƣa ra mức cho vay và thời hạn cho vay phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của đối tƣợng thuộc diện ƣu đãi về thời điểm, mức vay, thời hạn cho vay, tránh tình trạng phân bổ mang tính bình quân nhƣ hiện nay. Nên tập trung vào các khu vực có số hộ nghèo cao, tốc độ giảm nghèo chậm. Tập trung vận động cho vay và hƣớng dẫn sử dụng vốn vay đối với các xã nghèo.
Cần có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng và chính quyền, các ban, ngành đoàn thể tại địa phƣơng với cán bộ Hội tăng tính hiệu lực và hiệu quả của hợp đồng uỷ thác cho vay. Biện pháp này có thể hạn chế đƣợc tình trạng vay vốn và sử dụng vốn sai mục đích, cho phép các đối tƣợng có lý do vay vốn hợp lý phù hợp với các chƣơng trình đƣợc tiếp cận vốn vay ƣu đãi. Những khoản vốn vay sai mục đích, hoặc không phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói chung và nâng cao đời sống ngƣời dân nói riêng sẽ bị kiểm soát nghiêm ngặt hoặc bị loại bỏ.
4.3.4. Giải pháp nhằm tăng khả năng thu hồi vốn vay và nâng cao hiệu quả tác động của các chương trình cho vay đặc biệt chú ý đến các chương trình cho vay có khả năng thu hồi nợ thấp và những khu vực có tỷ lệ nợ quá hạn cao
Ngân hàng CSXH cần củng cố và hoàn thiện mạng lƣới cho vay cần thực hiện một số biện pháp sau:
Một là: NH CSXH cần tiếp tục triển khai việc tập huấn đào tạo cho các tổ vay vốn, cán bộ ban XĐGN xã, các tổ chức chính trị xã hội có tham gia vào việc thành lập và chỉ đạo hoạt động của tổ.
Hai là: Tăng tính hiệu lực pháp lý hợp đồng uỷ thác giữa NH CSXH với các tổ chức chính trị xã hội để quy định rõ ràng trách nhiệm cụ thể của các bên, các cấp trong việc cho vay ƣu đãi.
Ba là: Xử lý dứt điểm và nghiêm minh trƣớc pháp luật các tổ trƣởng xâm tiêu, chiếm dụng vốn của NH CSXH, tuyên truyền sâu rộng trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để cảnh báo và rút ra bài học kinh nghiệm nhằm hạn chế các
tiêu cực ở các địa phƣơng khác.
Bốn là: Cần tăng cƣờng đầu tƣ hơn nữa trang thiết bị làm việc, từng bƣớc hiện đại các điểm giao dịch tại 19 xã, thị trấn trong toàn huyện. Thƣờng xuyên tiến hành tập huấn nghiệp vụ cho vay, thu hồi nợ và giải ngân cho các bên tham gia vào quy trình tổ chức thực hiện cho vay bao gồm: Cán bộ tín dụng, Tổ chức CTXH, Tổ TK&VV và hộ vay vốn ƣu đãi. Tiến tới hoàn chỉnh công tác cho vay và giao dịch toàn bộ tại các điểm giao dịch của NH CSXH đặt tại các xã, thị trấn.
Năm là: Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác tăng cƣờng công tác đôn đốc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn để tạo nguồn vốn đầu tƣ tái quay vòng. Tập trung giải ngân triệt để mọi nguồn vốn, không để vốn tồn đọng, nhƣng phải đảm bảo đúng đối tƣợng, sử dụng vốn vay đúng mục đích, đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả đầu tƣ. Đồng thời đôn đốc thu lãi triệt để, làm cơ sở để thực hiện tốt kế hoạch tài chính
4.3.5. Tăng cường kiểm soát việc sử dụng vốn vay thông qua các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương
Để nâng cao hiệu quả tín dụng cho vay hộ nghèo, NHCSXH cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dƣỡng cho cán bộ, nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ, nắm vững các chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nƣớc; có chuyên môn về SXKD, hiểu rõ về đặc điểm, thế mạnh của địa phƣơng nhằm giúp hộ nghèo sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, tƣ vấn cho khách hàng của mình nên vay vốn để làm gì? Số tiền vay bao nhiêu?...
Do vậy, vấn đề bồi dƣỡng đào tạo con ngƣời quản lý tổ, nhóm là một điều kiện tiên quyết quyết định thành công hay thất bại của việc cung ứng tín dụng cho ngƣời nghèo. Vì vậy, cần phải thƣờng xuyên tập huấn bồi dƣỡng công tác nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, ghi chép sổ sách của tổ; thành thạo việc tính lãi của các thành viên, trích hoa hồng... Ngoài ra, ban quản lý tổ nên đƣợc tạo điều kiện tham dự các lớp tập huấn về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ, các văn bản nghiệp vụ mới ban hành có liên quan đến cho vay, thu nợ nhằm giúp họ có đủ kiến thức để hƣớng
dẫn hộ vay làm các thủ tục liên quan đến vay vốn, trả nợ, xử lý nợ quá hạn, xử lý nợ gặp rủi ro... để làm tốt công tác cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách trên địa bàn.
Bản thân ngân hàng phải xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ một cách chặt chẽ, quy định rõ trách nhiệm của từng cán bộ trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, trách nhiệm trong việc kiểm tra thẩm định đối tƣợng vay vốn, sử dụng vốn vay, thu hồi vốn, chế độ bồi thƣờng vật chất khi xảy ra thất thoát do thiếu tinh thần trách nhiệm gây nên. Kiểm tra, kiểm toán nội bộ NH CSXH cần thực hiện việc kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra tại chỗ, kiểm tra chéo... giữa các đơn vị để ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các sai phạm, xử lý ngay nhằm chống thất thoát vốn.
Tuy nhiên, do giới hạn về nguồn nhân lực và địa bàn phân bổ của các hộ rộng, nên cán bộ ngân hàng không thể trực tiếp giám sát tại các địa phƣơng. Vì thế cần chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát các cấp Hội cơ sở, tổ TK&VV và hộ vay, kịp thời phát hiện những sai sót để điều chỉnh. Chính vì thế, giải pháp hữu hiệu hơn cả là tăng cƣờng chức năng giám sát của các tổ chức đoàn thể tới các cá nhân tham gia vào tổ chức này. Nhân rộng mô hình kiểm tra kiểm soát của Hội phụ nữ. Các tổ TK&VV đều đƣợc thành lập theo đúng quy định, có biên bản họp tổ, có nội quy, quy ƣớc của tổ. Tổ sinh hoạt hàng tháng hoặc 3 tháng một lần. Việc bình xét cho vay đảm bảo công khai dân chủ. Sau khi giải ngân, Ban quản lý tổ TK&VV thƣờng xuyên kiểm tra sử dụng vốn vay, kết hợp với thu lãi hộ vay.
Cùng với việc kiểm tra giám sát của Ngân hàng đối với các hộ vay thì việc ngƣời dân giám sát hoạt động của Ngân hàng cũng vô cùng quan trọng. Ngoài công tác kiểm tra, giám sát của Ban Đại diện HĐQT các cấp và bộ phận nghiệp vụ của ngân hàng thì hoạt động giám sát của ngƣời dân có vai trò hết sức quan trọng nhằm hạn chế tối đa những tiêu cực trong quá trình bình xét cho vay, giải ngân nguồn vốn. Để tạo điều kiện cho ngƣời dân tham gia giám sát, NHCSXH tỉnh cần công khai toàn bộ nội dung chính sách tín dụng, đặt hòm thƣ góp ý; niêm yết danh sách số hộ còn dƣ nợ tại các điểm giao dịch để cho ngƣời dân biết thực hiện và kiểm tra.
Giải pháp này sẽ tăng mức độ sâu sát của kiểm tra kiểm soát đối với việc sử dụng vốn vay và trả lãi, gốc vay và việc cho vay có đúng mục đích, chủ trƣơng của
Đảng và Nhà nƣớc. Chính vì thế Ngân hàng và các hộ cho vay đúng mục đích cũng nhƣ sử dụng vốn vay đúng mục đích và có ý thức tự chủ trong công tác thanh toán cho Ngân hàng.
4.3.6. Tăng mức độ linh hoạt trong giải ngân
Nhận định tình hình thực tế cho thấy tốc độ giải ngân của NH CSXH Yên Khánh còn chậm, vì thế chƣa thỏa mãn nhu cầu vay vốn của ngƣời dân. Chính vì vậy, ảnh hƣởng nhiều tới hoạt động sử dụng vốn. Quá trình giải ngân chậm cũng khiến cho nhu cầu vay vốn của các hộ dân giảm đi. Để tạo điều kiện cho hộ nghèo sử dụng vốn có hiệu quả, NH CSXH cần phải đƣa ra cách thức giải ngân linh hoạt, phù hợp với nhu cầu và dự án sản xuất của hộ vay vốn ƣu đãi. Công tác giải ngân của NH CSXH nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào quá trình thẩm định, nguồn vốn cho vay và thời điểm giải ngân. Mặt khác còn phụ thuộc vào trình độ của cán bộ tổ TK&VV. Để tăng tốc độ giải ngân, cần thiết phải thực hiện áp dụng khoa học công nghệ tăng tính