Hàng năm NH CSXH Yên Khánh đều tiến hành lập kế hoạch huy động vốn và cho vay để chủ động trong việc huy động vốn và cho vay (bảng 3.6). Việc lập kế hoạch này của ngân hàng trên các căn cứ: Kế hoạch vay tín dụng chỉ định của NH CSXH cấp trên; Tình hình cho vay kỳ trƣớc; Định hƣớng của NH CSXH tỉnh; Định hƣớng xoá đói giảm nghèo của huyện; Mức độ huy động vốn tại địa bàn ƣớc tính. Một vấn đề chúng ta thấy trong công tác lập kế hoạch của ngân hàng về huy động nguồn và cho vay đó là hàng năm NH CSXH cấp tỉnh, trung ƣơng đều có kế hoạch về việc vay tín dụng có chỉ định bắt buộc (giao chỉ tiêu và cấp nguồn vốn theo đúng chỉ tiêu)
Bảng 3.6: Kế hoạch huy động vốn và cho vay giai đoạn 2011 - 2013
Stt Chỉ tiêu 2011 Trđ 2012 trđ 2013 trđ So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 BQ I Nguồn vốn 194.120 196.703 243.943 101,3 124,0 113,7 1 Từ TW 191.131 192.851 240.205 100,8 124,6 112,7 2 Địa phƣơng Trong đó: 2989 3852 3.738 128,8 97,0 112,9 Uỷ thác của tỉnh 782 782 1.282 100,0 163,9 132 II Tổng dƣ nợ 220.463 232.966 243.826 105,6 104,7 105,2 Cho vay hộ nghèo 44.676 44.675 46.617 99,99 104,3 102,1
Nguồn: NH CSXH huyện Yên Khánh
Chính vì việc lập kế hoạch huy động và cho vay là do cấp tỉnh quyết định nên có thể thấy giữa kế hoạch và thực hiện có sự chênh lệch lớn, ví dụ năm 2013 kế hoạch nguồn vốn là 255 tỷ đồng nhƣng thực hiện chỉ có 243 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2014, kế hoạch lập ra vẫn là 258 tỷ đồng. Việc đặt là chỉ tiêu nợ quá hạn trong
kế hoạch vẫn cao hơn so với thực tế. Thực tế năm 2013 và 2012 tỷ lệ nợ quá hạn cũng chỉ dừng ở mức 0,48% và 0,61%, tuy nhiên trong kế hoạch, chỉ tiêu này chỉ yêu cầu chung chung là dƣới 1% (bảng 3.7).
Bảng 3.7: Tình hình lập kế hoạch cho năm 2013 và năm 2014 Số TT Chỉ tiêu Thực hiện năm 2012 Kế hoạch năm 2013 TH 2013 Kế hoạch năm 2014 1 Tổng nguồn vốn (trđ) 196.703 255.580 243.943 258.579
- Nguồn vốn Trung ƣơng 192.851 251.236 240.205 253.308
- Vốn ngân sách tỉnh 782 930 1.282 1.345
- Vốn huy động 3.070 3.414 2.456 3.926
Tr.đó: Huy động qua tổ 2.580 3.414 2.456 3.466
2 Tổng dƣ nợ (trđ) 232.966 255.021 253.743 263.912
Cho vay hộ nghèo 44.675 47.722 46.617 49.721
3 Tỷ lệ nợ qúa hạn(%) 0,48 < 1 0,61 < 1
Nguồn: NH CSXH huyện Yên Khánh Ưu điểm:
Qua nghiên cứu, phân tích công tác quản lý và bảo toàn vốn của NH CSXH huyện Yên Khánh có thể thấy rằng việc quản lý và bảo toàn vốn vay ƣu đãi của NH CSXH đã đạt đƣợc những kết quả rất tích cực, hiệu quả thể hiện trên các nội dung sau:
- Hàng năm NH CSXH đều chủ động trong việc lập kế hoạch huy động vốn và cho vay trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện việc cho vay đối với các đối tƣợng diện ƣu đãi năm trƣớc, chủ trƣơng của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc, các định hƣớng của tỉnh và địa phƣơng về XĐGN cũng nhƣ các quy định của NH CSXH Việt Nam, do đó công tác lập kế hoạch huy động vốn và cho vay của NH CSXH Yên Khánh đã đạt đƣợc những kết quả khả quan, sát thực tiễn đã giúp cho NH CSXH chủ động trong việc cho vay, giám sát, đánh giá và thu hồi các khoản nợ đảm bảo đƣợc kế hoạch đã đề ra.
- Nguồn vốn qua từng năm tăng, trong đó phải kể đến nguồn tự bổ sung của NH CSXH có sự đột biến tăng mạnh vào năm 2012. Nguyên nhân: một phần do đã khuyến khích đƣợc các tổ chức chính trị xã hội (CTXH), các cá nhân trong cộng
đồng tham gia gửi tiền tiết kiệm, một phần do đƣợc đầu tƣ nguồn vốn nhận uỷ thác từ tỉnh. Điều này chứng tỏ tuy lƣợng vốn tự huy động chƣa nhiều nhƣng đã phần nào chứng tỏ NH CSXH huyện đã có nhiều cố gắng trong công tác phát triển nguồn vốn. Tuy nhiên trong các năm tiếp theo cần phải tăng cƣờng hơn nữa việc bổ sung vốn tự huy động để có thể mở rộng và tăng số vốn cho vay và đáp ứng đƣợc nhiều hơn nhu cầu của các hộ trong diện ƣu đãi.
- Việc bảo toàn tốt nguồn vốn cho vay cũng đã minh chứng cho công tác quản lý, bảo toàn và phát huy tối đa nguồn vốn phục vụ cho vay ƣu đãi. Điều này thể hiện qua số thu hồi nợ, số nợ quá hạn chiếm tỷ trọng rất thấp và tỷ lệ nợ quá hạn/dƣ nợ đảm bảo cho việc bảo toàn tốt nhất nguồn vốn.
Nhược điểm:
Hình 3.1 cho thấy sự tƣơng quan giữa cơ cấu nguồn vốn trung ƣơng cấp và huy động ở địa phƣơng trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng.
191.131 2989 192.851 3852 240.205 3.738 97% 98% 99% 100% 2011 2012 2013 2. Vốn từ địa phương 1. Vốn từ TW
Hình 3.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động của NH CSXH
Nguồn: NH CSXH huyện Yên Khánh
Có thể dễ dàng thấy rằng, qua ba năm liên tục, mặc dù cơ cấu cải thiện theo xu hƣớng tăng dần cơ cấu nguồn vốn huy động địa phƣơng, nhƣng thực tế, nguồn này cũng chỉ chiếm một phần rất nhỏ, chƣa đến 2% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn của
Ngân hàng quá phụ thuộc vào nguồn vốn của Trung ƣơng là nhƣợc điểm rất lớn khiến cho ngân hàng bị thụ động trong việc lập kế hoạch cho huy động và cho vay vốn. Thay vào đó, Ngân hàng huyện hoàn toàn phụ thuộc vào chủ trƣơng, chỉ tiêu và kế hoạch từ Tỉnh xuống. Điều này là nguyên nhân chính dẫn đến việc lập kế hoạch về huy động và cho vay vốn còn chung chung và nhiều thiếu sót nhƣ phân tích ở trên.
Bên cạnh đó, việc huy động vốn vẫn chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ trong kế hoạch đề ra, tiêu biểu năm 2013, hoạt động huy động vốn thấp hơn so với kế hoạch đề ra và chỉ đạt 71,9% so với kế hoạch ban đầu. Nhƣ vậy trong công tác huy động vốn, Ngân hàng huyện Yên Khánh còn gặp rất nhiều khó khăn và công tác dự báo lập kế hoạch vẫn chƣa sát với thực tế. Nguyên nhân chính là ngân hàng chƣa chủ động đƣợc quá trình huy động vốn của mình mà nguồn vốn còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn từ Trung ƣơng (bảng 3.8).
Bảng 3.8: Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn
Chỉ tiêu Kế hoạch năm 2013 TH 2013 SS (%)
Tổng nguồn vốn 255.580 243.943 95,4
- Nguồn vốn Trung ƣơng 251.236 240.025 95,5
- Vốn ngân sách tỉnh 930 1.282 137,8
- Vốn huy động 3.414 2.456 71,9
Nguồn: NH CSXH huyện Yên Khánh 3.4.2. Quản lý hoạt động cho vay
3.4.2.1. Đối tượng cho vay
* Đối tƣợng cho vay theo mục đích vay
Đối tƣợng vay với mục đích vay khác nhau thì đƣợc vay vốn với mức vốn cho vay khác nhau. Cụ thể hộ nghèo vay xóa đói giảm nghèo. Việc áp dụng định mức cho vay đối với các hộ này nhằm kiểm soát quá trình xét duyệt cho vay đối với từng đối tƣợng vay đúng mục đích vay. Mức vốn vay có sự ảnh hƣởng, tác động quan trọng đối với hộ trong diện ƣu đãi. Trong thời gian qua, mức vốn cho vay đối với hộ ƣu đãi luôn đƣợc điều chỉnh theo hƣớng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của hộ, thể hiện bằng các quy định về mức vốn vay tối đa mà mỗi hộ có thể đƣợc vay. Mức
vốn vay bình quân đối với hộ nghèo năm 2013 là 18,2 triệu đồng/1 hộ. Tăng 4,5 triệu đồng so với năm 2012. Tuy nhiên, mức vốn cho vay này phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn cho vay, việc phân bổ nguồn vốn và số hộ nghèo có nhu cầu vay vốn. Căn cứ vào việc phân bổ nguồn vốn cho vay, các tổ chức đoàn hội ở địa phƣơng tổ chức triển khai và bình xét hộ đƣợc vay. Nếu số hộ ƣu đãi nhiều thì số mức vốn vay thấp dần, nếu số hộ ƣu đãi ít thì mức vốn vay tăng dần, mức vốn vay đối với hộ không vƣợt quá mức tối đa quy định theo từng thời kỳ.
Bảng 3.9: Mức vốn cho vay đối với ƣu đãi hộ nghèo của NH CSXH huyện Yên Khánh giai đoạn 2011 - 2013
Mục đích cho vay Mức vốn vay/hộ
(triệu đồng) So sánh (%)
2011 2012 2013 12/11 13/12 BQ
Mức vốn cho vay BQ/hộ 15,4 17,5 20,8 113,6 118,9 116.3
Hộ nghèo 9 13,9 18,2 154,4 130,9 142.7
Nguồn: NH CSXH huyện Yên Khánh.
Hình 3.2 và bảng 3.9 cho ta thấy mức vốn cho vay hộ nghèo để xóa đói giảm nghèo có xu hƣớng tăng dần, khoảng 9 triệu năm 2011 lên 18,2 triệu đồng năm 2013.
0 5 10 15 20 25 2011 2012 2013 tr iệ u đồ ng Mức vốn cho vay BQ/hộ Hộ nghèo
Hình 3.2. Mức vốn cho vay bình quân so với bình quân cho hộ nghèo vay
Mức vốn cho vay tăng lên liên tục qua các năm nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất của các hộ nhƣng số khách hàng vay vốn thuộc chƣơng trình cho vay hộ nghèo lại giảm. Tổng số hộ nghèo đƣợc vay vốn năm 2011 là 4.945 hộ, năm 2013 là 2557 hộ giảm 51,7% so với năm 2011. Do tỷ lệ hộ nghèo trong huyện giảm từ 11,98 năm 2011 xuống còn 5,22 năm 2013 (Bảng 3.10 và hình 3.3)
Bảng 3.10: Mức vốn cho vay đối với hộ ƣu đãi theo các đơn vị nhận uỷ thác của NH CSXH giai đoạn 2011 - 2013
Mục đích cho vay Mức vốn vay/hộ
(triệu đồng) So sánh (%) 2011 2012 2013 12/11 13/12 BQ
Mức vốn cho vay BQ/hộ 16,8 18,7 20,9 110,9 111,8 111,4
Hội Nông dân 16,3 18,0 18,8 110,5 104,5 107,5
Hội Liên hiệp Phụ nữ 17,1 19,7 20,2 115,0 102,5 108,8
Hội Cựu Chiến binh 16,7 18,6 18,8 111,1 101,1 106,1
Đoàn thanh niên 15,4 16,9 16,9 109,8 100 104,9
Nguồn: NH CSXH huyện Yên Khánh.
0 5 10 15 20 25 Triệu đồng Mức vốn cho vay BQ/hộ Hội Nông dân Hội Liên hiệp Phụ nữ Hội Cựu Chiến binh Đoàn thanh niên 2011 2012 2013
Hình 3.3. Mức vốn cho vay cho các đối tượng vay theo tổ chức trung gian (tổ chức chính trị xã hội tại địa phương
Mức vốn cho vay đối với các đối tƣợng diện vay ƣu đãi thông qua các tổ chức chính trị xã hội tại địa phƣơng khá đồng đều và cao hơn mức vốn cho vay bình quân. Các hộ vay vốn ƣu đãi thông qua các tổ chức này thì có mức vốn cao hơn khi vay vốn trực tiếp với Ngân hàng vì cho vay qua các tổ chức thì có rủi ro tín dụng thấp hơn và hiệu quả hơn. Trong đó, cho vay thông qua Hội phụ nữ là có mức vốn cho vay bình quân cao nhất trên 20 triệu đồng một hộ năm 2013. Các tổ chức khác có mức vốn cho vay chênh lệch không đáng kể. Và xu hƣớng chung là tăng dần mức vốn cho vay theo các năm và cao nhất là năm 2013.
3.4.2.2. Quy trình cho vay
Đối với mỗi một nguồn vốn tín dụng khác nhau thì mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng, cá nhân với hộ ƣu đãi trong việc giao dịch có sự khác nhau. Ở Ngân hàng NN&PTNT thì việc giao dịch với hộ ƣu đãi qua hai hình thức: đó là giao dịch trực tiếp và một phần lớn giao dịch gián tiếp thông qua các tổ chức CTXH vì đối tƣợng phục vụ của họ là ngƣời nghèo không có tài sản thế chấp, nên để vay đƣợc vốn họ phải dựa vào các tổ chức CTXH ở xã thông qua tín chấp bán phần.
Phƣơng thức cho vay của Ngân hàng CSXH là không cần thế chấp tài sản, chủ yếu là cho vay gián tiếp (tín chấp) thông qua các tổ chức CTXH trong xã nhƣ Hội LHPN, Hội Nông dân, Hội CCB và Đoàn Thanh niên. Mối quan hệ giữa NH CSXH với hộ ƣu đãi vay vốn đƣợc biểu hiện thông qua hình 3.4
Hình 3.4. Quan hệ giữa NH CSXH với hộ nghèo vay vốn
NH CSXH
Các tổ chức CTXH
- Hội LHPN - Hội CCB - Đoàn TN - Hội Nông dân
Hộ nghèo vay vốn Tổ TK&VV
Quy trình cho vay vốn tín dụng đối với hộ trong diện ƣu đãi của NH CSXH đƣợc thực hiện qua 8 bƣớc theo đúng quy định. Thực tế trong quá trình thực hiện quy trình cho vay ở bƣớc 2 quá trình bình xét những hộ đủ điều kiện vay vốn thƣờng xảy ra mâu thuẫn do số hộ trong diện ƣu đãi có nhu cầu vay vốn nhiều trong khi đó số vốn cho vay của NH CSXH lại không thể đáp ứng hết. Đây là điều băn khoăn của hộ ƣu đãi. Mặt khác thời gian kể từ khi Tổ TK&VV gửi hồ sơ vay vốn đến NH CSXH cho đến khi NH tiến hành giải ngân thƣờng kéo dài điều này phụ thuộc vào thời điểm giải ngân của NH CSXH (Hình 2.1)
Hộ ưu đãi tham gia vay vốn tại NH CSXH huyện phải đảm bảo đầy đủ các thủ tục sau:
* Đơn tham gia vay vốn
* Biên bản họp triển khai vay vốn. * Giấy đề nghị vay vốn
* Phiếu thẩm định hộ thuộc diện ƣu đãi vay vốn * Quyết định cho vay đối với hộ (nhóm hộ)
3.4.2.3. Quản lý cho vay a. Lãi suất cho vay
Hoạt động cho vay vốn của NH CSXH đƣợc thực hiện theo từng chƣơng trình cho vay. Lãi suất cho vay quy định áp dụng đối với các chƣơng trình cho vay hộ nghèo. Lãi suất cho vay đƣợc quy định một cách ổn định, không phân biệt thời hạn vay, mức vốn vay, mục đích vay trong từng chƣơng trình (Hình 3.5).
Hình 3.5. Lãi suất cho vay theo các chương trình cho vay
Mức lãi suất đối với chƣơng trình cho vay hộ nghèo đƣợc áp dụng cho tất cả các mục đích cụ thể nhƣ chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh, sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN). Hiện lãi suất cho vay hộ nghèo 0,65%/tháng, tƣơng đƣơng 8,8%/năm, thông qua vốn vay ƣu đãi đã tạo điều kiện rất thuận lợi đối với hộ nghèo trong việc tiếp cận đối với vốn tín dụng cũng nhƣ tác động đến thu nhập. Lãi suất cho vay hộ nghèo đƣợc thể hiện tại bảng 3.11.
Bảng 3.11: Lãi suất cho vay ƣu đãi hiện hành.
Loại lãi suất cho vay %/tháng
Cho vay hộ nghèo 0,65
Nguồn: NH CSXH huyện Yên Khánh
Các quy định cho vay của NH CSXH đƣợc đánh giá là đơn giản, phù hợp với trình độ của hộ nghèo. Có tới 81,25% số hộ cho rằng lãi suất thấp và rất phù hợp đối với hộ nghèo hiện nay. Bên cạnh đó có 89,20% số hộ cho rằng điều kiện vay vốn thuận lợi, Theo báo cáo của NH CSXH huyện thì chỉ có khoảng 10,8% số hồ sơ xin vay vốn bị ngân hàng từ chối. Có thể thấy rằng NH CSXH đã cố gắng tối đa trong việc hỗ trợ, giải ngân vốn vay cho ƣu đãi hộ nghèo để họ có vốn sản xuất kinh doanh.
Phần lớn các hộ ƣu đãi cho rằng lãi suất, điều kiện vay vốn, thời hạn cho vay của NH CSXH là phù hợp. Tuy nhiên, có đến 44,20% hộ cho rằng tốc độ giải ngân của ngân hàng là chậm. Ngoài ra mức vốn cho vay cũng đƣợc đa số các hộ trả lời (75%) cho rằng mức cho vay hiện tại là tƣơng đối thấp. Ngân hàng cần chú ý xem xét đến hai vấn đề này nhằm tạo điều kiện cho hộ ƣu đãi trong việc sử dụng vốn và trả nợ (Bảng 3.12).
Bảng 3.12: Ý kiến hộ nghèo vay vốn ƣu đãi về các quy định cho vay Chỉ tiêu Vay vốn hộ nghèo Số hộ trả lời (hộ) Tỷ lệ (%) 1. Lãi suất Cao 0 - Trung bình 15 12,5 Thấp 105 87,5 2. Thời hạn cho vay
Ngắn 0 -
Trung bình 54 45
Dài 66 55
3. Điều kiện vay vốn
Dễ 114 95 Khó 6 5 4. Mức vốn vay Cao 6 5 Trung bình 60 50 Thấp 54 45 5. Giải ngân Nhanh 66 55 Chậm 54 45 6. Lệ phí khi giải ngân Có 0 - Không 120 100
b. Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay đƣợc quy định tuỳ thuộc vào từng chƣơng trình, mục đích cho vay cụ thể, tuỳ từng quy mô sản xuất kinh doanh. Đối với chƣơng trình cho vay hộ nghèo thì thời gian cho vay ngắn hạn đến 12 tháng và dài hạn từ 12 tháng đến 60 tháng cho tất cả các mục đích vay cụ thể và ổn định qua các năm. Tuy nhiên NH CSXH và hộ vay vốn thoả thuận thời gian vay vốn phụ thuộc vào:
- Mục đích sử dụng vốn
- Thời hạn thu hồi vốn của phƣơng án đầu tƣ (chu kỳ SXKD) - Khả năng trả nợ của ngƣời vay