b, Trách nhiệm hình sự
2.6.1. Danh xƣng kiểm toán viên ở Việt Nam
Ở Việt Nam, những người làm kiểm toán, sau khi đạt các tiêu chuẩn mà Bộ Tài chính đề ra, được tham gia thi và thi đỗ kỳ thi do Bộ Tài chính tổ chức sẽ được nhận một chứng chỉ mà người Việt Nam hay gọi là chứng chỉ kiểm toán viên. Những người có chứng chỉ này được hành nghề cung cấp cả dịch vụ kiểm toán và dịch vụ kế toán. Điều này hoàn toàn trái ngược với thông lệ quốc tế. Nếu như ở các nước trên thế giới, phạm vi của thuật ngữ “kế toán” rộng hơn “kiểm toán” thì ở Việt Nam ngược lại. Do đó, nếu như ở nước ngoài, “kế toán” bao gồm cả “kiểm toán” thì ở Việt Nam “kiểm toán” bao gồm “kế toán”. Nếu như ở nước ngoài, người có chứng chỉ kế toán viên công chứng hay kế toán viên hay kế toán viên hành nghề (gọi chung là CPA) được hành nghề cả kế toán, kiểm toán và tư vấn tài chính, tư vấn thuế…thì ở Việt Nam, kế toán viên hành nghề chỉ được hành nghề kế toán. Kiểm toán viên hành nghề có thể hành nghề kiểm toán hoặc kế toán.
Vì vậy, danh xưng kiểm toán viên của Việt Nam có sự phân biệt với chức danh kế toán viên. Sự phân biệt này, trước hết thể hiện ở tiêu chuẩn kiểm toán viên và kế toán viên; thể hiện ở các môn thi trong kỳ thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên hoặc kế toán viên; thể hiện ngay ở tên gọi và ký hiệu chứng chỉ. Ở Việt Nam, chứng
chỉ kiểm toán viên hành nghề được ký hiệu là KTV (viết tắt của “kiểm toán viên”) còn chứng chỉ chỉ kế toán viên hành nghề được ký hiệu là APC (viết tắt của “Accountant Public Certified”).