Cơ quan cấp phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 86)

b, Trách nhiệm hình sự

2.5.2. Cơ quan cấp phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam

Việt Nam. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài phát triển rất mạnh vì vốn dĩ hoạt động kiểm toán độc lập ở nước ngoài đã có bề dày lịch sử hàng trăm năm, việc họ phát triển mạnh hơn Việt Nam là điều tất yếu. Hiện nay, ở Việt Nam có 05 công ty kiểm toán có vốn đầu tư nước ngoài. Đó là các công ty TNHH Pricewaterhouse Coopers Việt Nam, KPMG Việt Nam, Ernst&Young Việt Nam, Mazars Việt Nam, Gran Thornton Việt Nam. Ngoài ra, còn có 22 công ty kiểm toán là thành viên các hãng kiểm toán quốc tế.

Sự có mặt của các công ty kiểm toán nước ngoài ở Việt Nam đã phần nào tạo ra sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam, nhất là trong điều kiện mở cửa thị trường kiểm toán hiện nay. Hiện tại, đó cũng chính là động lực để doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam phải nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động của mình nhằm cung cấp cho xã hội dịch vụ tốt nhất. Về lâu dài, thì chắc chắn số lượng các chi nhánh, các công ty thành viên của các hãng kiểm toán nước ngoài sẽ vào thị trường Việt Nam nhiều hơn nữa với tốc độ nhanh hơn.

2.5.2. Cơ quan cấp phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam Việt Nam

Luật Kiểm toán độc lập quy định Bộ Tài chính là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp kiểm toán Việt Nam.

Mô hình các nước cũng cho thấy việc cấp phép kiểm toán hầu hết cũng tập trung vào các cơ quan chuyên môn ở cấp quốc gia chứ không quản lý tản mạn ở các địa phương, như Singapore, Australia, Malaysia, Hà Lan,...” [13].

Tuy nhiên, chưa có quy định nào nói về trách nhiệm của cơ quan cấp phép này khi xảy ra sai phạm của doanh nghiệp kiểm toán. Họ cho phép doanh nghiệp kiểm toán được thành lập và hoạt động, thì về mặt logic, họ cũng phải có trách

nhiệm khi doanh nghiệp đó mắc sai phạm. Nhưng dường như đây là điểm chung của hệ thống pháp luật Việt Nam, chỉ quy định trách nhiệm của cá nhân, của doanh nghiệp chứ không quy định về trách nhiệm của cơ quan Nhà nước.

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)