b, Trách nhiệm hình sự
3.3.1. Hoàn thiện các quy định về doanh nghiệp kiểm toán
* Về loại hình doanh nghiệp kiểm toán
Theo Luật Kiểm toán độc lập, doanh nghiệp kiểm toán có thể được thành lập và hoạt động theo một trong các hình thức: công ty hợp danh, công ty TNHH 2TV trở lên, doanh nghiệp tư nhân.
Do tính chất đặc biệt của nghề nghiệp kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán khi cung cấp dịch vụ kiểm toán phải chịu trách nhiệm rất cao về hoạt động của mình, không chỉ về chuyên môn mà còn về đạo đức nghề nghiệp. Trách nhiệm đó không chỉ đối với khách hàng của họ mà còn đối với các bên liên quan, đến xã hội. Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân, các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động và các khoản nợ của công ty. Ở loại hình này, trách nhiệm của kiểm toán viên được yêu cầu rất cao, nên rất phù hợp với doanh nghiệp kiểm toán. Trong khi đó, ở loại hình công ty TNHH, thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp của mình. Khi xảy ra sai phạm lớn về kiểm toán, vượt quá số vốn của công ty thì trách nhiệm sẽ về ai? Do vậy, không nên quy định loại hình công ty TNHH là một loại hình của doanh nghiệp kiểm toán.
Ngoài ra, nếu so sánh với doanh nghiệp tư nhân thì loại hình công ty hợp danh có ưu điểm hơn hẳn là kết hợp được uy tín của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau.
Tóm lại, theo ý kiến tác giả, chỉ nên cho phép loại hình công ty hợp danh là phù hợp nhất với xu hướng chung của các nước trên thế giới.
* Về trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên hành nghề
Trong Luật Kiểm toán độc lập không có quy định về trách nhiệm mà chỉ có quy định về nghĩa vụ của kiểm toán viên hành nghề và của doanh nghiệp kiểm toán. Để nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán, trước hết phải có quy định về trách nhiệm của kiểm toán viên hành nghề, những người trực tiếp tham gia cuộc kiểm toán và đưa ra ý kiến trên báo cáo kiểm toán. Khi xảy ra sai phạm, họ phải thực hiện trách nhiệm với chính công việc của mình trước khi doanh nghiệp
kiểm toán phải đứng ra nhận trách nhiệm đối với khách hàng. Phải quy định rõ ràng trách nhiệm của doanh nghiệp và kiểm toán viên trong từng trường hợp cụ thể. Vì trong mỗi trường hợp cụ thể thì mức độ trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên lại khác nhau.
* Về việc hành nghề của kiểm toán viên bắt buộc phải hành nghề trong một doanh nghiệp kiểm toán.
Trên thế giới, kiểm toán viên, kế toán viên được hành nghề cá nhân khi người ta có đủ các điều kiện và tuân thủ mọi nghĩa vụ, trách nhiệm mà pháp luật ở quốc gia đó quy định. Việt Nam đã gia nhập WTO và từ ngày 1/1/2012 đã mở cửa thị trường dịch vụ kiểm toán; hơn nữa, các nước trên thế giới đang nỗ lực để tiến đến việc thừa nhận lẫn nhau (về chứng chỉ kế toán kiểm toán, khung chương trình đào tạo, dịch vụ kế kiểm toán....) giữa các nước. Tại nhiều cuộc họp hội đồng của Liên đoàn Kế toán các nước ASEAN, các tổ chức thành viên đã bàn rất nhiều về việc này. Việt Nam cũng đang nỗ lực không ngừng để được các nước thừa nhận. Việt Nam nên hướng đến quy định cho phép kiểm toán viên hành nghề cá nhân cho phù hợp với thông lệ các nước trên thế giới.
* Về kiểm tra, giám sát hoạt động của DNKT
Ở Việt Nam, VACPA dưới sự cho phép của Bộ Tài chính, đã tổ chức kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp kiểm toán theo những kế hoạch cụ thể trong từng năm. VACPA đã thực hiện rất tốt công tác này. Tuy nhiên, Việt Nam nên tham khảo mô hình tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động của Hoa Kỳ. “Ở Hoa Kỳ, việc kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán kiểm toán được thực hiện bởi 3 tổ chức khác nhau:
- Ủy ban Giám sát hoạt động kiểm toán cho các công ty đại chúng (Public Company Accounting Oversight Board – PCAOB). PCAOB là tổ chức phi lợi
nhuận, đối tượng giám sát tập trung vào khu vực tư. Mục tiêu của tổ chức này là bảo vệ lợi ích cộng đồng thông qua cung cấp báo cáo kiểm toán một cách minh bạch, trung thực. PCAOB không phải là tổ chức chính phủ nhưng có chức năng như tổ chức chính phủ. PCAOB có 5 thành viên, trong đó Chủ tịch PCAOB phải do SEC (Ủy ban Chứng khoán) chỉ định.
PCAOB sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ và bất thường đối với công ty kiểm toán đã đăng ký. Kiểm tra định kỳ thường là hàng năm đối với các công ty có phát hành báo cáo kiểm toán cho hơn 100 khách hàng và ít nhất 3 năm một lần đối với các công ty phát hành ít hơn 100 báo cáo kiểm toán.
Việc kiểm tra định kỳ nhằm đánh giá mức độ tuân thủ Luật Sarbanes-Oxley, tuân thủ các quy định của PCAOB, của ủy ban kiểm toán, tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán, phát hành báo cáo của các công ty kiểm toán. Theo Luật Sarbanes-Oxley, nội dung trong báo cáo kiểm tra liên quan đến các phê bình về các yếu kém trong hệ thống kiểm soát chất lượng của công ty sẽ không công bố rộng rãi đến công chúng nếu như công ty đã khắc phục các yếu kém này (và PCAOB hài lòng về việc khắc phục này) trong vòng 12 tháng kể từ ngày báo cáo. Tuy nhiên, các yếu kém này sẽ được công bố cho công chúng nếu như: (1) PCAOB không hài lòng về việc khắc phục của công ty; (2) công ty không đưa ra bằng chứng về việc khắc phục các yếu kém.
- Trung tâm chương trình Kiểm tra chéo các công ty kiểm toán cho các công ty đại chúng (Centre for Public Company Audit Firm Peer Review Program – CPCAF). CPCAF là một tổ chức hình thành trên cơ sở tự nguyện, thành viên là các công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ kiểm toán cho công ty đại chúng hay quan tâm đến việc kiểm toán cho các công ty đại chúng. Mục đích của tổ chức này là tăng cường chất lượng kiểm toán cho các cuộc kiểm toán ở các công ty đại chúng.
Chương trình kiểm tra chéo của CPCAF được thiết kế nhằm kiểm tra, đánh giá các dịch vụ của công ty kế toán, kiểm toán mà các dịch vụ này không thuộc
phạm vi kiểm tra của CPAOB. Chương trình này giúp các công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán đáp ứng các yêu cầu của nhà nước và của AICPA.
Các công ty được yêu cầu đăng ký với PCAOB và chịu sự giám sát của PCAOB bắt buộc phải đăng ký vào chương trình kiểm tra chéo của CPCAF và phải bị kiểm tra theo các chuẩn mực do ủy ban kiểm tra chéo của CACAF ban hành.
Các công ty không được yêu cầu đăng ký với PCAOB và không chịu sự giám sát của PCAOB có thể chọn đăng ký kiểm tra chéo theo chương trình của CPCAF hay của AICPA.Kết quả kiểm tra chéo của tất cả các công ty đăng ký theo chương trình của CPCAF sẽ được công bố cho công chúng. Chi phí phục vụ cho việc kiểm tra chéo từ sự đóng góp của các công ty kiểm toán đăng ký vào chương trình kiểm tra chéo. Mức phí đóng góp phụ thuộc vào quy mô của công ty kiểm toán.
- Hiệp Hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA).
Chương trình kiểm tra chéo do Hiệp Hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ đảm nhận với mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán và kiểm toán thông qua việc kiểm tra, giáo dục và đưa ra các biện pháp điều chỉnh.
Các cá nhân hay các công ty thực hiện các dịch vụ kế toán và kiểm toán ở Hoa Kỳ phải đăng ký vào chương trình giám sát chất lượng được công nhận.
Các cá nhân hay công ty đăng ký vào chương trình kiểm tra chéo của AICPA hoặc đăng ký vào chương trình kiểm tra chéo của Trung tâm các công ty kiểm toán cho các công ty đại chúng (CPCAF PRP) thì được xem là đã đăng ký vào chương trình giám sát chất lượng được công nhận.
Nếu đăng ký vào chương trình kiểm tra chéo của AICPA, cuộc kiểm tra sẽ thực hiện theo chuẩn mực do AICPA ban hành. Nếu đăng ký ở CPCAF PRP thì thực hiện theo các chuẩn mực do Ủy ban kiểm tra chéo của CPCAF ban hành.
Các dịch vụ phải được kiểm tra là các dịch vụ chịu sự chi phối của các chuẩn mực kiểm toán (SASs), các chuẩn mực về dịch vụ kế toán và dịch vụ soát xét (SSARS), các chuẩn mực cho dịch vụ xác nhận (SSAEs) và Chuẩn mực kiểm toán công (Government Auditing standards) được ban hành bởi GAO.
Hiện nay, Chương trình kiểm tra chéo của AICPA được phát triển và giám sát bởi AICPA và được quản lý bởi 41 tổ chức CPA cấp tiểu bang” [21].
* Về khung giá phí dịch vụ kiểm toán
Một khung giá phí thấp sẽ không đủ để thực hiện thủ tục kiểm soát chất lượng được thiết kế hoàn chỉnh, không thể có điều kiện làm việc tốt và phong cách chuyên nghiệp.
Có thể nói, việc chưa có quy định về khung giá phí kiểm toán đã gây ra rất nhiều vấn đề trong hoạt động của các doanh nghiệp kiểm toán chẳng hạn như cạnh tranh không lành mạnh thông qua giá phí thấp, chất lượng kiểm toán kém....Do vậy, cần phải có quy định, hướng dẫn về xác định khung giá phí dịch vụ kiểm toán để có thể kiểm soát được tình trạng giá phí kiểm toán quá thấp, ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Đồng thời, phải ban hành thêm các quy định có chế tài rõ ràng đối với các công ty kiểm toán chào giá phí cạnh tranh.
* Về xử lý sai phạm của doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên
- Cần có Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán độc lập. Theo đó, tất cả các hành vi vi phạm như không tuân thủ nguyên tắc hành nghề, không tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, gian dối trong đăng ký hành nghề kiểm toán...tùy mức độ mà phải bị xử phạt.
Trong đó, đặc biệt phải có các quy định về đánh giá , phân loại các sai sót, vi phạm của DNKT và kiểm toán viên; các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ và mức độ xử lý với từng loại vi phạm hoặc sai sót đó; phải có thêm quy định về việc lập
Hội đồng đánh giá và xử lý vi phạm của DNKT; về quy trình xử lý sai phạm của DNKT để tránh tình trạng xử lý một cách cảm tính, không công bằng.
- Cần Luật hóa thêm nhiều điều của Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp để các DNKT và kiểm toán viên bắt buộc phải tuân thủ.
* Về danh xưng kiểm toán viên
Cần phải xem xét lại quan niệm về danh xưng kiểm toán viên trong mối quan hệ với kế toán viên. Vì quan niệm ngược về kiểm toán và kế toán (như trên đã trình bày) nên danh xưng kiểm toán viên rất khác so với các nước khác. Dẫn đến quy định về các môn thi cấp chứng chỉ kiểm toán viên cũng khác. Theo quy định hiện hành, kỳ thi kiểm toán viên có 8 môn (pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp; Tài chính và quản lý Tài chính nâng cao; Thuế và quản lý thuế nâng cao; kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao; kiểm toán và dịch vụ có đảm bảo nâng cao; phân tích hoạt động tài chính nâng cao; tin học và ngoại ngữ) còn kỳ thi kế toán viên hành nghề có 5 môn (trừ môn kiểm toán, tin học và ngoại ngữ). Ý kiến của nhiều chuyên gia cho rằng ngay cả Bộ Tài chính, cơ quan đầu mối quản lý hoạt động kiểm toán độc lập, cũng có quan niệm ngược về kế toán – kiểm toán khi quy định như vậy. Mà quan niệm ngược này, đã hình thành từ lâu, thành một hệ thống. Đến nay, các nhà quản lý cũng đã nhận thấy “sự ngược” này nhưng thay đổi nó không phải đơn giản vì liên quan đến rất nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên, thay đổi quan niệm này là việc cần thiết để dẫn đến những thay đổi trong hành động.
* Về kiểm toán báo cáo tài chính các đơn vị có lợi ích công chúng