Tiêu chuẩn kiểm toán viên ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 98)

b, Trách nhiệm hình sự

2.6.2. Tiêu chuẩn kiểm toán viên ở Việt Nam

Ở Việt Nam, kiểm toán viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;

- Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.

Trường hợp người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận, đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam và có đủ các tiêu chuẩn quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 14 Luật Kiểm toán độc lập thì được công nhận là kiểm toán viên.

2.6.3. Cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề cho kiểm toán viên

Người có đủ các điều kiện sau đây được đăng ký hành nghề kiểm toán: - Là kiểm toán viên;

- Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu tháng trở lên; - Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức.

được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính, được gọi là kiểm toán viên hành nghề.

Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kiểm toán.

Quy định “Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức” về mục đích thì rất phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, nhưng thực tế quy định này còn nặng về hình thức, chưa thực chất. Các kiểm toán viên thực sự chưa có nhận thức tốt về vấn đề cập nhật kiến thức. Họ dường như bị bắt buộc và phải tham gia các lớp cập nhật kiến thức để đối phó với quy định này.

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)