Trách nhiệm của kiểm toán viên

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 48)

d, Đánh giá việc tuân thủ pháp luật của đối tượng kiểm toán

1.3.5 Trách nhiệm của kiểm toán viên

Do tính chất đặc biệt của nghề nghiệp, kiểm toán viên phải có trách nhiệm với khách hàng của họ, trách nhiệm đối với sai phạm của đơn vị được kiểm toán, trách nhiệm đối với công chúng, trách nhiệm pháp lý của bản thân kiểm toán viên.Trong đó, trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đối với sai phạm của đơn vị được kiểm toán chính là hai trách nhiệm thể hiện rõ nhất đặc trưng nghề nghiệp kiểm toán.

Trong quá trình hoạt động của một tổ chức, một đơn vị, có thể xảy ra một số sai phạm khiến cho tình trạng tài chính của họ không được phản ánh một cách trung thực, đầy đủ trong báo cáo tài chính.

Các sai phạm có nhiều hình thức khác nhau (như là định khoản sai, tính toán sai, lập chứng từ giả, ghi thiếu hoặc ghi trùng,..) với quy mô khác nhau theo nhiều mức độ khác nhau, mục đích khác nhau (che giấu lỗ, thổi phồng lợi nhuận, tạo lãi giả…).

Các hành vi sai phạm được chia thành 3 nhóm: sai sót, gian lận và không tuân thủ.

- Sai sót là “những lỗi không cố ý có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính” - Gian lận là “những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính” - Không tuân thủ là “những hành vi thực hiện sai, bỏ sót, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời hoặc không thực hiện pháp luật và các quy định dù là vô tình hay cố ý”.

Ở đây, trách nhiệm của kiểm toán viên đối với sai phạm của đơn vị được kiểm toán được giới hạn trong phạm vi các thủ tục kiểm toán cần thực thi để giúp họ đi đến một ý kiến về báo cáo tài chính. Những thủ tục này được quy định trong chuẩn mực kiểm toán cụ thể.

Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên

Các doanh nghiệp kiểm toán, các kiểm toán viên cung cấp dịch vụ kiểm toán theo yêu cầu của khách hàng, trên cơ sở ký kết hợp đồng dịch vụ. Khi đó, doanh nghiệp kiểm toán và các kiểm toán viên của họ phải có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ của mình với khách hàng. Nếu họ không hoàn thành nghĩa vụ, họ phải có trách nhiệm pháp lý đối với các bên liên quan. Trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên

được pháp luật của mỗi quốc gia xác định khác nhau, phù hợp với thông lệ quốc tế và pháp luật quốc gia. Kiểm toán viên phải gánh chịu trách nhiệm dân sư hoặc hình sự hoặc cả hai.

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)