Môi trƣờng pháp lý

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 62)

b, Trách nhiệm hình sự

2.2.1. Môi trƣờng pháp lý

Có thể nói, văn bản pháp lý đầu tiên xác lập cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam chính là Nghị định 07-CP ngày 29/1/1994 ban hành Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân. Sau đó, hệ thống các văn bản pháp luật và các chuẩn mực kiểm toán nói chung đã được xây dựng ngày càng đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế, đặc biệt là các quy định về doanh nghiệp kiểm toán đã được cụ thể hóa và hoàn thiện ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế, chuẩn mực quốc tế và đi vào cuộc sống, làm cơ sở cho hoạt động kiểm toán độc lập.

Giai đoạn đầu, từ năm 1991 đến năm 1998, khi kiểm toán độc lập mới hình thành, Chính phủ đã ban hành Nghị định hành Nghị định 07-CP ngày 29/1/1994 ban hành Quy chế về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân. Bộ Tài chính đã ban

hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 07-CP gồm: Thông tư 22- TC/CĐKT ngày 19/3/1994 hướng dẫn thực hiện Nghị định 07-CP; Quyết định 237/TC/QĐ/CĐKT ngày 19/3/1994 ban hành quy chế thi tuyển và cấp chứng chỉ kiểm toán viên.

Giai đoạn thứ hai, từ năm 1998 đến năm 2011, Nhà nước đã bãi bỏ quy định xét duyệt quyết toán tài chính, quyết toán thuế của các doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp phải kiểm toán trước khi công khai thông tin tài chính. Để đáp ứng được yêu cầu quản lý của Nhà nước, Chính phủ đã ban hành 3 Nghị định và Bộ Tài chính đã ban hành hàng loạt văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ. Qua các giai đoạn phát triển của nền kinh tế xã hội, hệ thống các văn bản pháp luật về kiểm toán độc lập đã liên tục được phát triển nhằm tiếp cận với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, góp phần thực hiện các cam kết hội nhập trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và thị trường tài chính theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập; hệ thống văn bản pháp lý về kiểm toán độc lập đã dần đi vào cuộc sống thực tế”.

Nếu như Nghị định O7/CP ngày 29/1/1994 của Chính phủ mới chỉ ban hành quy chế về kiểm toán độc lập thì Nghị định 105/NĐ-CP năm 2004 đã tạo ra hành lang pháp lý cho sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp kiểm toán. Theo đó, Bộ Tài chính đã ban hành 38 Chuẩn mực kiểm toán và Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Tháng 3 năm 2011 Luật Kiểm toán độc lập được Quốc hội thông qua đã tạo ra vị thế pháp lý cao hơn cho hoạt động kiểm toán độc lập nói chung và chính thức khẳng định vai trò của doanh nghiệp kiểm toán nói riêng ở một tầm mới.

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 62)