Các dịch vụ liên quan

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 34)

Theo chuẩn mực của IAASB, những dịch vụ có liên quan bao gồm kiểm tra theo thủ tục thỏa thuận và tổng hợp thông tin tài chính.

- Kiểm tra theo thủ tục thỏa thuận

Đây là dịch vụ mà kiểm toán viên có thủ tục thỏa thuận trước với người chịu trách nhiệm về thông tin cần được kiểm tra. Mức độ bảo đảm của dịch vụ này phụ thuộc vào thủ tục thỏa thuận. Dịch vụ này có sự giới hạn về phạm vi sử dụng, chỉ người nào hiểu thủ tục thỏa thuận và mức độ bảo đảm thì mới được sử dụng kết quả của dịch vụ này. Báo cáo kiểm toán trong dịch vụ này được lập dưới dạng “báo cáo các phát hiện kiểm toán” hay “báo cáo kết quả kiểm tra”, trong đó kiểm toán viên không đưa ra bất kỳ sự bảo đảm nào.

- Tổng hợp thông tin tài chính (lập báo cáo tài chính)

Doanh nghiệp kiểm toán có thể cung cấp dịch vụ với tư cách của người hành nghề kế toán khi giúp các đơn vị lập báo cáo tài chính.Khi kết thúc công việc, kiểm toán viên cũng phát hành báo cáo kết quả dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính nhưng người sử dụng phải hiểu rằng họ không cung cấp một sự bảo đảm là các báo cáo tài chính đã trình bày trung thực, hợp lý, phù hợp với chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán đã được xác định [15, tr. 553-557].

Ngoài các dịch vụ cơ bản theo chuẩn mực của IFAC như trên, thực tế thì các doanh nghiệp kiểm toán còn cung cấp cả dịch vụ tư vấn quản lý, thuế, tư vấn kế toán….

1.2.8.5 Chức năng của doanh nghiệp kiểm toán

Doanh nghiệp kiểm toán phải thực hiện các chức năng cơ bản của hoạt động kiểm toán, bao gồm:

a, Chức năng kiểm tra và thẩm định

Chức năng kiểm tra và thẩm định là chức năng cơ bản nhất của kiểm toán, vì vậy bất cứ doanh nghiệp kiểm toán nào cũng phải thực hiện chức năng này khi cung

cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng của họ. Đó là một hình thức kiểm tra các số liệu, thông tin tài chính sau khi các hoạt động tài chính đã diễn ra nhằm xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp lý, hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan, tổ chức.

Có nhiều cách để doanh nghiệp kiểm toán thực hiện chức năng kiểm tra, thẩm định của mình. Tùy theo mục tiêu xác định của mỗi cuộc kiểm toán, doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một cách thức khác nhau để có thể kiểm tra được độ tin cậy của các con số, các thông tin; tính trung thực, đúng đắn của các biểu mẫu, sổ sách báo cáo.

b, Chức năng tư vấn

Ngoài chức năng kiểm tra và thẩm định, doanh nghiệp kiểm toán còn có chức năng tư vấn, biểu hiện dưới hình thức các lời khuyên về mặt quản trị, về thuế, về hoạt động đầu tư…nhằm giúp cho khách hàng của họ khắc phục được những điểm yếu, phát huy thế mạnh để đạt được hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Ngày nay, chức năng tư vấn của doanh nghiệp kiểm toán có một ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nhu cầu được tư vấn từ phía các doanh nghiệp ngày càng tăng và thực tế cho thấy, doanh nghiệp kiểm toán là chủ thể thích hợp nhất để đưa ra các lời khuyên cho khách hàng của họ sau mỗi cuộc kiểm toán.

1.2.8.6 Nhiệm vụ của doanh nghiệp kiểm toán

Là chủ thể của hoạt động kiểm toán độc lập, mỗi doanh nghiệp kiểm toán khi được thành lập và hoạt động, phải thực hiện đầy đủ các chức năng của hoạt động kiểm toán.

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)