Quản lý, giám sát hoạt động kiểm toán độclập

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 28)

Trên thế giới, số lượng các vụ bê bối tài chính, các vụ kiện về kết quả kiểm toán đối với các kiểm toán viên độc lập ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Có những sự kiện lớn đã trở thành vụ việc điển hình cho sai phạm của kiểm toán, chẳng hạn như vụ Enron – Arthur Andersen của Hoa Kỳ.

Enron là một tập đoàn năng lượng hàng đầu của Hoa Kỳ, được thành lập từ năm 1985, hoạt động ở hơn 40 quốc gia trên thế giới với tổng giá trị tài sản lên tới 111 tỷ USD vào năm 2000, được xếp là tập đoàn lớn thứ bảy trong số 500 tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ . Lãnh đạo của Enron đã thực hiện các hành vi gian lận kế toán rất tinh vi để che giấu các khoản nợ và thổi phồng lợi nhuận trên báo cáo tài chính, lừa gạt các nhà đầu tư. Họ lập ra hàng trăm công ty con có mục đích đặc biệt ( Special Purpose Entity –SPE ) mà báo cáo tài chính không phải hợp nhất với báo cáo tài chính của Enron theo quy định của Hoa Kỳ tại thời điểm đó. Các công ty này thay Enron gánh chịu các khoản lỗ trong đầu tư thông qua việc ký kết các hợp đồng phòng ngừa rủi ro với các công ty con hoặc tạo ra các giao dịch mua bán tài sản ảo với công ty con để thổi phồng lợi nhuận của Enron. Mà tiền các công ty con thực hiện giao dịch với Enron là tiền vay ngân hàng do Enron bảo lãnh…..Rất nhiều thủ đoạn mà lãnh đạo Enron thực hiện đã đẩy giá cổ phiếu của Enron tăng lên cao, đem lại những món lợi khổng lồ cho các nhà quản lý của Enron. Nhưng Enron đã bất

ngờ tuyên bố phá sản vì mất khả năng thanh toán vào ngày 02/12/2001, đẩy cổ phiếu của Enron đang từ đỉnh cao 90USD (tháng 8/2000) xuống dưới 1 USD. Sự sụp đổ của Enron gây ảnh hưởng lớn đến xã hội và nghề nghiệp kiểm toán vì nó kéo theo sự sụp đổ của Arthur Andersen, một trong năm công ty kiểm toán hàng đầu thế giới lúc bấy giờ. Arthur Andersen đã kiểm toán cho Enron trong 16 năm và Arthur Andersen đã nhắm mắt làm ngơ trước sự gian lận tinh vi của Enron. Từ những sai phạm cuả Arthur Andersen, giới chuyên môn đã rút ra nhiều bài học cho lĩnh vực kiểm toán độc lập. Bên cạnh trách nhiệm của Arthur Andersen, phải kể đến vai trò mờ nhạt của Ủy ban Giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ (SEC). Trong vụ việc này đã thiếu vắng sự giám sát của SEC.Vì sự kiện này, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật Sarbanes-Oxley vào năm 2002. Một nội dung quan trọng được đưa ra trong đạo luật là thiết lập sự giám sát đối với hoạt động kiểm toán độc lập (kiểm toán báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khóan Hoa Kỳ) bằng việc thành lập Ủy ban Giám sát hoạt động kiểm toán các công ty niêm yết (PCAOB) trực thuộc SEC. Bên cạnh đó, đạo luật Sarbanes-Oxley cũng quy định rõ những trường hợp vi phạm tính độc lập trong cung cấp dịch vụ kiểm toán cho các công ty niêm yết. Việc ban hành luật Sarbanes-Oxley là một dấu mốc quan trọng đối với nghề nghiệp kiểm toán không chỉ ở Hoa Kỳ mà tầm ảnh hưởng của nó còn lan tỏa trên toàn thế giới.

Năm 2011, Pricewaterhouse Coopers (PwC - Anh) một trong bốn hãng kiểm toán lớn trên thế giới phải đối mặt với hành động pháp lý từ phía Cattles (một công ty cho vay tín dụng thứ cấp) sau khi bị cáo buộc sai phạm trọng yếu dẫn đến nhiều cảnh báo về lợi nhuận và khiến Công ty này gần như phá sản. Công ty Cattles cáo buộc rằng hãng PwC trong cuộc kiểm toán năm 2005 – 2007 cho Cattles đã có sai sót khi phân loại các khoản vay trong dài hạn, “các khoản vay này phải được xử lý giảm giá trị” , Cattles cho rằng trong thực tế, các khoản vay “bề ngoài” được dự phòng để thu hồi nợ nhưng lại được cho vào mục nợ xấu. Hiện nay, các cáo buộc của Cattles đang được điều tra và PwC đã gặp hàng loạt rắc rối trước khi phiên điều trần chính thức diễn ra.

Ngoài ra còn có hàng loạt sự vụ khác ngày càng nhiều thể hiện sai phạm của kiểm toán khiến giới chuyên môn đã đặt ra những dấu hỏi lớn về khả năng đáp ứng yêu cầu xã hội của nghề nghiệp kiểm toán. Người ta đã nghiên cứu và chỉ ra “khoảng cách giữa yêu cầu của xã hội và khả năng đáp ứng của ngành nghề” kiểm toán. Có hai nhân tố chính hình thành nên “khoảng cách” này, đó là khoảng cách do yêu cầu quá cao của xã hội đối với nghề nghiệp kiểm toán và khoảng cách do dịch vụ chưa hoàn hảo.

Nhằm giảm thiểu khoảng cách giữa yêu cầu xã hội và khả năng đáp ứng của nghề kiểm toán, một trong những giải pháp quan trọng được các chuyên gia đưa ra là giám sát hoạt động kiểm toán độc lập mà việc Hoa Kỳ ban hành đạo luật Sarbanes-Oxley chính là hành động tiên phong.

Theo luật Sarbanes-Oxley, kiểm toán viên cho các công ty niêm yết phải đăng ký với Ủy ban Giám sát hoạt động kiểm toán các công ty niêm yết (PCAOB) và đồng ý rằng các cuộc kiểm toán của họ chịu sự kiểm tra đều đặn của PCAOB. PCAOB có trách nhiệm quản lý việc đăng ký các công ty kiểm toán được phép kiểm toán cho các công ty niêm yết; thực hiện giám sát đối với các công ty này; thiết lập các quy định về kiểm soát chất lượng, đạo đức nghề nghiệp, tính độc lập của kiểm toán viên….

Sau Hoa Kỳ, một số quốc gia khác cũng thành lập các tổ chức giám sát hoạt động kiểm toán độc lập như: Anh thành lập Ủy ban Giám sát nghề nghiệp (Professional Oversight Board - POB) , Canada thành lập Ủy ban trách nhiệm xã hội (Canadian Public Accountability Board – CPAB), Đức thành lập Ủy ban giám sát kiểm toán (Auditor Oversight Commission – AOC).

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)