Lịch sử hình thành và vai trò của hoạt động kiểm toán độclập ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 60)

b, Trách nhiệm hình sự

2.1. Lịch sử hình thành và vai trò của hoạt động kiểm toán độclập ở Việt Nam

Hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam hình thành từ năm 1991 bắt đầu bằng việc thành lập 02 doanh nghiệp kiểm toán đầu tiên vào tháng 5/1991. Đó là công ty TNHH dịch vụ tư vấn và kiểm toán (AASC) và công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO).

Tính đến nay, kiểm toán độc lập đã trải qua hơn 20 năm hoạt động và phát triển . Tính đến 20/3/2012, ở Việt Nam có 152 công ty kiểm toán, trong đó có 142 công ty TNHH, 02 công ty hợp danh, 03 công ty có vốn đầu tư nước ngoài, 05 công ty 100% vốn nước ngoài . Sau 20 năm hoạt động, ngành kiểm toán độc lập của Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể, đã phát triển nhanh về số lượng và quy mô công ty cũng như năng lực chuyên môn và chất lượng dịch vụ, được xã hội thừa nhận. Trong 3 năm gần đây, kiểm toán BCTC là biện pháp không thể thiếu được để công khai, minh bạch thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán.

Thông qua dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ có liên quan, đặc biệt là kiểm toán BCTC, các công ty đã góp phần giúp các doanh nghiệp, tổ chức, các dự án quốc tế nắm bắt được kịp thời, đầy đủ và tuân thủ đúng các chính sách kinh tế, tài chính, loại bỏ được chi phí bất hợp lý, tạo lập được thông tin tin cậy, từng bước đưa công tác quản lý tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp vào nề nếp... Thông qua kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành, các doanh nghiệp kiểm toán đã giúp các đơn vị xác định giá trị vốn đầu tư đúng đắn, góp phần loại bỏ các chi phí

không hợp lý, hợp lệ, tiết kiệm chi phí đầu tư XDCB, góp phần làm lành mạnh hoá tài chính trong quản lý đầu tư XDCB.

Nhận thức rõ tác dụng của kiểm toán độc lập, trên thực tế nhiều Bộ, ngành và địa phương là cơ quan chủ quản đã yêu cầu và nhiều đơn vị HCSN như bệnh viện, trường học,...đã tự nguyện thuê kiểm toán BCTC. Ngoài hoạt động chính là kiểm toán và tư vấn, các doanh nghiệp kiểm toán đã giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo, phổ biến, hướng dẫn các chế độ, chính sách quản lý kinh tế tài chính, thuế, kế toán trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các dự án quốc tế, công ty cổ phần và doanh nghiệp mới thành lập.

Nhiều doanh nghiệp kiểm toán có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các trường đại học, các học viện, viện nghiên cứu và các câu lạc bộ… trong nước, tham gia giảng bài, hội thảo đóng góp vào việc truyền thụ kiến thức cho các lớp sinh viên mới, tham gia viết báo, tạp chí trong nước. Những việc làm này đã góp phần tích cực vào việc phát triển và truyền bá nghề nghiệp kế toán, kiểm toán độc lập tại Việt Nam.

Đối với dịch vụ tư vấn quản lý và tư vấn tài chính, đầu tư, thuế... đã được các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài triển khai khá tốt còn các công ty trong nước thì mới từng bước đầu tư, khai thác và phát triển các dịch vụ này.Các doanh nghiệp kiểm toán cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, trợ giúp, tư vấn cho người nước ngoài và tổ chức quốc tế hiểu biết về luật pháp, chính sách thuế, tài chính, kế toán của Việt Nam hoặc giúp người Việt Nam hiểu biết thông lệ, chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế. Đó là nhân tố làm rút ngắn tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế của Việt Nam.

Ngoài nhiệm vụ kinh doanh, các doanh nghiệp kiểm toán, đặc biệt là các doanh nghiệp kiểm toán quốc tế, đã rất tích cực đóng góp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam, xây dựng các khuôn khổ pháp lý của hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam.

Đặc biệt, sau khi có thị trường chứng khoán, kiểm toán độc lập càng thể hiện được vai trò quan trọng của mình.Theo Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2004, Quyết định 76/2004/QĐ-BTC ngày 22/9/2004 và Quyết định 89/2007/QĐ-BTC ngày 24/10/2007, Bộ Tài chính yêu cầu các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán phải có báo cáo tài chính được kiểm toán bởi doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận. Báo cáo kiểm toán là sản phẩm của một cuộc kiểm toán, mà qua đó các kiểm toán viên đưa ra ý kiến kết luận về tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính của doanh nghiệp trên cơ sở phù hợp với chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán Việt Nam. Với báo cáo kiểm toán, các nhà đầu tư chứng khoán có thể định giá doanh nghiệp, định giá cổ phiếu để ra quyết định đầu tư vì báo cáo tài chính được kiểm toán phần nào thể hiện rằng doanh nghiệp có hệ thống kế toán tài chính minh bạch và chuẩn mực. Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp tự nguyện thực hiện kiểm toán để khẳng định giá trị công ty thông qua báo cáo kiểm toán, nhất là khi có kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý của doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam. Luận văn ThS. Luật (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)