HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1 Hệ thống hóa kiến thức

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN K6 (Trang 84)

1. Hệ thống hóa kiến thức

- Thông thường, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than được dùng như sau: + Dấu chấm được đặt cuối câu trần thuật.

+ Dấu chấm hỏi được đặt cuối câu nghi vấn.

+ Dấu chấm than được đặt cuối câu cầu khiến, câu cảm thán.

- Ngoài ra, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than còn được dùng trong một số trường hợp sau:

+ Dấu chấm được đặt cuối câu cầu khiến.

+ Dấu chấm hỏi và dấu chấm than được đặt trong ngoặc đơn vào sau một ý hay một từ để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ ngữ đó.

2. Luyện tập

- Vận dụng kiến thức đã học để xác định đúng các kiểu câu, đặt dấu câu vào chỗ thích hợp và nêu công dụng.

- So sánh cách dùng các dấu câu để thấy được mục đích diễn đạt. - Phát hiện lỗi trong cách sử dụng dấu câu và nêu cách chữa lỗi.

3. Hướng dẫn tự học

Tìm các ví dụ về việc sử dụng nhiều dấu câu trong một văn bản tự chọn.

TỔNG KẾT PHẦN VĂNI – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Hệ thống hóa kiến thức cơ bản của các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức

- Nội dung, nghệ thuật của các văn bản.

- Thể loại, phương thức biểu đạt của các văn bản.

2. Kĩ năng

- Nhận biết ý nghĩa, yêu cầu và cách thức thực hiện các yêu cầu của bài tổng kết. - Khái quát, hệ thống văn bản trên các phương diện cụ thể.

- Cảm thụ và phát biểu cảm nghĩ cá nhân.

III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1. Hệ thống hóa kiến thức 1. Hệ thống hóa kiến thức

- Hệ thống văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6 phản ánh hai chủ đề chính: truyền thống yêu nước và lòng nhân ái.

- Lập bảng tổng kết các văn bản đã học về các phương diện: tác giả, tác phẩm, nội dung, đặc điểm nghệ thuật, thể loại, phương thức biểu đạt và chủ đề.

- Lập bảng liệt kê những văn bản thể hiện truyền thống yêu nước và những văn bản thể hiện lòng nhân ái của dân tọc.

- Lập bảng tổng kết các văn bản truyện về các phương diện: tên văn bản, nhân vật chính, vị trí, đặt điểm, ý nghĩa của nhân vật chính.

2. Luyện tập

- Sự khác nhau về đặc điểm thể loại giữa các văn bản: truyện dân gian, truyện trung đại, văn bản nhật dụng.

- Sự giống nhau về phương thức biểu đạt của truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại: có cốt truyện, nhân vật,…

- Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật mà em thích nhất, lí giải vì sao em thích nhân vật đó.

3. Hướng dẫn tự học

- Đọc bảng tra cứu các yếu tố Hán Việt và ghi nhớ những từ khó hiểu, từ mới. - Lập bảng ôn tập ở nhà theo hướng dẫn trong SGK.

TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂNI – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Củng cố kiến thức về đặc điểm các phương thức biểu đạt đã học, bố cục một bài văn.

- Ôn lại kiến thức về văn miêu tả, tự sự.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức

- Hệ thống kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học. - Đặc điểm và cách thức tạo lập các kiểu văn bản.

- Bố cục của các loại văn bản đã học.

2. Kĩ năng

- Nhận biết các phương thức biểu đạt đã học trong các văn bản cụ thể.

- Phân biệt được ba loại văn bản: tự sự, miêu tả, hành chính – công vụ (đơn từ). - Phát hiện lỗi sai và sửa về đơn từ.

III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1. Hệ thống hóa kiến thức 1. Hệ thống hóa kiến thức

- Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

- Các kiểu văn bản và đặc điểm của chúng.

- Bố cục của một bài văn miêu tả và bài văn tự sự.

2. Luyện tập

- Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong một vài đoạn văn cụ thể. - Xác định bố cục của văn bản.

- Phân tích các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.

3. Hướng dẫn tự học

Lập bảng hệ thống các phương thức biểu đạt thể hiện qua các bài văn đã học.

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU(DẤU PHẨY) (DẤU PHẨY) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Củng cố kiến thức và cách sử dụng dấu phẩy đã được học.

Lưu ý: Học sinh đã học về dấu phẩy ở Tiểu học.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức

Công dụng của dấu phẩy.

2. Kĩ năng

- Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu phẩy.

- Lựa chọn và sử dụng đúng dấu phẩy trong khi viết để đạt được mục đích giao tiếp.

III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1. Hệ thống hóa kiến thức 1. Hệ thống hóa kiến thức

Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. Cụ thể là:

- Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ. - Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.

- Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. - Giữa các vế của một câu ghép.

2. Luyện tập

- Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu văn cụ thể.

- Điền thêm các từ ngữ có cùng chức vụ (chủ ngữ, vị ngữ) vào chỗ trống trong các câu văn cụ thể.

- Thêm bộ phận chú thích cho một số từ ngữ trong các câu văn cụ thể. - Nhận xét về cách dùng dấu phẩy trong một số câu văn cụ thể.

3. Hướng dẫn tự học

- Tìm một số ví dụ sử dụng dấu phẩy hiệu quả, đạt được mục đích giao tiếp. - Tìm một số ví dụ sử dụng dấu phẩy sai chức năng và sửa lại cho đúng.

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG(Phần Văn và Tập làm văn) (Phần Văn và Tập làm văn) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Biết thêm về một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và kế hoạch bảo vệ môi trường ở địa phương mình.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức

Vẻ đẹp, ý nghĩa của một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương.

2. Kĩ năng

- Thực hiện các bước chuẩn bị và trình bày nội dung về di tích lịch sử (danh lam thắng cảnh) ở địa phương.

- Quan sát, tìm hiểu, ghi chép thông tin cụ thể về đối tượng. - Trình bày trước tập thể lớp.

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN K6 (Trang 84)