TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1 Kiến thức

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN K6 (Trang 50)

1. Kiến thức

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi

- Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.

- Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích. 2. Kĩ năng

- Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả. - Phân tích các nhân vật trong đoạn trích.

- Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả. III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

Tô Hoài sinh năm 1920, là nhà văn thành công trên con đường nghệ thuật từ trước Cách Mạng Tháng Tám 1945, có nhiều tác phẩm viết cho thiêu snhi

Bài học đường đời đầu tiên trích từ truyện Dế Mèn phiêu lưu kí- Tác phẩm được xuất

bản lần đầu vào năm 1941. 2. Đọc – hiểu văn bản a) Nội dung

- Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn

- Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết cho Dế Choắt.

- Dế Mèn hối hận và rút ra bài học cho mình: “ Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ” không chỉ mang vạ cho người khác mà còn mang vạ cho mình.

b) Nghệ thuật

- Kể chuyện kết hợp với miêu tả

- Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ - Sử dụng hiệu quả các phép tu từ

- Lựa chọn lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh. c) Ý nghĩa văn bản

Đoạn trích nêu lên bài học: tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác hay khiến ta ân hận suốt đời.

3. Hướng dẫn tự học

- Tìm đọc truyện Dế Mèn phiêu lưu kí

- Hiểu nhớ được ý nghĩa và nghệ thuật độc đáo của văn bản Bài học đường đời đầu

tiên

PHÓ TỪ

I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Nắm được các đặc điểm của phó từ - Nắm được các loại phó từ.

II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức

- Khái niệm Phó từ

+ Ý nghĩa khái quát của phó từ

+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ ( khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ)

- Các loại phó từ 2. Kĩ năng

- Nhận biết phó từ trong văn bản - Phân biệt các loại phó từ

- Sử dụng phó từ để đặt câu III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung

- Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ,

tính từ.

- Các loại phó từ

+ Phó từ đứng trước động từ, tính từ: thường bổ sung ý nghĩa về quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.

+ Phó từ đứng sau động từ, tính từ: thường bổ sung ý nghĩa về mức độ, khả năng, kết quả và hướng.

- Tìm các phó từ trong câu và xác định ý nghĩa của phó từ.

- Thuật lại một sự việc, chỉ ra phó từ trong đoạn văn đó và cho biết mục đích của việc sử dụng phó từ.

3. Hướng dẫn tự học

- Nhớ khái niệm phó từ, các loại phó từ

- Nhận diện được phó từ trong các câu văn cụ thể.

TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ

I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Biết được hoàn cảnh cần sử dụng văn miêu tả. - Những yêu cầu cần đạt đối với một bài văn miêu tả - Nhận diện và vận dụng văn miêu tả trong khi nói và viết. II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

1. Kiến thức

- Mục đích của miêu tả - Cách thức miêu tả 2. Kĩ năng

- Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả

- Bước đầu xác định được nội dung của một đoạn văn hay bài văn miêu tả, xác định đặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả trong đoạn văn hay bài văn miêu tả. IV- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

- Văn miêu tả: giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh……làm cho những cái đó như hiện liên trước mắt người đọc, người nghe.

- Một trong những năng lực cần thiết cho việc làm văn miêu tả là quan sát. 2. Luyện tập

- Tìm một đoạn văn miêu tả trong những văn bản đã học, xác định nội dung đoạn văn, đặc điểm của đối tượng miêu tả.

- Tìm được những chi tiết tiêu biểu khi miêu tả một đối tượng cụ thể - Tìm hiểu tác dụng của các chi tiết miêu tả trong một đoạn văn cụ thể. 3. Hướng dẫn tự học

- Nhớ khái niệm văn miêu tả

- Tìm và phân tích một đoạn văn miêu tả tự chọn.

SÔNG NƯỚC CÀ MAU

( Trích Đất rừng Phương Nam – ĐOÀN GIỎI) I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Bổ sung kiến thức về tác giả và tác phẩm văn học hiện đại.

- Hiểu và cảm nhận sự phong phú và độc đáo của thiên nhiên sông nước Cà Mau, qua đó thấy được tình cảm gắn bó của tác giả đối với vùng đất này.

- Thấy được hình thức nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong đoạn trích. II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

1. Kiến thức.

- Sơ giản về tác giả và tác phẩm Đất rừng Phương Nam

- Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người một vùng đất phương Nam - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn trích.

2. Kĩ năng

- Nắm bắt nội dung văn bản hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết minh. - Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản

- Nhận bết các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN K6 (Trang 50)