HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1 Tìm hiểu chung.

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN K6 (Trang 45)

1. Tìm hiểu chung.

- Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.

- Các loại tính từ: tính từ chỉ đặc điểm tương đối ( có thể kết hợp với các từ chỉ mứcđộ); tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối ( không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ) - Tính từ và cụm tính từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Khả năng làm vị ngữ

của tính từ hạn chế hơn động từ.

- Cụm tính từ ở dạng đầy đủ nhất gồm ba phần:

+ Phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất, sự khẳng định hay phủ định…..

+ Phần trung tâm luôn là một tính từ.

+ Phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất……

Lưu ý: Cấu tạo của cụm tính từ có thể có đầy đủ ba phần, có thể vắng phần phụ trước hoặc phần phụ sau, nhưng phần trung tâm bao giờ cũng phải có.

2. Luyện tập.

- Nhận xét về việc sử dụng tính từ chỉ mức độ trong việc miêu tả diễn biến sự viêc ở một văn bản cụ thể.

3. Hướng dẫn tự học.

- Nhận xét về ý nghĩa của phụ ngữ trong cụm tính từ. - Tìm cụm tính từ trong một đoạn đã học.

- Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của tính từ, cụm tính từ trong câu.

THẦY THUỐC GIỎI CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG.( Nam Ông mộng lục – HỒ NGUYÊN TRỪNG) ( Nam Ông mộng lục – HỒ NGUYÊN TRỪNG) I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện.

- Hiểu nét đặc sắc của tình huống gay cấn của truyện. - Hiểu thêm về cách viết truyện trung đại.

II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.1. Kiến thức. 1. Kiến thức.

- Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị thái ý lệnh.

- Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại: gần với kí ghi chép sự kiện. - Truyện nêu cao gương sáng của bậc lương ý chân chính.

2. Kĩ năng.

- Đọc – hiểu văn bản truyện trung đại.

- Phân tích được các sự việc cụ thể y đức của vị thái ý lệnh trong truyện. - Kể lại được truyện

III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN. 1. Tìm hiểu chung.

- Hồ Nguyên TRừng ( 1374- 1446), con trai trưởng của Hồ Quý Ly, là người đức độ và tài năng. Khi giặc Minh xâm lược nước ta ông là người hăng hái chống giặc cuus nước.

- Nam Ông mộng lục là tác phẩm thể hiện tấm lòng của Hồ Nguyên Trừng luôn nặng lòng với quê hương xứ sở trong những năm thánh phải sống trên đất khách quê người. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng được rút ra từ cuốn sách này.

2. Đọc – hiểu văn bản a) Nội dung

- Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị thái y lệnh; chẳng những giỏi về chuyên môn mà quan trọng hơn ông có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh, ốm đau không phân biệt sang hèn.

- Niềm hạnh phúc của vị thái y lệnh. b) Nghệ thuật.

- Tạo nên tình huống truyện gay cấn

- Sáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh, đối chiếu.

- xây dựng đối thoại sắc sảo có tác dụng làm sáng lên chủ đề truyện ( nêu cao gương sáng về một bậc lương y chân chính)

c) Ý nghĩa văn bản.

- Truyện ca ngợi vị thái y lệnh không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh.

- Câu chuyện là bài học về ý đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau. 3. Hướng dẫn tự học

- Nhớ những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện - Tập kể lại truyện

- Đọc và tìm hiểu thêm về y đức.

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( Phần tiếng Việt) RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ

I-MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Biết được một số lỗi chính tả thường mắc phải ở địa phương

- Sửa được một sô lỗi chính tả do ảnh hưởng của phát âm địa phương - Tránh sai chính tả trong khi nói và viết.

II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức

Một số lỗi chính tả do phát âm sai thường thấy ở địa phương 2. Kĩ năng

Sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng cách phát âm ở địa phương III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

- Có thể nhận ra tiếng nói của các vùng miền dựa vào cách phát âm - Cách phát âm sai chuẩn thường dẫn đến cách viết không đúng chính tả 2. Luyện tập

- Nghe đọc và xác định các từ đọc sai phụ âm đầu, sai phần vần, sai phần thanh. - Nghe đọc và viết đúng chuẩn chính tả một đoạn văn bản

- Nhận ra được các lỗi chính tả trong một văn bản đã sửa lại

- Điền vào chỗ trống; tìm từ theo yêu cầu; viết đoạn văn co chứa các từ dễ mắc lỗi chính tả.

Thống kê các từ địa phương phát âm không đúng với chuẩn tiếng việt.

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Củng cố những kiến thức đã học ở học kì I về tiếng việt - Vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động giao tiếp II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

Củng cố kiến thức về cấu tạo của từ Tiếng Việt, từ mượn nghĩa của từ, lỗi dùng từ, từ loại và cụm từ.

2. Kĩ năng

Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn; chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn

III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Hệ thống hóa kiến thức

Dùng sơ đồ để khái quát những kiến thức đã học ở HKI về Tiếng Việt - Cấu tạo của từ

- Nghĩa của từ

- Phân loại từ theo nguồn gốc - Từ loại và cụm từ

- Lỗi dùng từ. 2. Luyện tập

- Chỉ rõ từ đơn, từ phức ( từ ghép, từ láy) trong một đoạn văn cụ thể.

- Xác định nghĩa của từ được sử dụng trong câu ( nghĩa gốc, nghĩa chuyển)

- Xác định từ mượn được sử dụng trong một đoạn trích đã học và nhận xét về tác dụng của chúng.

- Vẽ mô hình cấu tạo của từng cụm từ đã học, hco ví dụ minh họa. 3. Hướng dẫn tự học

Vận dụng những kiến thức tiếng Việt đã học để chữa lỗi dùng từ trong bài tập làm văn gần nhất: lặp từ, lẫn lộn các từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa.

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

I- MỨC ĐỘ CẤN ĐẠT

- Nắm được mục tiêu, yêu cầu của việc tìm hiểu truyện kể dân gian và sinh hoạt văn hóa dân gian của địa phương.

- Biết liên hệ, so sánh với phần văn học dân gian để thấy sự khác nhau của hai loại truyện kể dân gian và sinh hoạt văn hóa dân gian

II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.1. Kiến thức 1. Kiến thức

Một số truyện kể dân gian và sinh hoạt văn hóa dân gian ở địa phương 2. Kĩ năng

Kể chuyện dân gian đã sưu tầm hoặc giới thiệu; biểu diễn một trò chơi dân gian hoặc sân khấu hóa một truyện cổ dân gian đã học

III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung.

Trao đổi về một số truyện dân gian đã học hoặc một số truyện dân gian ở địa phương hoặc những sinh hoạt văn hóa dân gian của địa phương ( chọi gà, chọi trâu, đấu vật, hát quan họ….)

2. Luyện tập

- Đọc các văn bản đã sưu tầm được, giới thiệu nguồn gốc - Giới thiệu một số trò chơi dân gian.

3. Hướng dẫn tự học

Viết bài giới thiệu về một trò chơi dân gian ở địa phương.

BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí – TÔ HOÀI) ( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí – TÔ HOÀI)

I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN K6 (Trang 45)