1. Kiến thức
Tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự. 2. Kĩ năng
- Tự xây dựng được dàn bài kể chuyện tưởng tượng - Kể chuyện tưởng tượng.
III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Củng cố kiến thức.
Nhắc lại các đặc điểm của kể chuyện tưởng tượng và vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2. Luyện tập
- lập dàn ý cho một bài văn kể chuyện tưởng tượng. - Viết thành văn từng phần theo dàn bài hci tiết. - Tập nói theo dàn bài chi tiết đã chuẩn bị, lưu ý: + Chọn vị trí để kể chuyện đối diện với người nghe.
+ Lựa chon hình thức biểu cảm qua ngôn ngữ nói, ngữ điệu nói, điệu bộ phù hợp. - Lắng nghe, nhận xét ưu, nhược điểm và những hạn chế, những điểm cần khắc phục
trong phần kể của bạn.
- Lắng nghe góp ý kiến để điều chỉnh bài nói của mình. 3. Hướng dẫn tự học
Lập dàn ý cho một bài kể chuyện tưởng tượng và tập kể theo dàn ý đó
CON HỔ CÓ NGHĨA
( Lân Trì kiến văn lục – VŨ TRINH)
I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Có hiểu biết bước đầu về loại truyện trung đại
- Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa truyện “ Con hổ có nghĩa” - Hiểu, cảm nhận một số nét chính trong nghệ thuật viết truyện trung đại. II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức.
- Đặc điểm thể loại truyện trung đại.
- Ý nghĩa đề cao đạo lí, nghĩa tình ở truyện “ Con hổ có nghĩa”
- Nét đặc sắc của truyện: kết cấu truyện đơn giản và sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản truyện trung đại
- Phân tích để hiểu ý nghĩa của hình tượng “ con hổ có nghĩa” - Kể lại được truyện
III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung
- Truyện văn xuôi viết bằng chữ Hán thời kì trung đại có nội dung phong phú và thường mang tính giáo huấn, cách viết khoogn giống hẳn với truyện hiện đại. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
- Tác giả Vũ Trinh ( 1759 – 1828), người trấn Kinh Bắc, làm quan dưới thời nhà Lê, nhà Nguyễn.
2. Đọc – hiểu văn bản a) Nội dung
- Cái nghĩa và mức độ thể hiện cái nghĩa của con hổ với bà đỡ Trần + Cách mời bà đỡ Trần đến đỡ đẻ cho hổ cái: xông đến cõng
+ Hành động, cử chỉ của hổ đực: bảo vệ, giữ gìn bà ( “ hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu”)
+ Cách đền ơn, đáp nghĩa của hổ đực: cung kính, lưu luyến tặng bà một cục bạc để bà sống qua năm mất mùa đói kém.
- Cái nghĩa và mức độ thể hiện cái nghĩa của con hổ với bác tiều: + Hổ gặp nạn ( hóc xương) và được bác tiều móc xương, cứu sống.
+ Hổ đền ơn bác tiều: khi bác còn sống, hổ mang nai đến để trả ơn; khi bác tiều mất, hổ tỏ lòng xót thương, đến dụi đầu vào quan tài, từ đó đến ngày giỗ thì mang dê, lợn đến tế.
b) Nghệ thuật
- Sử dụng nghệ thuật nhân hóa, xây dựng hình tượng mang ý nghĩa giáo huấn.
- Kết cấu truyện có sự nâng cấp khi nói về cái nghĩa của hai con hổ nhằm tô đậm tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
c) Ý nghĩa văn bản.
Truyện đề cao giá trị làm người: con vật còn có nghĩa huống chi con người 3. Hướng dẫn tự học.
- Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc. - Viết đoạn văn phát biểu suy nghĩ của mình sau khi đọc xong truyện.
ĐỘNG TỪ
I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được các đặc điểm của động từ. - Nắm được các loại động từ.