TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1/ Kiến thức

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN K6 (Trang 26)

-Hai cách kể - hai thứ tự kể kể “xuôi”, kể “ngược”. - Điều kiện cần có khi kể “ngược”.

2/ Kĩ năng

-Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung. -Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình.

III/ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1/ Tìm hiểu chung 1/ Tìm hiểu chung

-Thứ tự kể trong văn tự sự là trình tự kể các sự việc, bao gồm kể “xuôi” và kể “ngược”.

-Sự khác nhau giữa cách kể “xuôi” – kể “ ngược”.

+ Kể “xuôi” là kể các sự việc liên tiếp nhau theo trình tự trước sau, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.

+ Kể “ngược” là kể các sự việc theo trình tự không gian, đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước , sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó để gây bất ngờ , gây chú ý hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật.

Lưu ý: Trong kể “ngược” , yếu tố hồi tưởng đóng vai trò quan trọng.

-Thứ tự kể “xuôi”, kể “ngược” phải phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung.

2/ Luyện tập:

-Lập dàn ý cho một đề văn kể chuyện theo ngôi kể (ngôi một hoặc ngôi ba). -Xác định thứ tự kể, ngôi kể, vai trò của yếu tố hồi tưởng trong câu chuyện. -Nhận xét về việc lựa chọn ngôi kể , thứ tự kể trong một tác phẩm văn học. 3/ Hướng dẫn tự học:

-Tập kể xuôi, kể ngược một truyện dân gian

-Chuẩn bị cho bài viết số 2 bằng cách lập 2 dàn ý đề văn theo hai ngôi kể.

ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG(Truyện ngụ ngôn) (Truyện ngụ ngôn)

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

-Có hiểu biết bước đầu về truyện ngụ ngôn

-Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện Ếch ngồi đáy giếng -Năm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.

II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG1/ Kiến thức 1/ Kiến thức

-Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn. -Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn .

-Nghệ thuật đặc sắc của truyện: Mượn chuyện loài vật để nói chuyện con người , ẩn bài học triết lí, tình huấn bất ngờ, hài hước, độc đáo.

2/ Kĩ năng

-Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.

-Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. -Kể lại được truyện.

III/ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1/ Tìm hiểu chung 1/ Tìm hiểu chung

Ngụ ngôn là những truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần , mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc chuyện về chính con người để nói bóng gió , kín đáo khuyên nhủ, răn dạy con người một bài học nào đó trong cuộc sống.

2/ Đọc –hiểu văn bản a/ Nội dung

-Sự việc chính của truyện : Ếch sống trong giếng đã lâu ngày, nó cư nghĩ mình là chúa tể, trời mưa to, đưa ếch dềnh lên đưa ếch ra ngoài , nó đi lại nghênh ngang, cuối cùng bị trâu dẫm bẹp.

-Bài học nhận thức được rút ra:

+ Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh.

+ Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác bởi những kẻ đó sẽ bị trả giá đắt, có khi bằng cả mạng sống.

+ Phải biết hạn chế của mình và phải mở rộng tầm hiểu biết bằng nhiều hình thức khác nhau.

b/ Nghệ thuật:

-Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống.

- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc.. -Cách kể bất ngời, hài hước, kín đáo.

c/ Ý nghĩa văn bản:

Ếch ngồi đáy giếng ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết , không chủ quan, kiêu ngạo.

3/ Hướng dẫn tự học:

-Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc . -Tìm hai câu trong văn bản mà em cho là quan trọng nhất trong việc thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện.

-Đọc thêm các truyện ngụ ngôn khác.

THẦY BÓI XEM VOI(Truyện ngụ ngôn) (Truyện ngụ ngôn)

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

-Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện Thầy bói xem voi. -Hiểu một số nét chính về nghệ thuạt của truyện ngụ ngôn II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1/ Kiến thức

-Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn. -Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện ngụ ngôn .

-Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo 2/ Kĩ năng

-Đọc – hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.

-Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế. -Kể diễn cảm truyện Thầy bói xem voi

III/ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1/ Tìm hiểu chung 1/ Tìm hiểu chung

Đọc kỹ truyện, tìm hiểu bố cục và nội dung từng phần, tìm hiểu chú thích, xác định nhân vật, tình huống xem voi.

2/ Đọc –hiểu văn bản a/ Nội dung

-Cách xem voi của các thấy bói:

+ Xem voi theo cách của người mù: Sờ vào một bộ phận nào đó của voi, người sờ vói, người sờ ngòi, người sờ tai, người sờ chân, người sờ đuôi.

+ Phán đúng được bộ phận nhừng không đúng về bản chất và toàn thể. -Thái độ của mỗi thầy bói với ý kiến của các thầy bói khác:

+ Lời nói thiếu khách quan: khẳng định ý kiến của mình, phủ định ý kiến của người khác

+ Hành động sai lầm: xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu. b/ Nghệ thuật:

Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, sâu sắc -Dựng đối thoại, dựng nên tiếng cười hài hước kín đáo -Lặp lại các sự việc.

-Nghệ thuật phóng đại c/ Ý nghĩa văn bản:

Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một vật sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện.

3/ Hướng dẫn tự học:

-Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc .

-Nêu ví dụ về trường hợp đã nhận định, đánh giá sự vật hay con người một cách sai lầm theo kiểu “Thầy bói xem voi” và hậu quả của việc đánh giá sai lầm này.

ĐEO NHẠC CHO MÈO(Truyện ngụ ngôn) (Truyện ngụ ngôn)

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

-Bổ sung kiến thức về truyện ngụ ngôn.

-Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyện đeo nhạc cho mèo. -Năm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN K6 (Trang 26)