LỢN CƯỚI, ÁO MỚI (Truyện cười)

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN K6 (Trang 35)

II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

LỢN CƯỚI, ÁO MỚI (Truyện cười)

(Truyện cười)

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

-Có hiểu biết bước đầu về truyện cười.

-Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật gây cười của truyện. -Kể lại được truyện.

II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG1/ Kiến thức 1/ Kiến thức

-Khái niệm truyện cười.

-Đặc điểm, thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong Lợn cưới áo mới.

-Ý nghĩa chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe khoang, hợm hĩnh chỉ làm trò cười cho thiên hạ.

-Những chi tiết miêu tả điệu bộ , hành động, ngôn ngữ của nhân vật, lố bịch, trái tự nhiên.

2/ Kĩ năng

-Đọc – hiểu truyện cười.

-Nhận ra các chi tiết gây cười của truyện -Kể lại câu chuyện.

III/ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1/ Tìm hiểu chung 1/ Tìm hiểu chung

-Thói khoe khoang, học đòi trong thực tế đời sống. -Tình huống gây cười của truyện.

2/ Đọc –hiểu văn bản a/ Nội dung

-Nhân vật: người khoe lợn, kẻ khoe áo – những nhân vật khoe của, thích học đòi. -Những nhân vật lố bịch thể hiện thái độ của tác giả dân gian phê phán, mỉa ai thói khoe của một số người:

+ Biểu hiện qua hành vi:tất tưởi đi khoe lợn cưới; mặc áo mới đứng hóng ở cửa, đợi người khen áo mới, giơ vạt áo.

+ Biểu hiện qua lời nói: anh khoe lợn hỏi thăm để tìm lợn cưới, anh có áo mới cố tình ghép vào câu trả lời về lợn sổng để khoe áo đang mặc.

b/ Nghệ thuật:

-Tạo tình huống truyện gây cười.

-Miêu tả điệu bộ, hành động ngôn ngữ khoe rất lố bịch của hai nhân vật. -Sử dụng biện pháp nghệ thuật phóng đại.

c/ Ý nghĩa văn bản:

Truyện phê phán, chế giễu những người có tính hay khoe của – một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.

3/ Hướng dẫn tự học:

-Nhớ định nghĩa về truyện cười. -Kể diễn cảm câu chuyện.

-Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình sau khi học xong truyện.

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN K6 (Trang 35)