Đánh giá, xếp loại Tổng kết, dặn dò.

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN K6 (Trang 71)

- Tổng kết, dặn dò. 3. Hướng dẫn tự học

- Nhớ đặc điểm của thể thơ năm chữ. - Nhớ một số vần cơ bản.

- Nhận diện được thể thơ năm chữ.

- Sưu tầm một số bài thơ viết theo thể thơ này hoặc sáng tác thêm các bài thơ năm chữ.

LÒNG YÊU NƯỚC(I. Ê-REN-BUA) (I. Ê-REN-BUA) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu được tư tưởng và lòng yêu nước qua một bài tùy bút- chính luận. - Nhận biết được nét đăc sắc về nghệ thuật của bài tùy bút- chính luận này.

II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức

- Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương và được thể hiện rõ nhất trong hoàn cảnh gian nan thử thách. Lòng yêu nước trở thành sức mạnh, phẩm chất của người anh hùng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

- Nét chính về nghệ thuật của văn bản.

2. Kĩ năng

- Đọc diễn cảm một bài văn chính luận giàu chất trữ tình: giọng đọc vừa rắn rỏi, dứt khoát,

vừa mềm mại, dịu dàng, tràn ngập cảm xúc.

- Nhận biết và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm.

- Đọc- hiểu văn bản tùy bút có yếu tố miêu tả kết hợp với biểu cảm. -Trình bày được suy nghĩ, tình cảm của bản thân về đất nước mình. III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

- I-li-a Ê-ren-bua(1891-1962) là nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Liên Xô.

- Lòng yêu nước được trích từ bài báo Thử lửa, viết vào tháng 6 năm 1942- thời kì khó khăn nhất của nhân dân Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức xâm lược.

2 . Đọc- hiểu văn bản

a, Nội dung

- Nguồn gốc của lòng yêu nước: lòng yêu nước là một tình cảm lớn loa, bắt nguồn từ tình yêu những gì bình thường nhất. Lòng yêu nước là lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu thiên nhiên, yêu mảnh đất quê hương.

- Hoàn cảnh thử thách để tình yêu nước bộc lộ rõ nhất: trong cuộc chieens chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc.

b, Nghệ thuật

- Kết hợp chính luận với trữ tình.

- Kết hợp sự miêu tả tinh tế, chọn lọc những hình ảnh tiêu biểu của từng miền với biểu hiện cảm xúc tha thiết, sôi nổi và suy nghĩ sâu sắc.

- Cách lập luận của tác giả khi lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước lô-gic và chặt chẽ.

c, Ý nghĩa văn bản

Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc nhất nơi nhà, xóm, phố, quê hương. Lòng yêu nước trở nên mảnh liệt trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đó là bài học thấm thía mà nhà văn I-li-a Ê-ren-bua truyền tới.

2. Hướng dẫn tự học

- Đọc kĩ văn bản nhớ những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong văn bản. - Hiểu được những biểu hiện của lòng yêu nước.

- Liên hệ với lịch sử của đất nước ta qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

LAO XAO

(Trích Tuổi thơ im lặng- DUY KHÁN) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim trong văn bản.

- Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động, hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong văn bản.

- Cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.

II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức

- Thế giới các loài chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê miền Bắc.

- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ở làng quê trong bài văn.

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu bài hồi kí- tự truyện có yếu tố miêu tả.

- Nhận biết được chất dân gian được sử dụng trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này.

III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

- Duy Khán (1934-1993) quê ở Bắc Ninh, là nhà văn trưởng thành trong thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Lao xao được trích từ tác phẩm Tuổi thơ im lặng của Duy Khán.

2 . Đọc – hiểu văn bản

a, Nội dung

- Cảnh chớm hè ở miền quê với những hình ảnh đặc sắc, phong phú về các loài cây, loài hoa, loài vật.

- Thế giới các loài chim ở làng quê phong phú và đẹp đẽ, có cả chim hiền lẫn chim ác.

b, Nghệ thuật

- Nghệ thuật miêu tả tự nhiên, sinh động và hấp đẫn. - Sử dụng nhiều yếu tố dân gian như đồng dao, thành ngữ. - Lời văn giàu hình ảnh.

- Việc sử dụng các phép tu từ giúp hình dung cụ thể hơn về đối tượng được miêu tả.

c, Ý nghĩa văn bản

Bài văn đã cung cấp những thông tin bổ ích và lí thú về đặc điểm một số loài chim ở làng quê nước ta, đồng thời cho thấy mối quan tâm của con người với loài vật trong thiên nhiên. Bài văn đã tác động đến người đọc tình cảm yêu quý các loài vật quanh ta, bồi đắp thêm tình yêu quê đất nước

3. Hướng dẫn tự học

- Đọc kĩ văn bản, nhớ được các chi tiết, hình ảnh miêu tả tiêu biểu về các loài chim. - Nhớ được các câu đồng dao, thành ngữ trong văn bản.

- Tìm hiểu thêm các văn bả khác về làng quê Việt Nam.

CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀI – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm được khái niệm loại câu trần thuật đơn có từ là.

- Biết sử dụng hiệu quả câu trần thuật đơn có từ là trong nói và viết.

II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức

- Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là. - Các kiểu câu trần đơn có từ là.

2.Kĩ năng

- Nhận biết được câu trần thuật đơn có từ là và xác định được các kiểu cấu tạo câu trần thuật đơn có từ là trong văn bản.

- Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu trần thuật đơn có từ là. - Đặt câu trần thuật đơn có từ là.

III-HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:1. Tìm hiểu chung: 1. Tìm hiểu chung:

- Câu trần thuật đơn có từ là là câu có vị ngữ do từ là kết hợp với danh từ hoặc cụm từ, động từ hoặc cụm động từ,tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành; khi biểu thị ý phủ định, vị ngữ kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.

-Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là gồm có: + Câu định nghĩa.

+ Câu giới thiệu. + Câu miêu tả. + Câu đánh giá.

2. Luyện tập:

- Xác định câu trần thuật đơn có từ là; xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu trần thuật đơn có từ là; cho biết kiểu cấu tạo của câu trần thuật đơn có từ là đó.

- Đặt câu trần thuật đơn có từ là. 3. Hướng dẫn tự học:

- Nhớ đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là và các kiểu câu của loại câu này. - Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là và cho biết tác dụng của câu trần thuật đơn có từ là.

ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÍ

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Nắm được nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện kí, hiện đại đã học.

- Hình thành những hiểu biết sơ lược về các thể truyện,kí trong loại hình tự sự. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức

- Nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học.

2. Kĩ năng

- Hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp kiến thức về truyện và kí đã được học.

- Trình bày được những hiểu biết và cảm nhận mới, sâu sắc của bản thân về thiên nhiên, đất nước, con người qua các truyện, kí đã học.

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN K6 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w