CHÂN, TAY,TAI, MẮT, MIỆNG (truyện ngụ ngôn)

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN K6 (Trang 31)

II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

CHÂN, TAY,TAI, MẮT, MIỆNG (truyện ngụ ngôn)

(truyện ngụ ngôn)

I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

-Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt Miệng. -Hiểu một số nét chính về nghệ thuật của truyện.

II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG1/ Kiến thức 1/ Kiến thức

-Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt Miệng. - Nét đặc sắc của truyện: cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.

2/ Kĩ năng

-Đọc – hiểu truyện ngụ ngôn theo đặc trưng, thể loại. -Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện

-Kể lại được truyện

III/ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1/ Tìm hiểu chung 1/ Tìm hiểu chung

-Thể loại của truyện: ngụ ngôn.

-Đề tài của truyện: mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người 2/ Đọc –hiểu văn bản

a/ Nội dung

-Sự việc chính của truyện: Chân, Tay, Tai, Mắt Miệng đình công, đòi bình đẳng trong việc hưởng thụ với miệng. Kết quả là chính họ phải chịu hậu quả của việc miệng không được ăn: chẳng những miệng nhợt nhạc, hai hàm khô cứng mà cả chân, tay, tai, mắt, cũng không cất mình lên được.

-Bài học rút ra từ truyện:

+ Đóng góp mỗi cá nhân với cộng đồng khi họ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bản thân mình.

+ Hành động ứng xử của mỗi người vừa tác động đến chính họ lại vừa tác động đến tập thể.

b/ Nghệ thuật:

-Sử dụng nghệ thuật ẩn dụ (mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người).

Truyện nêu bài học về vai trò của mỗi thành viên trong cộng đồng.

Vì vậy, mỗi thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt mà cần đoàn kết, nương tựa, gắn bó vào nhau để cùng tồn tại và phát triển.

3/ Hướng dẫn tự học:

-Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc. -Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và kể tên những truyện ngụ ngôn đã học.

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN K6 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w