1/ Kiến thức
-Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì.
-Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.
2/ Kĩ năng
-Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì -Phân tích các sự kiện trong truyện.
-Kể lại được câu chuyện. III/ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1/ Tìm hiểu chung
-Ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện dân gian Nga, Đức được Pu-skin viết lại bằng 205 câu thơ (tiếng Nga).
-Kết cấu sự kiện trả ơn trong truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng. 2/ Đọc – hiểu văn bản
a/ Nội dung
-Ca ngợi người có tấm lòng nhân hậu và người có nghĩa tình sau trước , biết ơn đối với người nhân hậu .
+ Ông lão đánh cá bắt được con cá vàng và thả cá vàng mà không hề đòi hỏi. + Cá vàng bốn lần trả ơn cho ông lão đánh cá.
-Bài học đối với mụ vợ tham lam của ông lão đánh cá: điều kì diệu đã không xảy ra khi mụ đòi hỏi cá vàng phải biến mụ thành Long Vương và cá vàng phaior làm theo ý muốn của mụ.
b/ Nghệ thuật:
-Tạo nên sự hấp dẫn cho truyện bằng các yếu tố tưởng tượng , hoang đường qua hình tượng cá vàng.
-Có kết cấu sự kiện vừa lặp lại vừa tăng tiến.
-Xây dựng hình tượng nhân vật đối lập, mang nhiều ý nghĩa,
-Kết thúc tác phẩm : Ông lão đánh cá và con cá vàng không giống các truyện cổ tích thông thường ở chỗ phần lớn các truyện cổ tích đều có kết thúc có hậu , còn ở truyện này kết thúc lại quay trở lại hoàn cảnh thực tế.
c/ Ý nghĩa văn bản
Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và nêu bài học đích đáng cho những kẻ tham lam , bội bạc.
3/ Hướng dẫn tự học:
-Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện bằng ngôi thứ nhất theo đúng trình tự các sự việc .
Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một chi tiết đặc sắc trong truyện.
THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
I/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Kể “xuôi” kể “ngược” theo nhu cầu thể hiện. II/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG