HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1 Hệ thống hóa kiến thức:

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN K6 (Trang 76)

1. Hệ thống hóa kiến thức:

- Dù tả cảnh hay tả người thì cũng phải lựa chọn được các chi tiết, hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu, sau đó trình bày theo một thứ tự nhất định. Muốn tả sinh động, cần phải biết liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh.

- Các bước để làm bài văn miêu tả: xác định đối tượng cần tả; quan sát,lựa chọn các chi tiết tiêu biểu; trình bày kết quả quan sát theo một trình tự hợp lí.

- Dàn ý khái quát của một bài văn tả cảnh: + Mở bài: giới thiệu đối tượng được tả.

+ Thân bài: tả chi tiết đối tượng.

+ Kết bài: nêu suy nghĩ của bản thân về đối tượng được tả.

2. Luyện tập

- Tìm các chi tiết miêu tả trong một đoạn văn.

- Lựa chọn chi tiết tiêu biểu và lạp dàn ý cho bài văn miêu tả.

- Sử dụng các phép tu từ, các kiểu câu đã học trong khi làm văn miêu tả. - Nhận diện được đoạn văn miêu tả và đoạn văn tự sự.

- Viết một bài văn miêu tả theo yêu cầu.

3. Hướng dẫn tự học

- Nhớ đước các bước làm một bài văn miêu tả. - Nhớ dàn ý của một bài văn miêu tả.

- Lập dàn ý và viết một bài văn miêu tả.

CẦU LONG BIÊN – CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ(Theo THÚY LAN) (Theo THÚY LAN)

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học tập văn bản này.

- Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua một bài bút kí có nhiều yếu tố hồi kí.

- Tăng thêm hiểu biết và tình yêu đối với cầu Long Biên và các cây cầu có ysnghiax làm nhân chứng khác trên đất nước và ở mỗi vùng miền; từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm với quê hương, đất nước đối với các di tích lịch sử.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức

- Khái niệm văn bản nhật dụng.

- Cầu Long Biên là “chứng nhân lịch sử” của thủ đô, chứng kiến cuộc sống đau thương mà anh dũn của dân tộc ta.

- Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật trong bài.

2. Kĩ năng

- Biết đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu cảm theo dòng hồi tưởng.

- Bước đầu làm quen với kĩ năng đọc – hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là một bài bút kí mang nhiều yếu tố hồi kí.

- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm, lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước.

III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1. Tìm hiểu chung 1. Tìm hiểu chung

- Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại, hoặc chỉ kiểu văn bản; nói đến văn bản nhật dụng là nói đến tính chất nội dung của văn bản đó. Đó những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết với cuộc sống con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại; văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản.

- Cầu Long Biên là một công trình giao thông ở thủ đô Hà Nội bắc qua sông Hồng.

2. Đọc – hiểu văn bản

a) Nội dung

- Lịch sử cầu Long Biên.

- Cầu Long Biên đã chứng kiến những thời kì lịch sử: + Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. + Độc lập và hòa bình của thủ đô sau năm 1954.

+ Kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.

- Trong cuộc sống hiện nay, cầu Long Biên là nhịp cầu của tình hòa bình, hữu nghị và thân thiện.

b) Hình thức

- Kết hợp thuyết minh với miêu tả, tự sự và biểu cảm. - Nêu số liệu cụ thể.

- Sử dụng phép so sánh, nhân hóa.

c) Ý nghĩa văn bản

Bài văn đã cho thấy ý nghĩa lịch sử trọng đại của cầu Long Biên: chứng nhân đau thương và anh dũng của dân tộc ta trong chiến tranh và sức mạnh vươn lên của đất nước ta trong sự nghiệp đổi mới. Bài văn là chứng nhân cho tình yêu sâu nặng của tác giả đối với cầu Long Biên cũng như đối với thủ đô Hà Nội.

3. Hướng dẫn tự học

- Đọc kĩ văn bản, nhớ được những chi tiết tiêu biểu, những hình ảnh đặc sắc trong bài.

- Hiểu ý nghĩa “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên. - Sưu tầm một số bài viết, tranh ảnh về cầu Long Biên.

CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ VÀ VỊ NGỮI – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm được các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ. - Biết tránh các lỗi trên.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức

- Lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ. - Cách chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ.

2. Kĩ năng

- Phát hiện ra các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ. - Sửa được lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ.

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN K6 (Trang 76)