TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 1 Kiến thức

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN K6 (Trang 41)

1. Kiến thức

- Khái niệm động từ

+ Đặc điểm ngữ pháp của động từ ( khả năng kết hợp của động từ, chức vụ ngữ pháp của động từ)

- Các loại động từ. 2. Kĩ năng

- Nhận biết động từ trong câu

- Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái. - Sử dụng động từ để đặt câu

III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung

- Động từ là từ chỉ những hành động, trạng thái của sự vật.

- Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn. hãy, chớ, đùng….để tạo thành cụm động từ.

- Chức vụ ngữ pháp của động từ.

+ Chức vụ điển hình của động từ là chủ ngữ. Trong trường hợp này động từ thường mất hết khả năng kết hợp với các từ sẽ, đang, cũng, vẫn. hãy, chớ, đùng….

- Dựa vào vị trí trong cụm động từ và ý nghĩa khái quát của từ, động từ được chia thành hai loại:

+ Động từ tình thái ( thường đòi hỏi động từ khác đi kèm)

+ Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm hai loại nhỏ: động từ chỉ hành động và động từ chỉ trạng thái.

2. Luyện tập.

- Tìm các động từ trong một đoạn văn đã học và cho biết các động từ ấy thuộc loại nào.

- Tìm các động từ chỉ hành động, trạng thái và đặt câu với các động từ ấy. - Nêu nhận xét và tìm ví dụ về khả năng kết hợp của động từ với các từ khác. 3. Hướng dẫn tự học.

- Đặc câu và xác định chức vụ ngữ pháp của động từ trong câu - Luyện viết chính tả một đoạn truyện đã học.

- Thống kê các động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái trong bài chính tả.

CỤM ĐỘNG TỪ

I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Nắm được đặc điểm của cụm động từ. Lưu ý: HS đã học về động từ ở Tiểu học.

II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

- Nghĩa của cụm động từ

- Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ.

- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau cụm động từ.

2. Kĩ năng.

Sử dụng cụm động từ.

III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

- Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ phụ thuộc nó tạo thành. - Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ.

Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.

- Chức vụ ngữ pháp của c ụm động từ trong câu giống như động từ. + làm chủ ngữ: cụm động từ không có phụ ngữ đứng trước.

+ làm vị ngữ.

- Cấu tạo đầy đủ của cụm động từ gồm có ba phần:

+ Phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động, sự phủ định hoặc khẳng định hành động.

+ Phần trung tâm: luôn là động từ.

+ Phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng , hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện, cách thức hành động,…..

Lưu ý: cấu tạo của cụm động từ có thể có đầy đủ ba phần, có thể vắng phần trước hoặc phần sau, nhưng phần trung tâm bao giờ cũng phải có.

2. Luyện tập.

- Tìm các cụm động từ trong câu

- Thêm phụ ngữ trước hoặc sau động từ để tạo thành cụm động từ - Điền cụm động từ vào mô hình cụm động từ

- Nhận xét về ý nghĩa của phụ ngữ trong cụm động từ. - Đặt câu có cụm động từ.

3. Hướng dẫn tự học.

- Nhớ các đơn vị kiến thức về động từ.

- Tìm cụm động từ trong một đoạn truyện đã học.

- Đặt câu có sử dụng cụm động từ, xác định cấu trúc cụm động từ

MẸ HIỀN DẠY CON

( ÔN NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC Và TỬ AN TRẦN LÊ NHÂN biên dịch) I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Hiểu cách viết truyện gần với viết kí, viết sử ở thời trung đại. II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC , KĨ NĂNG.

1. Kiến thức

- Những hiểu biết bước đầu về Mạnh Tử - Những sự việc chính trong truyện - Ý nghĩa của truyện

- Cách viết truyện gần với viết kí ( ghi chép sự việc), viết sử ( ghi chép chuyện thật) ở thời trung đại.

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu văn bản truyện trung đại Mẹ hiền dạy con - Nắm bắt và phân tích được các sự kiện trong truyện - Kể lại được truyện.

III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN1. Tìm hiểu chung. 1. Tìm hiểu chung.

- Truyện được tuyển dịch từ sách Liệt nữ truyện của Trung Quốc được Ôn Như Nguyễn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân dịch. Truyện nổi tiếng xưa nay ở Trung Quốc cũng như ở nước ta.

- Mạnh Tử là bậc hiền triết nổi tiếng của Trung Hoa thời Chiến Quốc. Ông được suy tôn là Á Thánh của đạo Nho ( vị thánh thứ hai sau Khổng Tử)

- Đọc, tìm bố cục và các sự việc chính; tìm hiểu phần chú thích trong sgk. 2. Đọc – Hiểu văn bản.

a) Nội dung

- Suy nghĩ và hành động của bà mẹ về môi trường giáo dục con thành người.

- Suy nghĩ và hành động của bà mẹ và phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân. Bà mẹ thầy Mạnh Tử - một người mẹ tuyệt vời; yêu con, thông minh, khéo léo, nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con, giáo dục con thành bậc vĩ nhân.

b) Nghệ thuật.

- Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với năm sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh Tử.

- Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động đối với người đọc.

c) ý nghĩa

- Truyện nêu cao tác dụng của môi trường sống đối với sự hành thành và phát triển nhân cách của trẻ.

- Vai trò của bà mẹ trong việc dạy dỗ con nên người. 3. Hướng dẫn tự học.

- Kể lại truyện

- Nhớ nét chính về nội dung và nghệ thuật truyện

- Suy nghĩ về đạo làm con của mình sau khi học xong truyện Mẹ hiền dạy con. TÍNH TỪ VÀ CỤM ĐỘNG TỪ.

I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Nắm được các đăch điểm của tính từ và cụm tính từ. - Nắm được các loại tính từ.

Lưu ý: Học sinh đã học về tính từ ở Tiểu học. II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 1. Kiến thức.

- Khái niệm Tính từ.

+ Ý nghĩa khái quát của tính từ.

+ Đặc điểm ngữ pháp của tính từ ( khả năng kết hợp của tính từ, chức vụ ngữ pháp của tính từ)

- Các loại tính từ. - Cụm tính từ.

+ Nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau cụm tính từ. + Nghĩa của cụm tính từ.

+ Chức năng ngữ pháp của cụm tính từ. + Cấu tạo đầy đủ của cụm tính từ. 2. Kĩ năng

- Nhận biết tính từ trong văn bản.

- Phân biệt tính từ chỉ đặc điểm tương đối với tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối. - Sử dụng tính từ, cụm tính từ trong nói và viết.

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN K6 (Trang 41)