Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa.

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN K6 (Trang 59)

- Sử dụng được phép nhân hóa trong nói và viết. III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

- Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

- Các kiểu nhân hóa:

+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

+Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

+Trò chuyện xưng hô đối với vật như đối với con người.

- Tác dụng của phép nhân hóa:làm cho lời văn, lời thơ có tính biểu cảm cao.

2 . Luyện tập

- Nhận biết các kiểu nhân hóa.

- Tìm hiểu tác dụng của phép nhân hóa qua một số câu văn hoặc đoạn văn đã học. - Đặt câu, viết đoạn văn miêu tả có sử dụng phép nhân hóa.

2. Hướng dẫn tự học

- Nhớ khái niệm nhân hóa.

- Viết đoạn văn miêu tả có sử dụng phép nhân hóa.

PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu được phương pháp làm bài văn tả người. - Rèn kĩ năng làm bài văn tả người theo thứ tự.

II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức

Cách làm bài vă tả cảnh, bố cục, thứ tự miêu tả; cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người.

3. Kĩ năng

- Quan sát và lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả. - Trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một trình tự hợp lí. - Viết một đoạn văn, bài văn tả người.

- Bước đầu có thể trình bày miệng một đoạn hoặc một bài văn tả người trước tập thể lớp.

III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

- Những bước cơ bản để làm một bài văn tả người: + Xác định đối tượng miêu tả, quan sát.

+ Trình bày những điều quan sát được theo một trình tự. - Bố cục của bài văn tả người gồm ba phần:

+ Mỏ bài: giới thiệu người được tả.

+ Thân bài: tả chi tiết theo một thứ tự ( ngoại hình, cử chỉ, lời nói,…) + Kết bài: phát biểu cảm tưởng về người được tả.

2. Luyện tập

- Quan sát, lựa chọn chi tiết và xác định trình tự miêu tả thích hợp khi viết một bài văn tả người.

- Lập dàn y cho một bài văn tả người.

3. Hướng dẫn tự học

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN K6 (Trang 59)