HƯỚNG DẪN THƯC HIÊN 1 Tìm hiểu chung

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN K6 (Trang 53)

1. Tìm hiểu chung

- Đoàn Giỏi ( 1925 – 1989) quê ở Tiền Giang, là nhà văn thường viết về thiên nhiên và con người Nam Bộ

- Sông nước cà Mau trích từ tác phẩm Đất rừng Phương Nam - một tác phẩm thành

2. Đọc – hiểu văn bản a) Nội dung

- Thiên nhiên vùng Sông nước Cà Mau có một vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã.

- Cuộc sống của con người ở chợ Năm Căn tấp nập, trù phú, độc đáo. b) Nghệ thuật

- Miêu tả từ bao quát đến cụ thể

- Lựa hconj từ ngữ gợi hình, chính xác kết hợp với việc sử dụng các phép tu từ. - Sử dụng ngôn ngữ địa phương

- Kết hợp miêu tả và thuyết minh. c) Ý nghĩa văn bản

Sông nước cà Mau là một đoạn trích độc đáo, hấp dẫn thể hiện sự am hiểu , tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người Cà Mau.

3. Hướng dẫn tự học.

- Đọc kĩ văn bản, nhớ những chi tiết miêu tả đặc sắc, các chi tiết sử dụng phép so sánh.

- Hiểu được ý nghĩa các chi tiết có sử dụng phép tu từ.

SO SÁNHI- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Nắm được khái niệm so sánh và vận dụng nó để nhận diện trong một số câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh.

Lưu ý: Học sinh đã học về so sánh ở Tiểu học. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức

- Cấu tạo của phép tu từ so sánh - Các kiểu so sánh thường gặp 2. Kĩ năng

- Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó.

III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung

- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Cấu tạo của phép tu từ so sánh ( đầy đủ) bao gồm bốn yếu tố; sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật dùng để so sánh.

2. Luyện tập.

- Tìm ví dụ về so sánh đồng loại và so sánh khác loại.

- Hoàn chỉnh phép so sánh trong một số thành ngữ quen thuộc. 3. Hướng dẫn tự học.

Nhận diện được phép so sánh, các kiểu so sánh trong các văn bản đã học.

SO SÁNH

(Tiếp theo)

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

Biết vận dụng hiệu quả phép tu từ so sánh khi nói và viết .

II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức

Các kiểu so sánh cơ bản và tác dụng của so sánh trong nói và viết.

2. Kĩ năng

- Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được những so sánh đúng, so sánh hay.

- Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo 2 kiểu cơ bản. III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1. Tìm hiểu chung

- Có hai kiểu so sánh cơ bản: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng. - Tác dụng của phép tu từ so sánh: vừa có tác dụng gợi hình giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động, vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

2 . Luyện tập

- Xác định phép so sánh trong văn bản, chỉ ra kiểu so sánh được sử dụng và phân tích tác dụng của phép tu từ so sánh.

- Tìm các câu văn so sánh trong một đoạn văn bản đã học. - Đặt câu văn miêu tả có sử dụng các kiểu so sánh đã học.

3. Hướng dẫn tự học

Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng phép so sánh.

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần Tiếng Việt) RÈN LUYỆN CHÍNH TẢ

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Phát hiện và sứa được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

- Hạn chế lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

II- TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG1. Kiến thức 1. Kiến thức

Một số lỗi chính tả thường thấy ở địa phương. 2. Kĩ năng

Phát hiện và sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

1 . Luyện tập

Một phần của tài liệu CHUẨN KT-KN K6 (Trang 53)