- Số dư đầu kỳ
1 BIDV Đông Đô trả lãi trên số dư tài khoản USD tháng 9/
3.2.2. Các biện pháp hoàn thiện
- Đối với công tác kế toán quản trị: để thực hiện tốt công tác kế toán quản trị, kế toán cần lập các dự toán, định mức về vốn bằng tiền, hàng tồn kho, về sản lượng hàng hóa mua về, sản lượng hàng hóa bán ra, dự toán về chi phí cung cấp dịch vụ, chi phí quản lý, dự toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho từng kỳ.
- Khắc phục những yếu kém của phần mềm kế toán trong việc phân tích báo cáo tài chính và theo dõi tình hình công nợ thì doanh nghiệp nên xem xét tới việc phân công, phân nhiệm một cách cụ thể để việc phân tích báo cáo tài chính được nhanh chóng, kịp thời. Kế toán công nợ cần chủ động hơn trong việc quản lý và phân tích khả năng thanh toán, tình hình tài chính của khách hàng để có được những quyết định hợp lý và đúng đắn.
- Việc lập Dự phòng khoản nợ phải thu khó đòi:
Trên thực tế không phải khách hàng nào cũng thanh toán ngay hoặc có thanh toán chậm thì cũng thanh toán đúng hạn cho công ty. Vì vậy để chủ động hơn trong việc sử dụng vốn kinh doanh và đảm bảo nguyên tắc thận trọng của công tác kế toán thì phải trích trước dự phòng cho khoản nợ có thể đòi chậm hoặc không thể thu hồi vào chi phí QLDN trong kỳ. Bên cạnh đó công ty phải ra hạn nợ cho khách hàng nếu như quá thời hạn mà công ty cho thêm thời gian thì
khách hàng phải chịu một khoản lãi suất bằng lãi suất vay ngân hàng. Do đó việc sử dụng TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” là cần thiết.
Công ty phải có dự kiến nợ có khả năng khó đòi trích trước vào chi phí QLDN trong kỳ thanh toán. Số trích trước này được gọi là dự phòng các khoản phải thu khó đòi, được lập theo quy định.
+ Doanh nghiệp phải dự kiến được mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập quỹ dự phòng.
+ Sau khi lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết căn cứ hạch toán vào chi phí QLDN.
Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
Cuối kỳ kế toán doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu, được xác định là không chắc chắn thu được thì phải tính toán số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập.
+ Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí:
Nợ TK 642 – Chi phí QLDN
Có TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi
+ Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm giá chi phí:
Nợ TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi Có TK 642 – Chi phí QLDN
+ Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự không đòi được, được phép xoá nợ. Việc xoá nợ khác khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành.
Nợ TK 139 (Nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 642 (Nếu chưa lập dự phòng)
Có TK 131 – Phải thu khách hàng Có TK 138 – Phải thu khác
Đồng thời ghi vào đơn Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”
+ Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại được thu hồi, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được ghi:
Nợ TK 111, 112...
Có TK 711 – Thu nhập khác
Đồng thời ghi đơn Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”
+ Đối với các khoản nợ càng dài thì rủi ro xảy ra càng cao và tỷ lệ trích lập dự phòng cũng sẽ cao.Chính vì vậy công ty nên lập tỷ lệ trích lập thích hợp đối với các khoản nợ dài hạn một cách hợp lý, phù hợp.
- Thực hiện việc phân bổ chi phí Bán hàng cho từng loại hình kinh doanh cũng như cho từng dịch vụ cung cấp trong kỳ để có thể đầy đủ thông tin phân tích kết quả kinh doanh từng lĩnh vực, từng dịch vụ. Như vậy, việc quản lý cũng như quản trị doanh thu, chi phí sẽ cụ thể, chi tiết hơn. Tiêu thức phân bổ có thể dựa trên chi phí thực tế phát sinh hoặc doanh thu ghi nhận trong kỳ kế toán.
KẾT LUẬN
Kế toán có một vai trò quan trọng đối với công tác quản lý kinh tế, bao gồm cả quản lý kinh tế vĩ mô và vi mô. Đặc biệt, trong điều kiện phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường hiện nay thông tin kinh tế giữ một vai trò quan trọng. Nó quyết định sự thành công hay thất bại của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy để đảm bảo có thể thường xuyên nắm bắt được mọi thông tin kinh tế trong nội bộ Công ty thì công tác kế toán trong Công ty phải thực hiện tốt. Để không ngừng nâng cao vai trò của kế toán đối với công tác quản lý, nâng cao chất lượng của công tác kế toán thì một điều quan trọng trước tiên là phải tổ chức tốt công tác kế toán.Đặc biệt, Công tác kế toán cung cấp dịch vụ và xác định kết quả kinh doanh càng phải được tổ chức tốt, đảm bảo phản ánh ghi chép một cách đầy đủ chính xác tình hình cung cấp dịch vụ, kết quả kinh doanh. Thông tin kế toán cung cấp dịch vụ và xác định kết quả kinh doanh giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra những quyết định kinh tế phù hợp nhằm nâng cao kết quả cung cấp dịch vụ nói riêng và kết quả kinh doanh của Công ty nói chung.
Thực tập tại Công ty Cổ phần Viễn thông- Tin học- Điện tử (KASATI) Chi nhánh Hà Nội là cơ hội cho em tiếp cận với thực tế và học hỏi kinh nghiệm cho bản thân. Sau một thời gian thực tập tại công ty em đã học hỏi và có được những hiểu biết ban đầu về thực tế công tác kế toán tại công ty, đặc biệt là công tác kế toán cung cấp dịch vụ và xác định kết quả kinh doanh. Em nhận thấy công tác kế toán ở Công ty thực hiện khá đầy đủ, đúng chế độ và đảm bảo cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị kinh doanh, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số điểm hạn chế nhất định. Để kế toán thực sự là công cụ quản lý không thể thiếu, Công ty nên tiếp tục hoàn thiện tổ chức công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán
cung cấp dịch vụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty. Dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng công tác kế toán cung cấp dịch vụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông- Tin học- Điện tử (KASATI) Chi nhánh Hà Nội, em đã có sự đánh giá khái quát từ đó đưa ra những ưu điểm cũng như rút ra một số hạn chế trong công tác này. Qua đó, em có đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán cung cấp dịch vụ tại công ty.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, kiến thức và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được ý kiến đánh giá, đóng góp của thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn – Thạc sĩ Đỗ Minh Thoa và tập thể cán bộ kế toán phòng tài chính kế toán công ty đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên Nguyễn Thanh Thương