Cơ cấu bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng

Một phần của tài liệu luận văn 10đ khoa kế toán HVTC Kế toán cung cấp dịch vụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông- Tin học- Điện tử (KASATI) Chi nhánh Hà Nội (Trang 42)

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

2.1.2.2.Cơ cấu bộ máy kế toán và chính sách kế toán áp dụng

 Cơ cấu bộ máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ để thực hiện tốt công việc hạch toán, quản lý tốt tài sản, cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin cho quản lý với chi phí thấp nhất luôn là mong muốn các nhà lãnh đạo Công ty. Chính vì vậy, bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Viễn thông- Tin học- Điện tử (KASATI) lựa chọn hình thức tổ chức kế toán tập trung.

Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty

Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán:

• Kế toán trưởng: Phụ trách chung, trực tiếp xây dựng kế hoạch năm, huy động và phân phối nguồn vốn, hợp đồng đầu ra và đầu vào, chịu trách nhiệm về các nội dung doanh thu, giá vốn, lợi nhuận.

• Kế toán tổng hợp:(01 người) Trực tiếp thực hiện các phần hành công việc trên phần mềm kế toán như sau:

- Các phần hành của kế toán thanh toán, tiền mặt, phiếu thu, phiếu chi, tiền chuyển khoản, nộp tiền vào tài khoản, mua hàng (qua kho và không qua kho) mua dịch vụ, trả tiền nhà cung cấp, đối trừ chứng từ, bán hàng chưa thu tiền, bán hàng thu tiền ngay, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán, thu tiền khách hàng, thông báo công nợ (phải thu, phải trả), hạch toán chi phí lương, phần hành về TSCĐ, CCDC, doanh thu, giá thành, chứng từ nghiệp vụ, chứng từ ghi sổ, kết chuyển lãi lỗ, xử lý chênh lệch tỷ giá, khóa sổ kỳ kế toán, lập báo cảo tài chính.

- Quyết toán các dự án, thanh toán các hợp đồng mua bán TSCĐ, CCDC và các khoản chi phí khác.

- Kiểm tra và thực hiện các phần hành công việc khác trên phần mềm kế toán. • Kế toán viên: (01 người)

- Trực tiếp thực hiện các công việc trên phần mềm kế toán như sau: hỗ trợ kế toán tổng hợp lập phiếu thu, chi

- Tiếp nhận hóa đơn mua hàng, lập hóa đơn bán hàng.

- Theo dõi việc tạm ứng, thu thập chứng từ, tiến độ thanh toán của các dự án, các hợp đồng khoán nội bộ.

- Thực hiện các phần việc liên quan đễn thuế GTGT, lập bảng kê bán ra, tờ khai thuế, nộp thuế, giao dịch với cơ quan Thuế và quản lý hóa đơn.

• Thủ quỹ:

- Quản lý quỹ tiền mặt, thực hiện thu chi tiền mặt theo lệnh, lập ủy nhiệm chi, séc, giao dịch đối chiều với ngân hàng.

- Thực hiên công tác kiểm kê, quản lý, theo dõi, cấp phát hàng hóa tại kho Chi nhánh.

- Tập hợp, đóng và lưu trữ chứng từ.

- Thực hiện các công việc hành chính.  Các chính sách kế toán áp dụng:

- Công ty đã áp dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán và các văn bản hướng dẫ thực hiện kèm theo.

- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính, các Chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn kèm theo.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND).

- Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.

- Hình thức sổ kế toán mà Công ty áp dụng: Nhật ký chung.

- Hình thức kế toán mà Công ty áp dụng: Công ty áp hình thức Nhật ký chung trên phần mềm kế toán Misa sme.net 2010

Trình tự ghi sổ tại Công ty được thực hiện theo đúng quy định về hình thức Nhật ký chung được trình bày ở chương I.

Sổ sách sử dụng chủ yếu: + Sổ Nhật ký chung + Sổ cái các tài khoản

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Công ty không sử dụng Nhật ký đặc biệt (Nhật ký mua hàng, Nhật ký bán hàng, Nhật ký thu tiền…)

 Quản lý các đối tượng trên phần mềm kế toán Misa: Để phản ánh kịp thời, đầy đủ nghiệp vụ kinh tế phát sinh và do yêu cầu quản lý Nhà nước về tài chính, kế toán, thuế, ngân hàng…cũng như yêu cầu quản trị doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm kế toán để đáp ứng thông tin tốt hơn và nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Để thuận tiện trong công tác quản lý chi tiết các đối tượng trên các phần hành kế toán nói chung và kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng thì kế toán phải mã hóa các cấp quản lý cho đối tượng đó.Để tiến hành khai báo và mã hóa các đối tượng ta vào Danh mục trên thanh công cụ, chọn loại đối tượng rồi tiến hành khai báo, sau đó chọn “Cất” để lưu.

- Danh mục TSCĐ: Cần khai báo lần lượt ở các phần: Nhà cung cấp, Nhân viên, Phòng ban và Khai báo TSCĐ. Chọn “Thêm” và tiến hành khai báo thông tin liên quan trong từng phần.

- Danh mục Khách hàng, nhà cung cấp: Việc khai báo khách hàng, nhà cung cấp nhằm theo dõi chi tiết các khoản công nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng. Để làm được điều đó ta chọn danh mục: Loại khách hàng, nhà cung cấp; Nhóm khách hàng, nhà cung cấp; Danh sách khách hàng, nhà cung cấp sau chọn “Thêm” để tiến hành khai báo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Danh mục Đối tượng tập hợp chi phí: Đối tượng tập hợp chi phí là các đối tượng có phát sinh chi phí liên quan tới việc tạp sản phẩm của doanh nghiệp. Để

khai báo đối tượng tập hợp chi phí, ta chọn tới Đối tượng tập hợp chi phí, Chọn “Thêm” để khái báo Loại, Mã, Tên và các thông tin liên quan khác.

- Danh mục CCDC: Để khai báo CCDC ta chọn tới danh mục “Công cuh, dụng cụ”. Chọn “Thêm” để khai báo những thông tin cần thiết về CCDC

- Danh mục Nhân viên: Việc khai báo danh sách nhân viên giúp ta theo dõi tình hình công nợ theo từng đối tượng nhân viên liên quan tới các nghiệp vụ của phân hệ kế toán. Chọn danh mục “Nhân viên”, chọn “Thêm” và tiến hành khai báo các thông tin liên quan.

Một phần của tài liệu luận văn 10đ khoa kế toán HVTC Kế toán cung cấp dịch vụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông- Tin học- Điện tử (KASATI) Chi nhánh Hà Nội (Trang 42)