- Về chất lượng đội ngũ
2.1.2.2. Phương hướng
Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào trong những năm tới đây cần được thực hiện dựa trên các phương phướng chính sau đây.
Thứ nhất, xác định đúng hệ tiêu chuẩn chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy ở Học viện làm cơ sở cho công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng.
Người cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào phải là người có phẩm chất chính trị tốt rất mực trung thành với sự nghiệp của Đảng, lợi ích của nhân dân, có trình độ khoa học, nắm vững phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và những thành tựu mới nhất của khoa học xã hội, đủ sức phục vụ trong việc nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề phức tạp của lý luận cách mạng và của quá trình phát triển xã hội hiện đại.
Đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào là những người truyền thụ thế giới quan Mác -
Lênin, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, cách xem xét và giải quyết các vấn đề của cuộc sống, phương hướng hành động và niềm tin đối với người học, do đó họ phải là người cán bộ tiêu biểu về các mặt. Như Hồ Chí Minh đã nói: Người huấn luyện của đoàn thể phải làm kiểu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức lối làm việc. Họ phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn người cán bộ nghiên cứu, giảng dạy:
Về phẩm chất đạo đức. Người cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở Học viện phải là những người có trình độ chuyên môn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, là chiến sĩ tiên phong của Đảng trên mặt trận chính trị tư tưởng. Phải trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối quan điểm của Đảng, luôn luôn đề cao cảnh giác cách mạng: vững vàng trong mọi tình huốn, đấu tranh không khoan nhượng với những tư tưởng sai lầm, phản động. Nếu thiếu ý thức chính trị, thiếu phẩm chất kiên định về chính trị thì người cán bộ giảng dạy đặc biệt là giảng viên, không thể nào hiểu và truyền đạt đúng đắn chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm đường lối của Đảng. Là nhà giáo nhưng cũng là người nghiên cứu khoa học ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào thì lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm của Đảng phải trở thành tâm huyết, mới biến thành niềm tin cá nhân vững chắc. Chỉ khi sự hiểu biết biến thành của chính mình thì trong giảng dạy mới có sức thuyết phục, cảm hoá.
Phẩm chất chính trị của người cán bộ giảng dạy. Họ phải có lập trường tư tưởng vững vàng, đồng thời còn đòi hỏi tính nhạy cảm chính trị. Phải có năng lực phân tích các sự kiện của cuộc sống xã hội, khả năng định hướng, điều chỉnh đúng đắn trong mọi tình huống phức tạp, nhất là trong công cuộc đổi mới, trong việc bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, phát huy bản chất cách mạng và khoa học một các sáng tạo trong điều kiện mới. Đồng
thời còn phải có tư cách cá nhân trong sáng, cần cù, giản dị, khiêm tốn, chan hoà với quần chúng, có tư thế, tác phong lịch sự, thật sự là tấm gương sáng, gương mẫu chấp hành đầy đủ mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Hiện nay trước những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, âm mưu "diễn biến hoà bình" và những luận điệu phản động của các thế lực thù địch, hơn ai hết những người cán bộ giảng dạy phải tỏ rõ bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp trong sáng, lành mạnh. Họ không những phải thể hiện tinh thần tiên phong trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận mà còn phải thể hiện những chuẩn mực đạo đức, tác phong công tác, lối sống và nếp sống hàng ngày.
Để có được bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, người cán bộ nghiên cứu và giảng dạy phải không ngừng phấn đấu rèn luyện. Phẩm chất chính trị và đạo đức đó được thể hiện tập trung ở kết quả công tác nghiên cứu, giảng dạy và ở phong cách của người thầy. Vì thế nâng cao năng lực mọi mặt của người giảng viên trước hết là năng lực giảng dạy, là biểu hiện tập trung nhất của việc rèn luyện phẩm chất của người giảng viên Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia.
Về năng lực chuyên môn. Cán bộ nghiên cứu và giảng dạy của trường phải được đào tạo cơ bản, có sự hiểu biết sâu sắc, có hệ thống những kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, nắm vững quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt người giảng viên phải có sự hiểu biết sâu sắc, cơ bản về môn khoa học mà bản thân đang trực tiếp giảng dạy. Hiện nay, trước yêu cầu mới, rõ ràng trình độ kiến thức của giảng viên trong Học viện vẫn chưa thật tương xứng - xét cả về số lượng và chất lượng. Ngoài kiến thức chuyên môn, giảng viên phải được trang bị thêm kiến thức về ngoại ngữ, tin học, kiến thức thực tiễn. Cán bộ giảng dạy đều cần có kiến thức
chuyên môn, đối với cán bộ giảng dạy lại càng quan trọng, trong những năm qua yêu cầu về bằng cấp từ cử nhân, thì từ nay phải được nâng lên cho phù hợp với đòi hỏi của thời kỳ mới. Từ năm 2010 trở đi, ít nhất 1/3 trên tổng số cán bộ giảng dạy phải có trình độ thạc sỹ trở lên. Nói chung, đội ngũ cán bộ giảng dạy của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia phải có một hệ thống tri thức tổng hợp, gồm các kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành và liên ngành, vừa phải có kiến thức chuyên môn sâu, tri thức kinh nghiệm và thực tiễn phong phú. Đồng thời còn phải có phương pháp giảng dạy thích hợp với đối tượng vừa phong phú, đa dạng vừa phức tạp. Đối tượng giảng dạy của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia là những cán bộ làm việc trong những cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể, nên rất đa dạng có sự khác nhau về trình độ, nghề nghiệp, giới tính, tuổi đời, dân tộc. Họ thiếu kiến thực lý luận nhưng rất am hiểu thực tiễn. Vì vậy giảng dạy cho đối tượng này với nhiều loại lớp, nhiều loại chương trình càng đòi hỏi phải chú ý đến phương pháp. Người giảng viên bằng sự hiểu biết, có khả năng thể nghiệm nhuần nhuyễn, lôgíc, có sức hấp dẫn, thuyết phục người nghe qua bài giảng là thước đo để đánh giá trình độ, năng lực chuyên môn. Với kiến thức chuyên môn vững vàng, lại có phương pháp thích hợp, người giảng viên mới thực sự nâng cao được chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.
Cùng với việc giảng dạy, người giảng viên còn phải biết nghiên cứu khoa học và nghiên cứu có hiệu quả thiết thực. Trước hết là phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia, sau đó họ còn phải là những người đi đầu trong việc đề xuất các kiến nghị đối với Đảng và Nhà nước trên các vấn đề kinh tế và xã hội.
Hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào trong những năm qua rất yếu, có lúc không xác định rõ phương hướng. Vì vậy cần phải xác định đây là nhiệm vụ quan trọng của Học viện và
là yêu cầu, tiêu chuẩn bắt buộc đối với giảng viên. Làm tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao chất lượng nội dung và phương pháp giảng dạy. Quá trình ấy, người giảng viên đào sâu suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo và nâng cao được trình độ chuyên môn. Việc nghiên cứu khoa học còn góp phần giúp cho Đảng và Nhà nước đưa ra các quyết sách về nhưng vấn đề có liên quan với chất lượng cao hơn. Cần mạnh dạn đổi mới tư duy trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học, vừa sát hợp với điều kiện thực tiễn, cụ thể, vừa có tầm chiến lược. Các hoạt động này cần vừa sức và phải đi vào chiều sau. Tích cực học hỏi, nghiên cứu tạo điều kiện và biết các làm khoa học. Cần tạo ra phong cách và lòng say mê nghiên cứu khoa học ở Học viện, mà lực lượng nòng cốt, chủ lực là đội ngũ giảng viên, để họ vừa là người làm công tác tư tưởng vừa làm công tác khoa học.
Người giảng viên Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia phải có lối sống phong phú và một sự hiểu biết xã hội rộng. Nếu không có lối sống tốt, thiết sự hiểu biết về đời sống xã hội, thì người giảng viên không thể thực hiện tốt phương châm: lý luận liên hệ với thực tiễn, không thể gợi ý cho học viên về phương hướng suy nghĩ, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Có vốn hiểu biết xã hội rộng thì bài giảng mới phong phú, hấp dẫn, sinh động và sẽ làm cho hiệu quả giáo dục cao hơn. Muốn vậy, người giảng viên phải có lòng say mê nghề nghiệp, cần mẫn, chịu khó, biết sử dụng các vấn đề xã hội, nhất là những vấn đề thực tiễn nóng bỏng. Đây là một hạn chế của đội ngũ giảng viên hiện nay, nhất là giảng viên trẻ, tập sự. Vì vậy cần phải nhanh chóng lấp khoảng chống này.
Người giảng viên còn phải có sức khoẻ tốt để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, nhất là trong giảng dạy và đi nghiên cứu thực tế trong điều kiện có nhiều khó khăn. Ngoài ra, người giảng viên cũng cần có khả năng hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động xã hội khác. Được như
vậy giảng viên sẽ thực hiện tốt hơn vai trò cuả người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hoá.
Tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ giảng dạy để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới hiện nay và nhiệm vụ chính trị của trường cần phải đảm bảo cả số lượng và chất lượng. Đội ngũ này phải có số lượng cần thiết và phải gồm những người nắm vững, chuyên sâu những kiến thức cơ bản, khoa học về bộ môn mình giảng dạy, đồng thời phải có hiểu biết nhất định về các lĩnh vực khác có liên quan, nắm vững tình hình thực tiễn của đất nước. Cần phải có nhiều thông tin để đội ngũ này tiếp cận những tri thức mới của thời đại, nhạy cảm với tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ở trong nước và trên thế giới. Điều đó đòi hỏi đội ngũ này ngoài yêu cầu đòi hỏi về lý luận còn biết khái quát thực tiến, đề xuất đước các giải pháp góp phần giải quyết các đòi hỏi của cuộc sống. Ngoài tiêu chuẩn chung của người cán bộ làm công tác khoa học, cần nhấn mạnh người giảng viên phải nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có sự hiểu biết đúng đắn chính xác những vấn đề về thông tin thời sự, tích cực cải tiến, đổi mới, không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của người giảng viên.
Thứ hai, công tác đào tạo cán bộ phải hướng tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, lành nghề, có kiến thức đồng bộ.
Đội ngũ cán bộ giảng dạy có vị trí hết sức quan trọng, là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia. Để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước ngày càng cao thì đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào phải đầy đủ về số lượng cần thiết và phải có trình độ tương đối đồng bộ. Nói chung, phải có trình độ đại học chính trị trở lên. Đó là yêu cầu bắt buộc, vì
trường đào tạo trung học lý luận chính trị và quản lý nhà nước. Ngoài bằng đại học chuyên ngành, người giảng viên còn cần thiết có thêm bằng đại học khác nữa. Thực tiễn cho thấy, người giảng viên lý luận chính trị nào có kiến thức tổng hợp sau, rộng đều rất thuận lợi và gặt hái được nhiều thành tự trong công tác nghiên cứu và giảng dạy.
Qua thực tiễn, chúng tôi thấy răng: Người giảng viên rất cần thiết phải được đào tạo cơ bản qua các trường lớp chính quy. Nếu không như thế trong thực tiễn sẽ bộc lộ những "lỗ hổng" kiến thức và gặp khó khăn trong công tác. Trong thực tiễn ai cũng có thể có lúc va vấp, song những người không được đào tạo căn bản dễ bị va vấp nhiều hơn.
Sự đồng bộ ở đây không phải là sự "cào bằng", "ai cũng như ai" mà đòi hỏi phải có mặt bằng "chuẩn", bao gồm cả trình độ học vấn và trình độ chính trị, trình độ nhận thức thực tiễn. Sự đồng bộ về trình độ còn đòi hỏi đáp ứng yêu cầu của các môn học, của chương trình trung học lý luận chính trị. Càng ngày, chúng ta càng có nhiều điều kiện thuận lợi, Học viện phải khuyến khích đội ngũ này bằng nhiều cách, phấn đấu nâng cao trình độ về mọi mặt để thực hiện nhiệm vụ của trường ngày một tốt hơn.
Gắn liền với sự đồng bộ về trình độ là sự đồng bộ về ngành nghề. Sự đồng bộ về ngành nghề chính là việc đào tạo, bố trí giảng viên theo chuyên ngành, giữa các ngành (môn học) một cách hợp lý, hài hoà. Tránh tình trạng, có môn đưa người đi đào tạo quá nhiều, môn lại quá ít, kể cả việc bố trí không hợp lý - nay ở khoa này mai sang khoa khác; sự thiếu ổn định, khoa đông giảng viên khoa lại quá ít.
Cần phải căn cứ vào chương trình đào tạo và thực lực của đội ngũ giảng viên để bố trí sao cho hợp lý, đảm bảo cho các khoa thực hiện nội dung có hiệu quả.
nghiên cứu và giảng dạy, trọng dụng tài năng.
Trong việc xã hội, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ giảng dạy cần phải kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng. Bởi vì, nếu chỉ làm tốt một khâu nào đó, còn các khâu khác không được chú ý đúng mức thì hiệu quả vẫn kém. Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng hợp lý là các "khâu" của một quá trình khăng khít có mối liên hệ hữu cơ, tác động tạo điều kiện cho nhau.
Vì vậy cần kết hợp tốt các khâu này mà trước hét là khâu đào tạo. Người cán bộ cùng với quá trình trưởng thành có thể có nhiều cách đào tạo. Song người giảng viên chính trị, một vấn đề đặc biệt quan trọng là phải được đào tạo qua trường lớp. Trước hết họ phải nắm rất vững những kiến thức cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trước đây trong điều kiện chiến tranh, có nhiều khó khăn, việc đào tạo qua trường lớp rất hạn chế. Ngày nay chúng ta có rất nhiều thuận lợi nên phải chú trọng đến việc đào tạo một cách cơ bản qua các trường lới chính quy, khắc phục dần tình trạng đào tạo một cách chắp vá, thiếu cơ bản. Cần nhanh chóng đưa phần lớn giảng viên của trường đi đào tạo các chương trình sau đại học để đội ngũ giáo viên có trình độ tiến sỹ, thạc sĩ. Những chỉ tiêu này nếu Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia tích cực phấn đấu thì sẽ đạt được.
Gắn liền với đào tạo là vấn đề bồi dưỡng. Thực tiễn luôn luôn không ngừng vận động và phát triển. Người đã được đào tạo mà sau đó sao nhãng việc bồi dưỡng thì kiến thức sẽ 'lụt" đi, mất tính sắc bén. Vì vậy, việc bồi dưỡng là vấn đề thường xuyên, không ngừng nghỉ.
Người giảng viên phải thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, am hiểu tình hình thực tiễn và rèn luyện đạo