Nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn, quy hoạch

Một phần của tài liệu Luận văn Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay (Trang 61)

- Về chất lượng đội ngũ

2.2.1.Nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn, quy hoạch

Để làm tốt công tác đào tạo cán bộ giảng dạy trước hết phải nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn và qui hoạch. Theo đó, công tác này cần được thực hiện theo phương châm: dân chủ và công khai trong tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bố trí, nghiên cứu khoa học

Trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phải thực hiện dân chủ hoá công tác cán bộ, tiến hành thường xuyên việc đánh giá, lựa chọn, bố trí đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng qua học tập và hoạt động thực tiễn để có một đội ngũ cán bộ đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực lãnh đạo, quản lý.

Không mở rộng và phát triển dân chủ, công cuộc đổi mới của chúng ta sẽ không thực hiện được. Dân chủ gắn liền với công khai. Tính công khai là một vấn đề chính trị, vì không có tính công khai thì không có dân chủ và do đó không có hoạt động chính trị sáng tạo của đông đảo quần chúng cùng với sự tham gia tích cực trong mọi hoạt động. Vì vậy, dân chủ và công khai là điều kiện cần thiết, là nhân tố đảm bảo hiệu quả của các hoạt động. Thực hiện dân chủ và công khai bảo đảm tinh thần cộng đồng trách nhiệm và tinh thần làm chủ của mọi người.

Dân chủ và công khai trong công tác cán bộ là cơ sở không thể thiếu trong tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bố trí nghiên cứu khoa học để đảm bảo người cán bộ có phẩm chất, năng lực công tác thực sự. Để quyết định của lãnh đạo được đúng đắn, cần phải cho tập thể, cấp dưới thảo luận công khai, bàn bạc thực sự dân chủ, khai thác hết tất cả mọi ý kiến, trí tuệ của cán bộ và quần chúng trong đơn vị. Thực hiện tốt dân chủ và công khai sẽ làm cho việc lựa chọn cán bộ được chính xác và tăng cường sự đoàn kết nội bộ.

Cách làm thiếu dân chủ, tập thể đó ngày càng trở nên lỗi thời khó tồn tại. Vì vậy, công tác cán bộ phải được tiến hành một cách dân chủ, công khai để tập thể tham gia đóng góp vào việc lựa chọn, bố trí, đề bạt... cán bộ. Thực hiện dân chủ hoá và công khai hoá công tác cán bộ là làm cho mọi người có quyền góp ý nhận xét, tham gia bỏ phiếu tín nhiệm cán bộ. Qua đó, mọi người tự nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm với công việc và đối với con người. Trong quá trình thực hiện dân chủ hoá và công khai hoá cán bộ cần chống mọi biểu hiện đả kích nói xấu lẫn nhau, lôi kéo, gây bè phái mất đoàn kết, nịnh bợ cá nhân, vùi dập cán bộ cùng nhiều biểu hiện sai trái khác.

Trong việc sử dụng cán bộ cần phải phê phán cán bộ có những biểu hiện như: ham dùng người bà con quen biết, họ hàng, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài, ham dùng những người nịnh hót mình mà chán ghét

những người chính trực, ham dùng những người tính tình hợp với mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng phê phán nghiêm khắc những người mắc bệnh đó. Vì sự bao che, bảo hộ, che chắn cho những việc làm sai trái của họ dẫn tới mất công bằng, dân chủ, hỏng cả công việc của Đảng, và danh giá của người lãnh đạo.

Khi nhận xét đánh giá cán bộ phải thực hiện công khai và trực tiếp đối với cán bộ trong trường hợp bổ nhiệm hoặc thi hành kỷ luật, đánh giá thực chất để cán bộ phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm. Đánh giá tuyển chọn và sử dụng cán bộ phải lấy tiêu chuẩn và hiệu quả công tác làm thước đo. Bố trí, sử dụng cán bộ đúng người, đúng việc, đúng sở trường. Để đánh giá đúng, thì việc xây dựng quy chế là điều rất cần thiết, song phải không ngừng bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình đặc điểm của Học viện. Đánh giá giảng viên cùng với căn cứ vào giờ chuẩn, nhưng điều quan trọng hơn là chất lượng bài giảng, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của giảng viên để đánh giá đúng thực chất, công bằng, khuyến khích làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Để nâng cao chất lượng tuyển chọn, đòi hỏi Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia cần phải công bố công khai các tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ giảng dạy, tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ giảng dạy. Qui định một cách cụ thể, công khai việc bắt buộc cán bộ tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn, dài hạn, tham gia nghiên cứu thực tế. Theo đú, người giảng viờn ở Học viện cần phải cú cỏc tiờu chuẩn sau:

- Tiờu chuẩn về trỡnh độ chớnh trị. Giảng viờn của cỏc cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cỏn bộ, cụng chức cú khả năng năm bắt được những kiến thức cơ bản về chế độ chớnh trị và hệ tư tưởng; cú lập trường tư tưởng chớnh trị vững vàng, trung thành với lợi ớch của đất nước và nhõn dõn.

mụn của đội ngũ giảng viờn được biểu hiện, cụ thể hoỏ thụng qua cỏc tiờu chuẩn về học hàm, học vị, khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thực tế. Cụ thể, đội ngũ giảng viờn của cỏc cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cỏn bộ, cụng chức phải là những người cú trỡnh độ đại học trở lờn, phự hợp với chuyờn ngành mỡnh giảng dạy; cú kinh nghiệm thực tiễn; cú khả năng và năng khiếu sư phạm; sử dụng thành thạo cỏc phương phỏp giảng dạy mới…

- Tiờu chuẩn về đạo đức, lối sống. Giảng viờn thuộc cỏc cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cỏn bộ, cụng chức phải là người gương mẫu về đạo đức lối sống, là những người cú đạo đức trong sỏng, lối sống lành mạnh; khụng lợi dụng chức trỏch để tham ụ, nhũng nhiễu.

Trờn đõy chỉ là những tiờu chuẩn cơ bản, đối với cỏc cơ sở đào tạo, bồi dưỡng với tớnh đặc thự riờng của mỡnh cú thể xõy dựng những tiờu chớ cụ thể hơn phự hợp với yờu cầu, nhiệm vụ và đặc điểm của lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, của ngành và của địa phương mỡnh.

Trong khi sử dụng đúng tính chất công khai, dân chủ lại càng phải nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tôn trọng nguyên tắc, tôn trọng pháp luật. Tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bố trí, nghiên cứu khoa học của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia là thực hiện dân chủ công khai, song phải bảo đảm sự lãnh đạo đúng đắn của Giám đốc và Đảng uỷ Học viện.

Một phần của tài liệu Luận văn Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay (Trang 61)