- Về chất lượng đội ngũ
2.1.1. Dự báo tình hình liên quan đến công tácđào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Nước Cộng hoà
bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào trong thời gian tới
Trước yêu cầu phát triển của Lào hiện nay, nhu cầu về đào tạo cán bộ cho các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị – xã hội là rất lớn. Chính vì vậy, đòi hỏi Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào phải xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy đủ mạnh để đáp ứng các yêu cầu trên.
Xuất phát từ thực trạng đội ngũ cán bộ giảng dạy, thực trạng công tác đào tạo đội ngũ này ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào hiện nay thì xu hướng đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy sẽ diễn ra theo các xu hướng sau:
Thứ nhất, đội ngũ cán bộ này sẽ được tiếp tục bổ sung, nhằm đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ mở các lớp đào tạo của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào.
Hiện nay, theo nhu cầu mở lớp đào tạo cũng như khối lượng chương trình các lớp đào tạo của Học viện cần phải bổ sung lực lượng giảng viên. Hiện tại Học viện có 149 cán bộ; trong đó có cả cán bộ nghiên cứu và giảng dạy, kể cả lực lượng cán bộ giảng dạy kiêm chức, đây là lực lượng quá mỏng, khó có thehẻ đáp ứng yêu cầu giảng dạy của Học viện trong những năm tới đây. Để mở rộng qui mô đào tạo, bổ sung cho đội ngũ cán bộ đến tuổi nghỉ
hưu đòi hỏi Học viện cần phải có kế hoạch xây dựng nguồn tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy kế cận.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu và giảng dạy, từ nay đến năm 2015, yêu cầu về giảng viên cần phải đảm bảo như sau:
Bảng 2.1. Dự báo nhu cầu cán bộ giảng dạy của Học viện đến năm 2015
Đơn vị tính: giảng viên
Nhu cầu đơn vị Triết KTCT CNXHKH XDĐ & LSĐ H.Chính Số GV cần có 20 25 25 25 30 Số GV hiện có 08 12 11 10 17 Số GV cần bổ sung 12 13 14 15 13
Như vậy trong 5-7 năm tới cân bổ sung ít nhất khoảng 50 đến 60 giảng viên mới đáp ứng nhu cầu của Học viện.
Thứ hai, nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên. Cùng với yêu cầu về số lượng giảng viên, nhu cầu về nâng cao trình độ của đội ngũ giảng viên trong những năm tới sẽ tăng cao. Nhu cầu đào tạo ở bậc sau đại học của giảng viên sẽ tăng, đặc biệt là đối với các giảng viên trẻ; nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, cung cấp kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, tin học, ngoại ngữ... sẽ tăng. Nhu cầu được đi đào tạo ngắn hạn, dài hạn của đội ngũ cán bộ giảng dạy sẽ tăng. Nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ tăng là một thuận lợi, đồng thời cũng là thách thức đối với Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào trong những năm tới đây.
Thứ ba, sự đầu tư của Đảng và Nhà nước đối với công tác đào tạo cán bộ – công chức nói chung và cán bộ giảng dạy nói riêng. Xuất phát từ thực trạng đội ngũ cán bộ – công chức của Lào hiện nay, dự báo trong những năm
tới đây, Đảng và Nhà nước Lào sẽ đẩy mạnh đầu tư nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ – công chức chuyên nghiệp. Sự đầu tư của Đảng và Nhà nước đối với công tác này sẽ tác động lớn đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào. Hướng tác động thứ nhất, đội ngũ cán bộ giảng dạy của Học viện là một bộ phận trong hệ thống cán bộ của Đảng và Nhà nước Lào, do vậy họ cũng được thụ hưởng từ chính sách đầu tư này. Hướng thứ hai, như đã trình bày, với chức năng là cơ quan đào tạo đội ngũ cán bộ cho Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội.
Vì vậy, đội ngũ giảng viên của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào cần phải nỗ lực hết sức để nâng cao chất lượng giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được giao phó.
2.1.2. Mục tiêu và phương hướng chung
2.1.2.1. Mục tiêu
Đào tạo cán bộ là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, trong đó có đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy. Với yêu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, có phẩm chất chính trị, đủ về số lượng để thực hiện các nhiệm vụ đạt ra. Để thực hiện được yêu cầu trên, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào từ nay đến 2015 phải hướng tới việc đạt được kết quả cơ bản:
- Đảm bảo tất cả cán bộ, công chức trong Học viện được đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh, ngạch bậc cán bộ, công chức; được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng... đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy nguồn, cán bộ dự bị theo quy hoạch nhằm chủ động tạo nguồn cán bộ giảng dạy, chuẩn bị đội ngũ kế cận. Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo
chất lượng. Có kế hoạch tổng thể về nội dung chương trình, thời gian, chế độ... cho giảng viên đi thực tế, biệt phái.
- Công tác đào tạo cán bộ phải hướng tới việc chủ động trong xây dựng và cải tiến việc thực hiện chương trình đào tạo sao cho hợp lý, phù hợp với điều kiện, thực trạng của Học viện. Đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp quản lý, đánh giá chất lượng giảng dạy và học tập. Thí điểm phương pháp học tập mới như: giới thiệu, tự nghiên cứu, tự học tập, đánh giá chất lượng học tập qua thi, kiểm tra, cấp chứng chỉ từng môn...
- Công tác đào tạo cán bộ cần phải gắn với ở rộng quan hệ, trao đổi, hợp tác, học tập kinh nghiệm đối với các cơ sở đào tạo trong nước và quốc tế nhằm học tập kinh nghiệm về công tác quản lý đào tạo.