- Về chất lượng đội ngũ
2.2.4. Tăng cường số lượng và điều chỉnh cơ cấu giảng viên hợp lý trong Học viện
trong Học viện
Chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng tuỳ thuộc rất lớn vào đội ngũ giảng viên. Vì đây là những người vừa tham gia vào quá trình biên soạn nội dung, chương trình, tài liệu, bài giảng mà quan trọng hơn trực tiếp truyền thụ kiến thức cho người học.
Qua số liệu phân tích thực trạng đội ngũ giảng viên của Học viện phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước hiện nay cho thấy vừa thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và không hợp lý về cơ cấu. Từ đó vấn đề xây dựng đội ngũ giảng viên hiện nay là hết sức cấp bách. Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy ta cần phải làm tốt một số giải pháp sau:
- Phải từng bước xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
- Xây dựng các tiêu chuẩn về chất lượng đội ngũ giảng viên theo từng cấp đào tạo, trên cơ sở đó cần phải xử lý đồng thời hai vấn đề:
+ Tăng cường đào tạo, đào tạo` lại chính những người đi đào tạo đó là đội ngũ giảng viên. Cần có nhiều giảng viên giỏi, có uy tín cao muốn vậy chúng ta cần phải cử đi đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức khác nhau: đào tạo trong nước với các chương trình tập huấn ngắn hạn, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ... đào tạo, bồi dưỡng thông qua các chương trình dự án hợp tác song phương giữa Lào với nước ngoài; đào tạo ở nước ngoài dưới sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế hoặc các nước tiên tiến; đào tạo từ xa thông qua các thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại.
+ Từng bước thay thế những giảng viên không đủ tiêu chuẩn theo quy định căn cứ vào năng lực, uy tín giảng dạy trên thực tế.
Xây dựng được đội ngũ giảng viên mạnh có đủ trình độ kiến thức và am hiểu thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Muốn vậy Học viện cần phải xây dựng cơ cấu hợp lý giữa hai loại giảng viên đó là:
+ Xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu: Đội ngũ giảng viên cơ hữu được xác định là nòng cốt của Học viện. Đội ngũ này gồm những giảng viên chuyên nghiệp được tiêu chuẩn hoá về chất lượng thể hiện ở bằng cấp, học hàm, học vị năng lực giảng dạy thực tế. Song việc xác định số lượng giảng viên định biên cơ hữu không phải là chiếm tỷ lệ 100% thực hiện nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng mà cần phải có tỷ lệ hợp lý cho số giảng viên kiêm nhiệm.
+ Xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm: Đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm là những người được mời tham gia giảng bài theo chuyên đề hoặc thỉnh giảng. Về cơ bản, giảng viên kiêm nhiệm vừa có trình độ, kiến thức, năng lực, vừa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và thông thạo việc hành chính, vì họ là những người hoạt động thực tiễn trong các cơ quan quản lý nhà nước.
Học viện cần xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm là cán bộ, lãnh đạo, quản lý, chuyên môn giỏi ở các Bộ, ngành, địa phương có khả năng và có điều kiện tham gia một số môn, chuyên đề tuy nhiên lực lượng này cần phải được bồi dưỡng thêm về phương pháp sư phạm, mặc dù hiện tại họ có trình độ và kinh nghiệm thực tiễn cao, sau một quá trình giảng dạy Học viện có thể nhận số giảng viên kiêm nhiệm này và làm giảng viên cơ hữu của Học viện nếu họ có nguyện vọng xin chuyển về Học viện công tác.
Từ nay đến năm 2010 toàn bộ giảng viên của Học viện phải được chuẩn hoá. Số giảng viên chưa được đào tạo lại cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
theo yêu cầu mới. Số lượng giảng viên cần được tăng cường đủ để đảm nhiệm công tác giảng dạy nhất là các môn học mới. Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên cần mở rộng các hệ đào tạo sau đại học cố gắng đến năm 2010 đạt tỷ lệ 70% giảng viên của Học viện có bằng thạc sĩ trở lên. Để đạt được điều này cần tăng cường cử đội ngũ giảng viên đi đào tạo sau đại học cả trong và ngoài nước.
Một vấn đề rất quan trọng là cần có chính sách quan tâm đến đội ngũ giảng viên giảng dạy. Một mặt, số giảng viên này cần phải được hưởng, được đối xử bình đẳng như đội ngũ giáo viên của hệ thống giáo dục quốc dân. Đồng thời phải thấy rõ tính đặc thù của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy là trình độ, đối tượng có khác, chương trình, nội dung, yêu cầu đào tạo cao hơn, số lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng không nhiều, không hoàn toàn thực hiện cơ chế thị trường trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức...do vậy cần có chính sách ưu tiên đối với họ.
Phải kết hợp việc giảng dạy với việc nghiên cứu khoa học, phải có chính sách thu hút những người giỏi vào làm giảng viên.
Trong quá trình giảng dạy Học viện cũng cần có chính sách cử các giảng viên đi nghiên cứu thực tế hoặc biệt phái các giảng viên về làm việc các cơ quan quản lý hành chính nhà nước tham gia xử lý công việc thực tiễn để giảng bài có chất liệu thuyết phục hơn.