- Về chất lượng đội ngũ
1.3.1.5. Về kinh phí cho công tácđào tạo, bồi dưỡng:
Nguồn lực về tài chính để đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính đương nhiệm chủ yếu do ngân sách nhà nước đảm bảo trên cơ sở chi tiêu kinh phí được phân bổ.
Kế hoạch chi tiêu kinh phí là hoạt động mang tính đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ – công chức giai đoạn 2001- 2005. Trong những năm qua, các cơ quan Đảng và Nhà nước đã có nhiều sự quan tâm đến công tác này, sự quan tâm này thể hiện trên ba phương diện:
Thứ nhất, công tác xây dựng và phân bổ kế hoạch chỉ tiêu được cải tiến giao sớm hơn. Điều này tạo điều kiện cho Học viện chủ động trong việc triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho năm sau.
Thứ hai, tuy tình hình kinh tế- xã hội của Lào trong những năm qua cũng có lúc gặp nhiều khó khăn nhưng số lượng chỉ tiêu kinh phí vẫn giữ hoặc tăng so với năm trước. Điều này cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Lào đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ – công chức.
Có thể khẳng định trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Lào đã có rất nhiều nỗ lực trong việc đảm bảo kế hoạch chỉ tiêu kinh phí cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ – công chức, trong đó có đội ngũ cán bộ giảng dạy của Học viện. Bên cạnh nguồn chỉ tiêu kinh phí được phân bổ hàng năm, các bộ, ngành và Học viện đã dành một khoản kinh phí tương đối lớn cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy.
cho đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính, trong đó việc phân bổ cho Học viện có những vấn đề đáng phải quan tâm như sau:
Một là, việc phân bổ chỉ tiêu kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng còn dựa vào số lượng cán bộ để phân bổ, chưa dựa vào cơ sở nhu cầu thực tiễn của số lượng công chức cần phải đào tạo và cần phải bồi dưỡng hằng năm của cơ quan.
Hai là, tuy đã có hướng dẫn việc chi tiêu khoản tài chính dành cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy và thủ tục thanh quyết toán nhưng chưa có sự thống nhất trong việc phân bổ và trong quản lý nên còn chồng chéo và rườm rà. Chính vì vậy, nhiều nơi lại nảy sinh những thủ tục phiền hà, thực hiện theo cơ chế xin cho, có nơi cơ quan quản lý nhà nước đóng luôn vai trò đứng ra mở lớp đào tạo, bồi dưỡng chức không chuyển giao nhiệm vụ va nguồn tài chính cho đơn vị hoạt động sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng làm.
Ba là, nguồn tài chính hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng có giới hạn nên việc hỗ trợ cho người đi học cũng có giới hạn và không thống nhất. Chẳng hạn, có nơi khuyến khích người học để tạo nguồn đã hỗ trợ 100%, có nơi chỉ hỗ trợ kinh phí cho người được cơ quan, tổ chức cử đi học, còn người tự đi thi, đi học để nâng cao trình độ phục vụ công tác chuyên môn không được hỗ trợ... Từ thực tế này, không ít trường hợp có khả năng về học lực nhưng không dám đi học vì điều kiện kinh tế không cho phép.
Bốn là, điều kiện tài chính tuy có hạn nhưng không ít nơi sử dụng nguồn kinh phí không đúng mục đích hoặc không có hiệu quả. Chẳng hạn, cũng một lượng kinh phí đưa đoàn đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài nếu chỉ cử người có năng lực, trình độ nghiên cứu đi, sau đó về biên soạn tài liệu tổ chức lớp bồi dưỡng tại Lào thì sẽ hiệu quả hơn, có đông người được bồi dưỡng hơn.