Nói chung đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào từ sau ngày sáp nhập, tổ chức lại được tăng cường và có hướng phát triển mạnh hơn trước đây rất nhiều cả về số lượng và cơ cấu đội ngũ. Cán bộ ngày càng trẻ hoá, hầu hết có trình độ đại học, được đào tạo về lý luận tương đối cơ bản và có hệ thống. Có đồng chí tuy chưa có bằng đại học nhưng đã học chương trình đại học. Có đồng chí chỉ có bằng trung cấp lý luận chính trị nhưng đã chịu khó nghiên cứu, qua nhiều năm công tác đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm nhất là trong giảng dạy và quản lý nên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của người giảng viên. Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ giảng dạy tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia nước CHDCND Lào được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.2. Cơ cấu trình độ học vấn, học hàm, học vị
Đơn vị Tổng số GS PGS TS Th.S ĐH
Toàn hệ thống Học viện 64 01 01 10 17 37
Nguồn: Cục Tổ chức – cán bộ, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia nước CHDCND Lào, năm 2007.
Đến nay Học viện đã có đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy với cơ cấu chuyên ngành ngày một tăng lên, từng bước đã đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục lý luận và đào tạo cán bộ của Đảng và Nhà nước Lào. Xuất phát từ mục tiêu yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đòi hỏi người cán bộ ở Học viện phải có quá trình rèn luyện trong công tác thực tế và phải có những kinh nghiệm thực tiễn nhất định. Trong khi đó 30% tổng số cán bộ nghiên cứu và giảng dạy am hiểu thực tiễn rất ít, chưa có kinh nghiệm thực tiễn. Một số đồng chí mới vào nghề, có quá trình rèn luyện trong công tác thực tế ít, lại thiếu kinh nghiệm công tác. Điều cần đặc biệt phải chú ý là: số
các đồng chí tập sự giảng viên, mới đi học về cần phải được bồi dưỡng những kiến thức thực tiễn, rèn luyện trong công tác thực tế. Bởi vì các đồng chí này nguồn gốc vốn từ học sinh phổ thông trung học, hầu hết được đào tạo qua các lớp tạo nguồn rồi đưa đi học đại học. Các đồng chí này được đào tạo cơ bản, tuổi rất trẻ, song cần phải được bồi dưỡng kiến thức thực tiễn, rèn luyện trong công tác thực tế. Hiện nay còn hai người diện đối tượng Đảng, cần phấn đấu, rèn luyện để trở thành đảng viên. Số cán bộ trẻ này có nhiều triển vọng phát triển, khi được bồi dưỡng và bản thân có chí hướng phấn đấu về mọi mặt, thì 5, 10 năm sau sẽ là lực lượng chủ lực của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào.