Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tácđào tạo

Một phần của tài liệu Luận văn Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay (Trang 81)

- Về chất lượng đội ngũ

2.2.9.Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tácđào tạo

Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, việc hợp tác quốc tế trên lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và thúc đẩy tích cực đối với công cuộc đổi mới của đất nước. Thông qua mở rộng hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng để tranh thủ tiếp thu công nghệ hiện đại, trao đổi khoa học nhằm tăng cường và gây ảnh hưởng của Lào đối với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Là một đơn vị có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và nghiên cứu khoa học hành chính, Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia nước CHDCND Lào có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều quốc gia, trường, Viện nghiên cứu và tổ chức quốc tế như: Cộng hoà Liên bang Đức, Canađa, Đan Mạch, Thuỵ Sĩ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước ASEAN. Học viện đã điều phối tốt các dự án hỗ trợ Học viện và xây dựng mới các dự án quốc tế hỗ trợ; phối hợp với nước ngoài để đào tạo, bồi dưỡng các chuyên đề về hành chính và các chuyên đề về quản lý cho cán bộ lãnh đạo, quản lý qua các đợt cử đi học tập nghiên cứu cán bộ, giảng viên đã đã tiếp thu được nhiều kiến thức mới để áp đụng vào công tác giảng dạy tại Học

viện với kết quả khả quan. Vấn đề cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài là phải xác định nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với từng đối tượng, với từng hoạt động trong từng đợt công tác.

Hiện nay Học viện đang mở rộng hơn nữa mạng lưới hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học hành chính để đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước, cải cách hành chính ở Lào.

Kết luận

Đào tạo cán bộ giảng dạy là một trong những nội dung rất quan trọng của chiến lược cán bộ, nhằm xây dựng một đội ngũ công chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng, có trình độ trí tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá tại Lào.

Sự nghiệp đổi mới đang đặt ra cho cách mạng nước CHDCND Lào những nhiệm vụ nặng nề, cùng với nó là yêu cầu giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Do điều kiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội có đặc thù riêng dẫn đến sự hẫng hụt, bất cập của đội ngũ công chức, trong đó có đội ngũ cán bộ tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào.

Trước những đòi hỏi bức xúc hiện nay về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy. Trong những năm qua công tác này đã và đang được triển khai mạnh mẽ và phát triển, góp phần vào việc tăng cường khả năng nghiên cứu và giảng dạy cho cán bộ trong tình hình mới. Tuy nhiên, trên thực tế công tác này còn có nhiều hạn chế về quy mô và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, do vậy cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy là một yêu cầu khách quan.

Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy phụ thuộc vào các yếu tố: môi trường kinh tế-xã hội, đặc điểm hình thành đội ngũ công chức, chất lượng hoạt động của các cơ sở đào tạo; chính sách đãi ngộ đối với công chức.... trong đó chất lượng hoạt động của các cơ sở đào tạo là nhân tố cơ bản quyết định đến hiệu quả đào tạo công chức hiện nay.

Dựa trên kết quả khảo sát về trình độ đội ngũ cán bộ giảng dạy, nhu cầu đào tạo và việc sử dụng đội ngũ này tại Học viện, từ đó tiến hành phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ giảng dạy trong thời gian qua để rút ra những

nguyên nhân và kinh nghiệm đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy góp phần tích cực vào việc xây dựng đội ngũ giảng viên có đủ đức, tài để thực hiện tốt các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó cho Học viện trong giai đoạn hiện nay.

Đào tạo đội ngũ giảng viên có phẩm chất và năng lực trong tình hình hiện nay đòi hỏi phải tuân thủ và hướng tới các mục tiêu chung đồng thời phải xác định các mục tiêu đào tạo cụ thể đó là nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, trình độ ngoại ngữ, tin học; mục tiêu hội nhập với nền kinh tế thế giới và phát triển nguồn nhân lực... phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước.

Để thực hiện nâng cao hiệu quả công tác đào tạo đội giảng viên cho Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào trong giai đoạn hiện nay chúng ta cần phải tiến hành đồng bộ những giải pháp bao gồm: Tăng cường công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ giảng dạy, kế hoạch đào tạo đúng hướng, kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên có vai trò quyết định đến hiệu quả công tác đào tạo đồng thời cũng cần đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp dạy và học phù hợp với sự phát triển của khoa học công nghệ, của cơ chế thị trường và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Phải cải tiến và có chính sách đãi ngộ đối với người dạy và người học một cách hợp lý tạo động lực thúc đẩy công chức hăng hái học tập, không ngừng nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực quản lý điều hành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hiệu quả công tác. Các giải pháp này chỉ mang tính định hướng và nó phải được thực hiện đồng bộ trên cơ sở phát triển kinh tế-xã hội và sự quan tâm đầu tư vào việc phát triển nguồn nhân lực của Đảng và Nhà nước.

Danh mục tài liệu tham khảo

Một phần của tài liệu Luận văn Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay (Trang 81)