Một số bài học kinh nghiệm rút ra

Một phần của tài liệu Luận văn Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay (Trang 44)

- Về chất lượng đội ngũ

1.3.1.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra

Qua thực tiễn công tác đào tạo đội ngũ giảng dạy tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy như sau:

của Đảng”. Phải tăng cường đổi mới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng đối với công tác đào tạo cán bộ, đặc biệt là đào tạo cán bộ giảng dạy, nghiên cứu. Đảng uỷ, Ban Giám đốc Học viện cần quán triệt sâu sắc, nắm chắc các Nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trên cơ sở đó đưa ra các chủ trương, biện pháp thiết thực nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ giảng dạy tại cơ quan mình.

Hai là, cần có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành. Đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị; sự hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra của các cơ quan như Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính... Đây luôn luôn là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn vừa trực tiếp, vừa gián tiếp đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy nói riêng, cũng như đến quá trình xây dựng và phát triển của Học viện nói chung.

Thực tế đã chứng minh: Chất lượng công tác giáo dục cùng với quá trình xây dựng và trưởng thành của đội ngũ giảng dạy luôn luôn tỷ lệ thuận với sự quan tâm lãnh đạo và phối hợp giúp đỡ của các cấp, các ngành.

Ba là, sự chủ động, năng động sáng tạo, có tầm nhìn xa trông rộng của Ban Giám đốc cùng với sự nỗ lực phấn đấu, rèn luyện của đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy là nhân tố trực tiếp, có ý nghĩa quyết định nhất.

Trên cơ sở xác định đúng đắn, sâu sắc nhiệm vụ chính trị, Ban Giám đốc đã chủ độ xây dựng chương trình, chiến lược hoạt động và phát triển của Học viện. Bên cạnh đó, Học viện phải thực sự đảm bảo được sự đoàn kết nhất trí cao trong nội bộ, muốn vận phải bố trí, phân công cán bộ tốt, có kế hoạch cụ thể để rèn luyện, thử thách. Khuyến khích, động viên để cán bộ phấn đấu rèn luyện về mọi mặt cả về phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, cả trình độ ngoại ngữ, tin học...

tác xây dựng Đảng, đoàn thể cùng cac shd nghiên cứu khoa học, mọi cán bộ phải tự giác, chủ đông, làm việc có phương pháp khoa học, tích luỹ kinh nghiệm, nhiệt tình trong các hoạt động của Học viện.

Bốn là, khi thực hiện xây dựng kế hoạch đào tạo cần căn cứ vào đặc điểm, tính chất công việc của từng đối tượng học viên, từ đó đưa ra các phương thức đào tạo, phương thức quản lý cho phù hợp. Tăng cường phương thức đào tạo tập trung đối với các lớp đào tạo cán bộ giảng dạy dự nguồn. Đa dạng hoá phương thức học cho cán bộ giảng dạy. Phải có chính sách và sử dụng đội ngũ cán bộ trẻ trong diện quy hoạch, tránh tình trạng đi học tập trung sau về cơ quan không được sử dụng hoặc chuyển sang vị trí khác. Toàn Học viện phải thống nhất nhận thức tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ giảng dạy thì việc thực hiện các qui chế đào tạo như quy chế giảng dạy, qui chế học tập, qui chế thi, kiểm tra, viết tiểu luận tốt nghiệp, công nhận và cấp bằng tốt nghiệp,... sẽ được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc và khách quan.

Năm là, chế độ chính sách có tính ưu đãi đối với đội ngũ cán bộ giảng dạy. Đây là động lực trực tiếp để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng coa chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, tạo động lực cho người dạy thì xếp lương giáo viên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp thì sẽ có sức thu hút, góp phần tạo động lực cho đội ngũ này.

Ngoài chế độ tiền lương, thưởng, Học viện phải chú ý đến cải thiện điều kiện nơi làm việc, cần có những trang thiết bị cần thiết tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu, giảng dạy.

Trên đây là những kinh nghiệm lớn rút ra trong công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy tại Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào. Trên cơ sở nắm vững chức năng, nhiệm vụ, những yêu cầu đòi hỏi mới, thực trạng chất lượng, chỉ rõ được nguyên nhân và có được những kinh nghiệm

chúng ta mới có thể xác định đúng phương hướng và các giải pháp khả thi, hữu hiệu trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy tại Học viện.

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở nhận thức về vai trò của lý luận và đội ngũ cán bộ giảng dạy, cùng với chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ này ở Học viện, nhất là trước những yêu cầu mới đang đặt ra, xuất phát từ tình hình thực tế ở nước CHDCND Lào, chúng ta thấy nổi lên một số điểm như sau:

Một là, cũng như Việt Nam, hiện nay Lào vẫn đang trên con đường hội nhập, đẩy mạnh xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất. Trong mọi thời kỳ cách mạng, Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Chính phủ Lào luôn xác định công tác cán bộ giữ một vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào là cơ quan có nhiệm vụ đào tạo cán bộ cho Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị – xã hội, nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn. Vì vậy, ở thời kỳ nào Học viện cũng nhận được sự quan tâm, chăm lo xây dựng của Đảng và Nhà nước. Học viện đã có truyền thống hết sức vẻ vang với lịch sử gần 50 năm xây dựng và trưởng thành. Tuy còn có nhiều khó khăn nhưng Học viện đã rất cố gắng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mình - đào tạo, bồi dưỡng một lực lượng cán bộ hùng hậu của tỉnh.

Hai là, thực trạng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy của Học viện, xem xét trên các mặt, đến nay đã có một sự phát triển khá. Song, nhìn chung đội ngũ cán bộ nghiên cứu và giảng dạy vẫn còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Hiện nay Học viện cần đặc biệt chú ý đến mặt qui hoạch, tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại, đào tạo cho xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, vì những vấn đề này còn có nhiều hạn chế, yếu kém.

Thực trạng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy của Học viện như đã trình bày, bắt nguồn từ nguyên nhân do nhận thức, do thiếu quy hoạch đào tạo, song mặt khác còn do cơ chế tuyển chọn, bồi dưỡng và cả vấn đề về chế độ chính sách. Song trước hết là nguyên nhân do nhận thức. Qua hoạt động thực tiễn cho thấy: muốn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy cần phải chú ý đến các kinh nghiệm chủ yếu như đã trình bày trên. Trong đó đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; sự chủ động, năng động sáng tạo, có tầm nhìn chiến lược của Ban Giám đốc và sự nỗ lực phấn đấu rèn luyện của đội ngũ cán bộ. Đồng thời, với những vấn đề này là việc thực hiện chế độ chính sách, việc vận dụng chế độ chính sách tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích đội ngũ cán bộ không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy.

Cùng với việc nắm vững chức năng, nhiệm vụ,yêu cầu mới đòi hỏi, thấy rõ được nguyên nhân và có được những kinh nghiệm chúng ta mới có thể xác định đúng phương hướng và các giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ này.

Chương 2

mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện chính trị và Hành

chính Quốc gia lào đến năm 2015

Một phần của tài liệu Luận văn Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)