Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay (Trang 42)

- Về chất lượng đội ngũ

1.3.1.1. Nguyên nhân

Một là: Do chưa sớm nhận thức sâu sắc về vai trò của đội ngũ cán bộ giảng dạy nên thiếu sự chuẩn bị lo cho lâu dài.

Thực tiễn cho thấy, để có một người giảng viên vững về lý luận, giỏi về nghiệp vụ, có khả năng nghiên cứu khoa học phải mất 8-10 năm (từ học trung cấp, đại học, cao học và có thời gian giảng dạy nhất định). Vì vậy cần phải có sự chuẩn bị sớm.

Hai là: Do thiếu quy hoạch đào tạo, nhất là những năm trước đây. Công tác quy hoạch cán bộ những năm trước không được chú ý đúng mức, nặng về "xin", "rút", thiếu dự nguồn. Cho nên không có người để đưa đi đào tạo.

Vấn đề đào tạo người giảng viên có trình độ đại học không phải tự nhà trường làm được mà chủ yếu phải gửi đi đào tạo ở nhiều cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Song hiện nay Học viện đưa đi đào tạo lại rất ít, tuy mấy năm gần đây có khá hơn. Khi đưa đi đào tạo thiếu bố trí, phân bổ hợp lý giữa các chuyên ngành, thường tâm lý những người đi đào tạo chỉ thích học chuyên ngành quản lý nhà nước, quản lý kinh tế. Vì vậy, số người đi học chuyên ngành như kinh tế chính trị, lịch sử Đảng, xây dựng Đảng ít. Một số các môn mới cũng mới chỉ dừng lại ở mức bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày có tính chất chắp vá.

Ba là: Do cơ chế tuyển chọn, bồi dưỡng.

Hiện nay Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào vẫn chưa có một cơ chế tuyển chọn chặt chẽ với quy trình tuyển chọn đúng người. Mấy năm gần đây có thực hiện một vài hình thức để tuyển chọn như bài soạn và giảng trước Hội đồng khoa học Học viện rồi đánh giá, để Giám đốc quyết định (cũng là chủ tịch hội đồng). Với hình thức này, thường người giảng cũng chỉ giảng trong hai tiết. Cách tuyển chọn như vậy có phần đơn giản, hạn chế tính khách quan. Bởi vì, nếu người dự tuyển vốn đã quá ít, trường lại thiếu nhiều nên có sự dễ dãi, đơn giản. Hơn nữa người dự tuyển, trường định lấy vào khoa nào thì giao cho khoa đó bố trí nội dung soạn, chỉ bảo phương pháp giảng. Thường lại bố trí người "kèm cặp" là những người có nhiều kinh nghiệm. Người dự tuyển được tập dượt kỹ. Vì vậy bài soạn, hay hình thức giảng, thường chỉ còn là vấn đề thủ tục.

Người được lựa chọn rồi cần có một quá trình rèn luyện về mọi mặt. Lựa chọn giảng viên chính trị, nếu chỉ có bằng cấp chưa đủ mà cần phải có phẩm chất chính trị vững vàng, có sự say mê nghề nghiệp và có phương pháp giảng dạy người lớn tuổi. Qua một thời gian nhất định, sàng lọc, nếu không đảm bảo thì phải phân công công tác khác thích hợp. Đó là vấn đề cần thiết và cũng là tất yếu.

Mặt khác, hiện nay Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào vẫn chưa xây dựng các qui định cụ thể về qui trình lựa chọn giảng viên; qui định tiêu chuẩn để lựa chọn giảng viên.... Vì vậy, chất lượng của công tác tuyển dụng vẫn còn thấp, tính công khai và dân chủ chưa được bảo đảm.

Bốn là: Về vấn đề chế độ chính sách.

Các chế độ chính sách áp dụng đối với đội ngũ giảng dạy nói chung và giảng dạy tại Học viện nói riêng vẫn đang còn nhiều bất cập. Chế độ, chính sách đãi ngộ chưa thực sự trở thành động lực khuyến khích, động viên đội

ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu nâng cao chất lượng.

Năm là, Công tác điều hành, quản lý còn thiếu chủ động, chưa kiên quyết trong việc đề xuất nội dung, chương trình mới, sáng tạo đổi mới phương thức học tập, chưa kiên quyết trong thực hiện quy chế để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.

Sáu là, Giảng viên đã quá quen với phương pháp giảng dạy thuyết trình - phương pháp cổ điển, truyền thống, nó bám sâu trong suy nghĩ và cách thức của mỗi người giảng viên. Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy là cả một vấn đề. Đòi hỏi người giảng phải tiếp cận với những phương pháp mới, phải biết ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong giảng dạy, phải đầu tư thời gian để nghiên cứu, ứng dụng soạn giảng những phần môn, những chuyên đề, những nội dung cho phù hợp. Điều này không khó với giảng viên trẻ, nhưng họ lại thiếu kinh nghiệm cả về lý luận và hoạt động thực tiễn, ngược lại với những giảng viên có bề dày kinh nghiệm, lại rất khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Đây là một thực tế của các trường chính trị.

Bảy là, nhiều giảng viên có tâm lý đi học chỉ cốt để hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh, tâm lý ngại học, lười tư duy, ít sáng tạo, không chịu đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Dù cho giảng viên có quan tâm và tích cực áp dụng phương pháp giảng dạy mới thì chất lượng đào tạo cũng không thể nâng cao hơn được. Đây là nguyên nhân chi phối tất cả các nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Luận văn Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)