Ứng dụng mô hình SWOT phân tích năng lực cạnh tranh của Bảo

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bảo hiểm BSH thái nguyên (Trang 64)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Ứng dụng mô hình SWOT phân tích năng lực cạnh tranh của Bảo

và các nhà môi giới để khai thác tối đa khách hàng và cung cấp sát với nhu cầu của khách hàng.

3.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Bảo hiểm BSH

3.3.1. Ứng dụng mô hình SWOT phân tích năng lực cạnh tranh của Bảo hiểm BSH hiểm BSH

Để đánh giá vị trí cạnh tranh của Bảo hiểm BSH trên thị trƣờng có thể ứng dụng mô hình phân tích SWOT. Ứng dụng mô hình này cho phép xác định đƣợc vị trí hiện tại của Bảo hiểm BSH cũng nhƣ so sánh làm rõ năng lực cạnh tranh của Bảo hiểm BSH hiện tại có lợi thế và bất lợi, những cơ hội và thách thức gì so với các doanh nghiệp bảo hiểm khác trên thị trƣờng.

Luận văn ứng dụng ma trận SW của mô hình SWOT so sánh về điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp kết hợp với phƣơng pháp phân tích so sánh giữa các doanh nghiệp để xác định vị thế của Bảo hiểm BSH.

Các tiêu chí đƣợc sử dụng để phân tích gắn liền với các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ: năng lực tài chính, kinh nghiệm, sản phẩm và mạng lƣới phân phối, nhân lực, ứng dụng công nghệ, thị phần. Phân tích so sánh mang tính tƣơng đối giữa các doanh nghiệp trên thị trƣờng.

- Điểm mạnh, điểm yếu về năng lực tài chính

Bảng 3.4. Vốn điều lệ của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam

Đơn vị: 1.000.000.000 đ

TT Doanh Nghiệp Vốn điều lệ

1 Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt 1500

2 Tổng công ty CP Bảo hiểm Dầu khí (PVI) 1597

3 Tổng Công ty Cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh) 755

4 Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) 709,742 5 Công ty Cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long) 336,34

6 Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bƣu điện (PTI) 450

7 Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông 400

8 Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển VN 660

9 Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA 675

10 Công ty bảo hiểm Ngân hàng Công Thƣơng VN 500

11 Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu (GIC) 344,621

12 Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp 380 13 Công ty Cổ phần Bảo hiểm Phú Hƣng (trƣớc là Bảo Tín) 300

14 Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội 300

15 Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không 500

16 Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hùng Vƣơng 300

17 Công ty Cổ phần Bảo hiểm BSH 300

18 Tổng công ty Bảo hiểm Xuân Thành 300

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

19 Công ty Liên doanh Bảo hiểm Quốc tế Việt Nam (VIA) 300

20 Công ty Liên doanh Bảo hiểm Liên hiệp (UIC) 300

21 Công ty Bảo hiểm Tổng hợp Groupama Việt Nam 388,906 22 Công ty Liên doanh TNHH Bảo hiểm Samsung-Vina 300

23 Công ty TNHH QBE Việt Nam 300,322

24 Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ Chartis Việt Nam (AIG cũ) 347,386 25 Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ ACE (Việt Nam) 304,5 26 Công ty TNHH Bảo hiểm Liberty Mutual (Việt Nam) 702,062 27 Công ty TNHH Bảo hiểm Misui - Sumitomo Việt Nam 300

28 Công ty TNHH Bảo hiểm Fubon Việt Nam 300

29 Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ Cathay Việt Nam 300

Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

Số liệu bảng 3.4 cho thấy Bảo hiểm BSH là một trong những doanh nghiệp có vốn pháp định thấp nhất trên thị trƣờng. Mặc dù vốn điều lệ của công ty đảm bảo đúng mức qui định của pháp luật, tuy nhiên vốn điều lệ thấp ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng nhận bảo hiểm của doanh nghiệp cũng nhƣ ảnh hƣởng đến mức phí giữ lại. Hạn chế về năng lực tài chính còn là nhân tố cản trở Bảo hiểm BSH tiếp cận với các nhà tái, các nhà môi giới có uy tín.

Có thể khẳng định rằng yếu thế về năng lực tài chính có tác động lớn và tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của Bảo hiểm BSH.

- Điểm mạnh, điểm yếu về thương hiệu, kinh nghiệm hoạt động

Bảng 3.5. Năm thành lập và loại hình doanh nghiệp của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam

Các DNBH phi nhân thọ đang hoạt động trên thị trƣờng Việt Nam

TT Tên công ty Năm Hình thức

1 Bảo Việt Phi Nhân Thọ (Bảo Việt Việt Nam) 1964

2007

Nhà nƣớc Cổ phần 2 Công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE)

Tổng công ty cổ phần TBH quốc gia Việt Nam

1994 2004

Nhà nƣớc Cổ phần 3 Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh (BAOMINH)

Tổng công ty cổ phần Bảo Minh

1994 2004

Nhà nƣớc Cổ phần

4 Công ty Cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (BAOLONG) 1995 Cổ phần

5 Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) 1995 Cổ phần

6 Công ty bảo hiểm dầu khí (PVI) Tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí

1996 2007

Nhà nƣớc Cổ phần 7 Công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế Việt Nam (VIA) 1996 Liên doanh 8 Công ty liên doanh bảo hiểm liên hiệp (UIC) 1997 Liên doanh 9 Công ty cổ phần bảo hiểm bƣu điện (PTI) (Mới cấp lại giấy phép 2007) 1998 Cổ phần 10 Công ty liên doanh bảo hiểm Việt - Úc (BIDV-QBE)

Công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam (BIC)

1999 2006

Liên doanh Nhà nƣớc 11 Công ty TNHH bảo hiểm Allianz (Việt Nam) - Đã bán lại cho QBE

Công ty TNHH bảo hiểm QBE (Việt nam)

1999

2005 100% VNN

12 Công ty bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam 2001 100% VNN

13 Công ty liên doanh TNHH bảo hiểm Samsung-Vina 2002 Liên doanh 14 Công ty TNHH bảo hiểm Châu Á - Ngân hàng công thƣơng (đã bán lại

cho VietinBank 2008)

Công ty TNHH Bảo hiểm Ngân Hàng Công Thƣơng Việt Nam (Bảo Ngân)

2002 2008

Liên doanh Nhà nƣớc

15 Công ty Cổ phần bảo hiểm Viễn Đông (VASS) 2003 Cổ phần

16 Công ty TNHH BH PNT AIG Việt nam 2005 100% VNN

17 Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA 2005 Cổ phần

18 Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn Cầu 2005 Cổ phần

19 Công ty cổ phần bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT VN (ABIC) 2006 Cổ phần

20 Công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Tín (BAC) 2006 Cổ phần

21 Công ty TNHH BHPNT Liberty Việt nam 2006 100% VNN

22 Công ty TNHH BHPNT ACE Việt nam 2007 100% VNN

23 Công ty CPBH Ngân hàng Quân đội (MIC) 2007 Cổ phần

24 Công ty cổ phần bảo hiểm Hàng không Việt Nam 2008 Cổ phần

25 Công ty cổ phần bảo hiểm Hùng Vƣơng 2008 Cổ phần

26 Công ty cổ phần bảo hiểm SHB VINACOMIN (SVIC) 2008 Cổ phần

27 Công ty TNHH Bảo Hiểm Fubon Việt Nam 2008 100% VNN

28 Công ty TNHH Bảo Hiểm MSIG Việt Nam 2009 100% VNN

29 Công ty TNHH bảo hiểm Thái Sơn 2009 Cổ phần

30 Công ty TNHH BHPNT phi nhân thọ cathay Việt nam 2010 100% VNN

Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

Xét về thƣơng hiệu và kinh nghiệm hoạt động, nhƣ đã đề cập, rõ ràng Bảo hiểm BSH là doanh nghiệp gần nhƣ mới nhất có mặt trên thị trƣờng,

thƣơng hiệu còn mới lạ trong lĩnh vực bảo hiểm, thời gian hoạt động mới đƣợc gần 6 năm. Bảo hiểm BSH cũng không có đƣợc những lợi thế về thị trƣờng khách hàng tiềm năng nhƣ một số doanh nghiệp bảo hiểm mới đƣợc thành lập trong năm năm gần đây nhƣ Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp, Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển, Công ty bảo hiểm Ngân hàng Công thƣơng, Công ty bảo hiểm Quân đội, Công ty Bảo hiểm Hàng không. Tuy nhiên, so với các công ty bảo hiểm nhƣ Viễn Đông, Phú Hƣng, Toàn Cầu, AAA, … thì Bảo hiểm BSH có vị thế cạnh tranh tƣơng đƣơng.

Rõ ràng thị trƣờng bảo hiểm có sự phân hóa rõ rệt. Nhóm trên là các doanh nghiệp bảo hiểm lớn, có kinh nghiệm hoạt động lâu năm, có thƣơng hiệu, nhƣ Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, PTI, PJICO. Nhóm giữa là những doanh nghiệp có lợi thế nhất định về thị trƣờng và thời gian hoạt động do là các doanh nghiệp bảo hiểm ngành hay các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình bancasurance, nhƣ Bảo hiểm Hàng không, Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp, Bảo hiểm ngân hàng Đầu tƣ và phát triển, Bảo hiểm ngân hàng Công thƣơng. Bảo hiểm BSH thuộc nhóm dƣới, yếu thế về thƣơng hiệu, kinh nghiệm, thị trƣờng khách hàng tiềm năng hạn chế.

- Điểm mạnh, điểm yếu về sản phẩm

Về sản phẩm, do đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là không có sự bảo hộ độc quyền về sản phẩm nên các sản phẩm của các doanh nghiệp là na ná giống nhau, sản phẩm giữa các doanh nghiệp không có sự khác biệt nhiều về mẫu mã và phí. Bảo hiểm BSH mặc dù ra đời sau nhƣng các sản phẩm bảo hiểm cung cấp ra thị trƣờng cũng đa dạng nhƣ hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khác đang hoạt động trên thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam. Vì vậy, nếu so sánh về sản phẩm, Bảo hiểm BSH có lợi thế tƣơng tự nhƣ hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trƣờng hiện nay, có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu bảo hiểm của khách hàng tham gia bảo hiểm.

- Điểm mạnh, điểm yếu về nguồn nhân lực và hệ thống phân phối

Nhƣ đã phân tích ở phần trên, mới đi vào hoạt động đƣợc 6 năm nhƣng Bảo hiểm BSH có đội ngũ có trình độ cao và có kinh nghiệm làm việc. Nếu so sánh với các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đƣợc thành lập trong thời gian 5 năm gần đây thì rõ ràng Bảo hiểm BSH có lợi thế tƣơng đƣơng về nhân lực.

Bảng 3.6. Số lƣợng nhân viên, đại lý và chi nhánh tại BSH, BIC đến 30/9/2011

TT Chỉ tiêu BSH BIC

1 Số cán bộ, nhân viên 382 534

2 Công ty thành viên/chi nhánh 20 21

3 Đại lý 587 975

Nguồn: Tổng Công ty Bảo hiểm BSH, Báo cáo Lao động Tổng công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Nếu so sánh Bảo hiểm BSH với BIC, ta có thể thấy số lƣợng lao động, đại lý, mạng lƣới không thua kém nhiều trong khi BIC đƣợc thành lập từ năm 2006. Ngoài ra, nếu đánh giá về nhân lực, mạng lƣới phân phối thì Bảo hiểm BSH thậm chí còn vƣợt trội hơn một số doanh nghiệp khác có thời gian hoạt động lâu hơn trên thị trƣờng, nhƣ Viễn Đông, Phú Hƣng, Bảo hiểm Quân đội, … hay các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ Samsung Vina, Chartis, QBE, Liberty,…

Một điểm mạnh nữa của Bảo hiểm BSH so với các doanh nghiệp bảo hiểm khác là lao động trong doanh nghiệp hầu hết đã có kinh nghiệm làm việc trên 70% làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm trên 5 năm. Đại bộ phận cán bộ nhân viên của Bảo hiểm BSH ở độ tuổi dƣới 35, đây là một thế mạnh tạo nên sự năng động và linh hoạt trong kinh doanh của doanh nghiệp.

- Điểm mạnh, điểm yếu về công nghệ

Công nghệ là một điểm mạnh của Bảo hiểm BSH. Ngay từ khi thành lập, ban lãnh đạo công ty đã trú trong vào vấn đề ứng dụng công nghệ vào quản lý, xây dựng phần mềm hệ thống quản lý đồng bộ trong tất cả các khâu. Hệ thống phần mềm quản lý bảo hiểm BSH vận hành trên nền tảng SQL bao gồm các phân hệ:

- Phân hệ quản lý bảo hiểm gốc - Phân hệ quản lý tái bảo hiểm - Phân hệ quản lý tài chính kế toán - Phân hệ quản lý bồi thƣờng - Phân hệ quản lý đại lý

- Phân hệ quản lý hóa đơn ấn chỉ

Các phân hệ này không hoạt động độc lập, có quan hệ kết nối và bảo toàn tính thống nhất dữ liệu của một chu trình đơn bảo hiểm. Đây là một thành công rất lớn của Tổng công ty trong tình hình thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam, khi mà các công ty bảo hiểm lâu đời hầu nhƣ chƣa có một hệ thống phần mềm quản lý nào đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra.

Song song với đó, Công ty cũng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng nhƣ cầu công việc kể đến nhƣ:

- Hệ thống máy chủ tốc độ cao hoạt động 24/24.

- Máy trạm cho từng cán bộ nhân viên sử dụng làm việc.

Trong nhóm các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập, rõ ràng Bảo hiểm BSH là doanh nghiệp có đầu tƣ bài bản về công nghệ ngay từ khi bắt đầu đi vào hoạt động. Điểm này khác với một số doanh nghiệp khác trên thị trƣờng, ví dụ ABIC hiện tại vẫn đang trong qua trình xây dựng các chỉ tiêu quản lý, chƣa có phần mềm liên kết chung.

Có thể nói Bảo hiểm BSH hiện tại là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ vào quản lý. Đây là một lợi thế khi đánh giá năng lực canh tranh của Bảo hiểm BSH.

- Điểm mạnh, điểm yếu trong chất lƣợng dịch vụ

Do là doanh nghiệp mới có mặt trên thị trƣờng nên ngay từ khi đi vào hoạt động Bảo hiểm BSH đã xác định chất lƣợng dịch vụ là yếu tố xây dựng thƣơng hiệu. Công tác chăm sóc khách hàng, dịch vụ khách hàng sau bán hàng luôn đƣợc trú trọng. Sau 6 năm đi vào hoạt động và cung cấp dịch vụ cho khách hàng, hiện chƣa có bất cứ phản hồi tiêu cực nào liên quan đến chất lƣợng dịch vụ của Bảo hiểm BSH. Thời gian giải quyết khiếu nại bồi thƣờng luôn tuân thủ các qui định của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

- Cơ hội và thách thức đối với vị thế cạnh tranh của Bảo hiểm BSH

Đặt trong ngữ cảnh cụ thể của nền kinh tế rõ ràng năng lực cạnh tranh của Bảo hiểm BSH ảnh hƣởng trực tiếp đến vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu Bảo hiểm BSH tận dụng tốt các cơ hội và có kế hoạch đối phó với các thách thức một cách bài bản thì Bảo hiểm BSH vẫn có thể dần khẳng định vị thế của mình trên thị trƣờng và từng bƣớc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Các cơ hội mà Bảo hiểm BSH có thể tận dụng là các cơ hội chung cho tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ. Đó là môi trƣờng pháp lý ngày càng hoàn thiện, vai trò của các tổ chức nhƣ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, Cục quản lý Giám sát ngày càng đƣợc nâng cao và hoạt động có hiệu quả, nền kinh tế đang đƣợc tái cơ cấu theo chiều hƣớng có lợi. Tuy nhiên, Bảo hiểm BSH cũng nhƣ các doanh nghiệp bảo hiểm khác đang đứng trƣớc các thách thức chung của kinh tế thế giới và trong nƣớc: ảnh nặng nề bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ công ngày càng trầm trong tại châu Âu, lạm phát cao và kinh tế trong nƣớc không ổn định.

Đặt vị trí Bảo hiểm BSH vào mô hình SWOT trên cơ sở so sánh các tiêu trí với các doanh nghiệp mới thành lập thời gian gần đây ta sẽ có đánh giá mang tính tƣơng đối về vị trí cạnh tranh và có thể nhìn nhận năng lực cạnh tranh của Bảo hiểm BSH rõ hơn.

Bảng 3.7. Ứng dụng mô hình SWOT trong xác định vị trí cạnh tranh của Bảo hiểm BSH

Điểm mạnh:

Chất lƣợng nguồn nhân lực;

Ứng dụng công nghệ hiện đại, đồng bộ; Chất lƣợng dịch vụ;

Điểm yếu:

Năng lực tài chính Thƣơng hiệu Kinh nghiệm

Năng lực nhận bảo hiểm thấp

Cơ hội:

Môi trƣờng pháp lý tƣơng đối hoàn chỉnh; Môi trƣờng chính trị ổn định;

- Thị trƣờng khách hàng bán lẻ vẫn còn nhiều tiềm năng do khách hàng hiện tại chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp;

Thách thức:

Bối cảnh kinh tế trong nƣớc và quốc tế đang gặp khó khăn;

Cạnh tranh trên thị trƣờng ngày càng gay gắt;

Rõ ràng, Bảo hiểm BSH vẫn là doanh nghiệp bảo hiểm có năng lực cạnh tranh thấp trên thị trƣờng. Tuy nhiên với một công ty còn non trẻ, mới đi vào hoạt động 5 năm thì rõ ràng Bảo hiểm BSH đã có những sự chuẩn bị và định hƣớng nhất định rõ ràng cho bản thân khi có chiến lƣợc rõ ràng trong việc xây dựng nguồn nhân lực có chất lƣợng và kinh nghiệm, ứng dụng công

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty bảo hiểm BSH thái nguyên (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)