5. Kết cấu của luận văn
4.3.3. Phát triển nguồn nhân lực và hoàn thiện bộ máy tổ chức
Căn cứ vào định hƣớng phát triển, Bảo hiểm BSH xây dựng đƣợc kế hoạch bồi dƣỡng, đào tạo và bổ nhiệm cán bộ, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho mình một cách bài bản, có kế hoạch, thể hiện đƣợc tầm nhìn của doanh nghiệp. Để phát triển nguồn nhân lực, Bảo hiểm BSH thực hiện các việc sau:
Hàng năm cần đánh giá nguồn nhân lực, xác định nhu cầu, làm tốt công tác tuyển dụng, tuyển chọn.
Lập và thực hiện kế hoạch đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn của từng phòng ban, hàng năm tăng cƣờng công tác đánh giá cán bộ và lao động để từ đó có kế hoạch đào tạo tốt hơn.
Có sự đánh giá chính xác năng lực cán bộ công nhân viên thông qua kết quả công việc , cần mạnh dạn phân cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm và tuyển dụng cán bộ cho các đơn vị cơ sở để các phòng chuyên môn có thời gian nghiên cứu các giải pháp quản lý và phát triển nguồn nhân lực một cách tốt hơn.
Về vấn đề tổ chức, có thể mở rộng mạng lƣới phân phối dƣới dạng phát triển thêm các phòng kinh doanh tại các vùng có kinh tế phát triển. Bố trí cán bộ linh hoạt có chuyên môn và có tính tự chủ.
Tăng cƣờng ý thức tổ chức kỷ luật, nâng cao tính chuyên nghiệp, tinh thần dám nghĩ, dám làm sai đâu sửa đó để phát huy tính tự chủ trong công việc, đoàn kết nội bộ và thực hiện lời dạy của Chủ Tịch Hồ Chí Minh là " cán bộ là gốc của mọi thành công". Vì vậy công tác bồi dƣỡng và đào tạo cán bộ đƣợc Đảng uỷ và ban lãnh đạo Tổng Công ty đặc biệt quan tâm, không ngừng chú trọng đào tạo bồi dƣỡng tại chỗ và cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu
nghiệp vụ bảo hiểm trong và ngoài nƣớc đến nay BSH đã có một đội ngũ cán bộ trẻ, năng động nhiệt tình và làm việc có tính chuyên nghiệp cao.
Là một Công ty thành lập mới hoàn toàn nên việc tuyển dụng đội ngũ cán bộ cho Công ty từ nhiều ngành nghề khác nhau, số cán bộ của Công ty đƣợc đào tạo chuyên ngành bảo hiểm là rất ít chỉ chiếm khoảng gần 10% tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty nhận thức đƣợc vấn đề này ban lãnh đạo Công ty cùng Đảng uỷ đã tập trung cao vào việc đào tạo lực lƣợng cán bộ trẻ bằng nhiều hình thức nhƣ tại chỗ, mở các lớp đào tạo theo từng miền, khu vực. Đào tạo tập trung theo từng chuyên ngành và cử hàng trăm lƣợt cán bộ đi đào tạo tại các trung tâm lớn trong và ngoài nƣớc.
Thực hiện chính sách đãi ngộ, tạo động lực kích thích lao động sáng tạo bằng các công cụ tài chính, tiền lƣơng, tiền thƣởng, phụ cấp, hỗ trợ lúc gặp khó khăn, Các công cụ phi tài chính, khen thƣởng, thi đua, thƣởng đột xuất cho những ngƣời có sáng kiến, tạo điều kiện đi học, tập huấn, tạo cơ hội thăng tiến, xây dựng văn hóa công ty, tạo môi trƣờng thân thiện
Các phân tích trên đây nó chỉ ra cho chúng ta thấy thực trạng hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại thị trƣờng Việt Nam và xu thế của nó đồng thời cũng chỉ ra đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Tổng Công ty bảo hiểm BSH để từ đó lãnh đạo Tổng Công ty tìm ra các biện pháp thích hợp vào quản lý điều hành của Tổng Công ty để “ Nâng cao sức cạnh tranh của Công ty bảo hiểm BSH thực trạng, kinh nghiệm và giải pháp “ và đây là bƣớc đi đúng hƣớng nhằm đem lại cho BSH những giải pháp thiết thực nhất và đạt đƣợc kết quả tích cực. Tuy nhiên quá trình hoạt động kinh doanh của BSH trong thời gian gần đây hiệu quả chƣa cao; năng lực cạnh tranh của BSH chƣa thể hiện đƣợc rõ nét, thƣơng hiệu của BSH chƣa đƣợc biết đến nhiều. Vậy thì câu hỏi đặt ra là những hoạt động của BSH trong thời gian qua đã đầy đủ chƣa? Đã chuyên nghiệp chƣa? Các nghiệp vụ và các dịch vụ của Bảo hiểm BSH đã và đang triển khai thực sự đã tốt chƣa? và đâu là giải pháp khả
thi và thực sự đem lại sinh khí mới trong hoạt động kinh doanh của BSH? Về mạng lƣới hay nhân sự? về nghiệp vụ hay quy trình khai thác? Về dịch vụ hay cơ sở vật chất? có phải các chính sách hiện hành của nhà nƣớc quản lý và điều tiết hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã hợp lý chƣa có cần cải tiến một số điểm trong chính sách của nhà nƣớc để việc quản lý và tạo môi trƣờng để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phát triển hơn nữa hay không?
4.3.4. Xây dựng và phát triển thương hiệu BSH Thái Nguyên
Xây dựng và phát triển thƣơng hiệu là một trong những yếu tố quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, có thƣơng hiệu sẽ tạo niềm tin cho ngƣời tham gia bảo hiểm, tăng cƣờng tính cạnh tranh trên thị trƣờng trong bối cảnh mức độ cạnh tranh ngày càng gia tăng.
Việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu là mục tiêu của Công ty Bảo hiểm BSH Thái Nguyên có sự hỗ trợ của Tổng công ty, nhƣng là một quá trình, có những công việc trƣớc mắt, có những công việc phải tạo lập lâu dài, chúng tôi cho rằng trong những năm trƣớc mắt cần tập trung vào những vấn đề sau đây:
Một là, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ để thu hút ngƣời tham gia, thực hiện tốt công tác chi trả chính xác, kịp thời, thuận tiện.
Hai là, nâng cao hình ảnh vị thế của công ty bằng việc thực hiện tốt các cam kết trong hợp đồng với khách hàng, chú trọng kiến thức, kỹ năng, thái độ (thân thiện, nhiệt tình, trách nhiệm) đối với khách hàng.
Ba là, Thƣơng hiệu BSH còn rất mới trên thị trƣờng, cần đầu tƣ cho công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu những sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ mang lại quyền lợi và trách nhiệm xã hội cho ngƣời tham gia bảo hiểm, giới thiệu website của công ty rộng rãi vừa để quảng bá hình ảnh, công khai các thủ tục bảo hiểm, hệ thống mẫu biểu, vừa để tạo thuận lợi cho ngƣời tham gia bảo hiểm, lập hồ sơ tham gia lựa chọn các hình thức quảng cáo và kèm theo những thông điệp gửi tới khách hàng.
Bốn là, Xử lý hài hòa các quan hệ lợi ích để phát triển bền vững theo nguyên tắc cùng có lợi, ngƣời tham gia bảo hiểm, công ty, những ngƣời góp vốn, Nhà nƣớc, ngƣời làm tƣ vấn....
Năm là, Thái Nguyên là một trong những trung tâm công nghiệp, trong đó một số doanh nghiệp lớn, tỉnh đang thu hút các đối tác lớn vào Thái Nguyên, đẩy mạnh quan hệ với các Sở, Ban, Ngành trong địa bàn.
KẾT LUẬN
Trƣớc tình hình cạnh tranh quyết liệt trong quá trình hội nhập, việc làm sao để nâng cao năng lực cạnh tranh mang tính thực tiễn và cấp bách đối với Công ty Bảo Hiểm BSH Thái Nguyên,
Để giải quyết vấn đề này, từ những lý luận về cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ đƣợc đề cập ở chƣơng 1, chƣơng 3 của đề tài đã phân tích từ thực trạng hoạt động kinh doanh tại Tổng Công ty CP Bảo Hiểm BSH, tập trung phân tích những điểm yếu, những hạn chế trong năng lực cạnh tranh của Công ty BH BSH Thái Nguyên, nêu lên những vấn đề còn tồn tại và xác định nguyên nhân chủ quan cũng nhƣ khách quan của những tồn tại đó. Nguyên nhân của những tồn tại đó xuất phát trƣớc tiên từ bản thân Công ty bảo hiểm BSH chƣa thật sự chú trọng đến vấn đề phải học hỏi từ chính những đối thủ. Chƣa có những chính sách, chiến lƣợc phát triển thực sự cụ thể về khách hàng, tín dụng, Marketing, ứng dụng công nghệ…còn rất hạn chế về năng lực tài chính. Và hơn nữa các chiến lƣợc hoạch định để nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh chƣa thật sự đƣợc chú trọng nhiều.
Kết hợp giữa cơ sở lý luận và thực tiễn, ngƣời viết đề xuất một số giải pháp với mong muốn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm thực hiện thành công mục tiêu đề ra của BSH Thái Nguyên trong thời gian tới cũng nhƣ cho sự phát triển bền vững của Tổng công ty bảo hiểm BSH Thái Nguyên
Trong xu thế hội nhập và phát triển, với tiềm lực hoạt động, cùng với những giải pháp đúng đắn và nỗ lực của BSH, tác giả tin rằng trong tƣơng lai BSH hoàn toàn có thể trở thành một Công ty Bảo Hiểm phi nhân thọ đứng trong Top 5 cung cấp những dịch vụ hiện đại ngang tầm với các Công ty bảo hiểm phi nhân thọ trong khu vực và trên thế giới.
Do thời gian nghiên cứu ngắn và khả năng hạn hẹp của ngƣời viết nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của Quý Thầy Cô và bạn đọc để luận văn hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lƣơng Thị Ngọc Anh (2010), Đánh giá ảnh hưởng của quản lý rủi ro tới hiệu quả của hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex, Luận văn thạc sĩ FBA khóa 1, Khoa Quốc tế Đại học
Quốc Gia.
2. Các báo cáo tài chính của GMIC và các quy trình nghiệp vụ, các văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ của Thái Sơn.
3. DavidBland, (2000), Bảo hiểm : Nguyên tắc và thực hành, Viện bảo hiểm Hoàng Gia Anh, Việt nam.
4. Võ Quốc Đạt (2010), Tiềm năng phát triển các sản phẩm Bancassurance
tại ngân hàng TMCP Bảo Việt, Luận văn thạc sĩ FBA khóa 1, Khoa
Quốc tế Đại học Quốc Gia.
5. PGS.TS. Nguyễn Văn Định (2010), Giáo Trình Bảo hiểm, Nhà xuất bản
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
6. PGS.TS Nguyễn Văn Định (2008), Giáo Trình Quản trị Kinh doanh bảo
hiểm, Nhà xuất bản đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
7. Hiệp Hội Bảo hiểm Việt Nam (2010), Số liệu thị Trường bảo hiểm Việt nam năm 2010, Hà nội.
8. Đỗ Minh Hoàng (2010), Vận dụng mô hình Bancassurance vào Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Luận văn thạc sĩ
FBA khóa 1, Khoa Quốc tế Đại học Quốc Gia.
9. Nguyễn Văn Khoa (2011), Vấn đề cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm xe cơ giới ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ, ĐH Kinh tế Quốc dân
10. NĐ45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm.
11. NĐ46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 quy định chế độ tài chính đối với Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
12. Quốc Hội Nƣớc CHXHCN Việt Nam (2000), Luật kinh doanh bảo hiểm năm.
13. Quốc Hội Nƣớc CHXHCN Việt Nam (2010), Một số sửa đổi bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000.
14. Nguyễn Đức Quỳnh (2011), Đánh giá hiệu quả kinh doanh bảo hiểm xe
cơ giới tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI),
Luận văn thạc sĩ FBA khóa 2, Khoa Quốc tế Đại học Quốc Gia.
15. Thông tƣ 155/2007/TT-BTC Hƣớng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định 45/2007/NĐ-CP.
16. Thông tƣ 156/2007/TT-BTC Hƣớng dẫn chi tiết thực hiện Nghị định 46/2007/NĐ-CP.