5. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Kinh nghiệm Quốc tế
- Prudential: Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu
Bằng việc đƣa ra một phong cách kinh doanh mới lạ và khác biệt, Prudential đã từng bƣớc vƣợt lên vị trí số 1 trên thị trƣờng bảo hiểm nhân thọ Việt Nam.
Không đầu tƣ ào ạt, Prudential vào Việt Nam với chiến lƣợc thận trọng “ Vết dầu loang”. Sau 4 năm thử nghiệm, khi đƣợc Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép chính thức, Prudential tiến hành điều tra kỹ lƣỡng thị trƣờng, xác định chính xác tiềm năng thị trƣờng Việt Nam. Đây là bƣớc đi quan trọng đặt nền móng cho sự thành công sau này
+ Động hƣởng khách hàng là yêu cầu tối cao. + Coi nguồn nhân lực là tài sản vô giá
+ Không ngừng hoàn thiện chất lƣợng dịch vụ để tăng uy tín.
+ Cam kết hợp tác và gắn bó lâu dài với khách hàng tạo niềm tin để yên tâm phát triển
+ Coi trọng công tác hỗ trợ cộng đồng để tạo uy tín và danh tiếng để mở rộng thị trƣờng.
1.4.2. Kinh nghiệm trong nước.
1.4.2.1. Bảo Việt - Thương hiệu số 1
- Đặc trƣng của thƣơng hiệu, Bảo Việt là “ Sự tận tình chu đáo và tính cộng đồng” “ Phục vụ khách hàng tốt nhất để phát triển”.
- Xây dựng những chƣơng trình thƣơng hiệu dấu ấn riêng hình thành 10 trung tâm cứu hộ xe cơ giới, cung cấp dịch vụ miễn phí.
- Xây dựng thế kiềng 3 chân để phát triển bền vững, bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, đầu tƣ và dịch vụ tài chính.
1.4.2.2. Công ty bảo hiểm Xuân Thành - Xây dựng và phát triển thương hiệu để tăng năng lực cạnh tranh
- Lĩnh vực kinh doanh: Bảo hiểm phi nhân thọ. - Xây dựng chiến lƣợc phát triển
- Tạo lập các yếu tố cấu thành - Quảng bá bảo vệ thƣơng hiệu
+ Chất lƣợng dịch vụ là yếu tố quyết định. + Đầu tƣ xây dựng uy tín niềm tin
+ Thực hiện trách nhiệm xã hội vì cộng đồng
1.5. Sơ lược sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam
Sau hơn 15 năm mở cửa, thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam đã đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng và phát triển nhanh, đóng góp đáng kể cho việc giảm thiểu các rủi ro trong sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, góp phần tăng trƣởng, phát triển kinh tế - xã hội.
Bảng 1.1 Các chỉ tiêu cơ bản về tình hình phát triển thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 1993-2010
Chỉ tiêu 1993 1999 2005 2010
1. Số lƣợng doanh nghiệp 1 15 32 52
2. Doanh thu phí bảo hiểm (Tỷ VNĐ) 700 2.091 13.558 30.844 - Bảo hiểm phi nhân thọ 700 1.606 5.535 17.052
- Bảo hiểm nhân thọ - 485 8.023 13.792
3. Tỷ trọng phí bảo hiểm/GDP (%) 0,37 0,52 1,8 1,56 4. Dự phòng nghiệp vụ (Tỷ VNĐ) 188 2.020 23.899 49.181 5. Bồi thƣờng, trả tiền (Tỷ VNĐ) 120 789 4.628 10.580
6. Số lƣợng sản phẩm 20 95 700 800
Nguồn: Cục Quản Lý và Giám sát Bảo Hiểm, Bộ Tài Chính Việt Nam
Thị trƣờng đạt tốc độ tăng trƣởng cao so với tốc độ tăng GDP. Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trƣờng từ 1993 - 2010 tăng bình quân
20%/năm. Cơ cấu tỷ trọng doanh thu dịch vụ bảo hiểm trong GDP cũng tăng nhanh từ 0,52% GDP năm 1999 lên 1,8% năm 2005 và đạt 1,56% năm 2010.
Hoạt động của thị trƣờng bảo hiểm đã góp phần nhất định trong ổn định kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Tổng số tiền bồi thƣờng, trả tiền bảo hiểm trong những năm vừa qua tăng đáng kể, năm 2010, tổng số tiền bồi thƣờng, trả tiền bảo hiểm tăng tới 10.580 tỷ VNĐ. Việc giải quyết bồi thƣờng, trả tiền bảo hiểm đã giúp các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm khắc phục khó khăn tài chính để ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống.
Hoạt động của thị trƣờng bảo hiểm đã tạo lập nguồn vốn lớn cho đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội. Theo số liệu thống kê của Cục quản lý và Giám sát Bảo hiểm, tổng số tiền của doanh nghiệp bảo hiểm đã huy động đề đầu tƣ trở lại cho nền kinh tế tăng từ 2.664 tỷ VNĐ năm 1999 lên đến 30.661 tỷ VNĐ năm 2006 và 2010 là trên 92.000 tỷ VNĐ.
Hoạt động của thị trƣờng bảo hiểm đã góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nƣớc, giải quyết công ăn việc làm cho xã hội. Các khoản đóng góp của các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm vào Ngân sách nhà nƣớc mỗi năm hàng trăm tỷ VNĐ, từ năm 1993 - 2010 đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân là 17%. Số lƣợng lao động trong ngành bảo hiểm trƣớc năm 1999 chỉ có 30.000 ngƣời, đến năm 2009 đã lên tới 182.319 ngƣời và năm 2010 là trên 200.000 ngƣời (bao gồm cả nhân viên và đại lý bảo hiểm).
Loại hình tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trên thị trƣờng bảo hiểm đa dạng, nội dung và lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp mở rộng. Trƣớc năm 1993 chỉ có duy nhất Bảo Việt, đến 31/12/2010 trên thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam đã có 52 doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm thuộc mọi thành phần kinh tế đƣợc phép hoạt động. Nội dung và lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm đƣợc mở rộng không chỉ đơn thuần bảo hiểm gốc mà còn bao gồm hoạt động tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, môi giới bảo hiểm và bắt đầu chú trọng đến hoạt động đầu tƣ tài chính.
Năng lực “cung” của thị trƣờng, số lƣợng, chất lƣợng sản phẩm bảo hiểm, dịch vụ đƣợc nâng lên. Tổng tài sản của ngành bảo hiểm đã tăng nhanh từ 3.692 tỷ VNĐ năm 1999 lên 39.698 tỷ VNĐ năm 2006 và năm 2009, con số này đạt 82.802 tỷ VNĐ. Tổng dự phòng nghiệp vụ đã tăng từ 2.107 tỷ VNĐ năm 1999 lên 27.707 tỷ VNĐ năm 2006, năm 2009 là 49.181 tỷ VNĐ.
Thị trƣờng bảo hiểm đã bƣớc đầu hội nhập với thị trƣờng bảo hiểm khu vực và quốc tế. Cục quản lý và Giám sát Bảo hiểm đã tham gia Diễn đàn các cơ quan quản lý bảo hiểm ASEAN. Mục tiêu của Diễn đàn là điều phối hội nhập về lĩnh vực bảo hiểm, hài hòa môi trƣờng pháp lý, thống nhất các chỉ tiêu tài chính để giám sát, kiểm tra các doanh nghiệp bảo hiểm trong khu vực ASEAN, thành lập Hội đồng cơ quan quốc gia về bảo hiểm xe quá cảnh giữa các nƣớc ASEAN và Học viện bảo hiểm ASEAN, thúc đẩy trao đổi dịch vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong khối ASEAN. Cục cũng tham gia Hiệp hội các cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm quốc tế. Cơ quan quản lý, giám sát bảo hiểm Việt Nam đã là thành viên của IAIS, qua đó từng bƣớc tiến tới thực hiện các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, thúc đẩy trao đổi thông tin thị trƣờng, đào tạo cán bộ và chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý,… với các nƣớc khác.
Thực hiện các cam kết hội nhập về tự do hóa thƣơng mại và dịch vụ tài chính. Thực hiện các cam kết về lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm theo lộ trình trong các phƣơng án đàm phán thƣơng mại Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EU) và Hiệp định thƣơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ, cam kết WTO. Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hƣớng dẫn thực hiện Luật đã có những sửa đổi kịp thời đảm bảo quá trình hội nhập và tuân thủ qui định quốc tế chung.
Thị trƣờng bảo hiểm đã có những thay đổi tích cực do tác động của các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đàu tƣ nƣớc ngoài. Sự có mặt ngày càng nhiều của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia hoạt động trên thị trƣờng bảo hiểm đã góp phần tăng doanh thu phí bảo hiểm, nâng cao năng lực tài chính và thu hút thêm lao động cho thị trƣờng bảo hiểm. Ngoài ra, các
doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển thêm các sản phẩm mới, mở rộng quan hệ, chuyển giao công nghệ, thông tin,… tạo thêm lòng tin cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Có thể khẳng định thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam hiện nay là điểm đến và thu hút sự quan tâm của các nhà bảo hiểm hàng đầu thế giới nhƣ: Lloyd’s, Commercial Union (Anh), CIGNA (Mỹ), UAP-AXA, GAN, SCORE (Pháp), Tokyo Marine, Yasuda (Nhật), Munich Re (Đức), Swiss Re (Thụy Sỹ),…
Năng lực quản lý giám sát ngày càng đƣợc cải thiện và đƣợc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, theo đúng quy định của pháp luật, theo hƣớng bảo vệ quyền tự chủ của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi của khách hàng bảo hiểm và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Năng lực tổ chức cán bộ và bộ máy cơ quan quản lý đƣợc củng cố về nhiều mặt.
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam bƣớc đầu đã khẳng định đƣợc vai trò của tổ chức trung gian điều tiết và hỗ trợ cho hoạt động của thị trƣờng bảo hiểm. Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã đóng góp quan trọng trong phối hợp giữa các thành viên để xây dựng các thỏa thuận nhằm tự quản lý thị trƣờng; kết nối các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với cơ quan quản lý, với khách hàng bảo hiểm và giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với nhau nhằm duy trì môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh. Bên cạnh đó hoạt động của hiệp hội bảo hiểm Việt
Nam cũng còn có những hạn chế nhất định như chưa tuyên truyền giáo duc cho người dân, các tổ chức ý thức tham gia bảo hiểm, mục đích ý nghĩa của việc tham gia mua bảo hiểm; Chưa thực sự tháo gỡ những khó khăn khăn cho các doanh nghiệp trong cơ chế chính sách của nhà nước đối với bảo hiểm; Chưa thực sự định hướng được cho thị trường bảo hiểm Việt Nam đi đúng hướng và tạo ra một thị trường bảo hiểm lành mạnh và đi đúng hướng theo thông lệ.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ phải giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:
Những nhân tố nào tác động đến năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bảo hiểm?
Đặc thù của thị trƣờng bảo hiểm Việt Nam là gì? Nó tác động thế nào đến sự phát triển của các doanh nghiệp bảo hiểm?
Bảo hiểm BSH có những điểm mạnh, điểm yếu gì so với các doanh nghiệp bảo hiểm khác trên thị trƣờng?
Đâu là cơ hội thách thức cho sự phát triển của Bảo hiểm BSH trong quá trình hoạt động phát triển?
- Bảo hiểm BSH cần gì để tận dụng tối đa các cơ hội và phát huy hết các điểm mạnh của mình trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thị trƣờng bảo hiểm đang cạnh tranh rất khốc liệt?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu và nội dung nghiên cứu đặt ra, đề tài sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu đã đƣợc học tại nhà trƣờng, nhƣ:
- Phƣơng pháp thu thập thông tin: các thông tin đƣợc thu thập từ các tƣ liệu thứ cấp. Các số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan đến kết quả hoạt động, các thông tin chung của doanh nghiệp, các số liệu này đƣợc công bố trên niên giám Thống kê, Bản tin của Cục Quản lý và Giám sát Bảo hiểm, bộ Tài chính, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và bản tin của các doanh nghiệp. Các thông tin đƣợc thu thập trực tiếp tại Công ty Bảo hiểm BSH Thái Nguyên và một số doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trƣờng bảo hiểm phi nhân thọ Thái Nguyên.
- Phƣơng pháp phân tích định tính. Dựa vào các nguồn thông tin thu thập đƣợc và kinh nghiệm làm việc trong nhiều năm, em đƣa ra các phân tích định tính phản ánh năng lực cạnh tranh và các nhận định về vị thế phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới.
- Phƣơng pháp biểu đồ, phƣơng pháp bảng thống kê: sử dụng một số mô hình, đồ thị, bảng số liệu nhằm mục đích diễn giải hiển thị so sánh các vấn đề liên quan đến thị trƣờng và doanh nghiệp.
2.3. Công cụ phân tích chủ yếu
Để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đặt ra và làm rõ mục tiêu nghiên cứu, đề tài dự định ứng dụng mô hình phân tích SWOT trong quản trị kinh doanh để phân tích năng lực cạnh tranh của Bảo hiểm BSH. Làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với một doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ mới trên thị trƣờng.
Thông qua SWOT là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu đƣợc sắp xếp theo định dạng SWOT dƣới một trật tự logic dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đƣa ra quyết định, có thể đƣợc sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định. Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng. Mẫu phân tích SWOT đƣợc trình bày dƣới dạng một ma trận để phân tích vị thế cạnh tranh của công ty, ngƣời ta thƣờng tự đặt các câu hỏi nhƣ sau:
Strengths: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ƣu thế mà ngƣời khác thấy đƣợc ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phƣơng diện bản thân và của ngƣời khác. Cần thực tế chứ không khiêm tốn. Các ƣu thế thƣờng đƣợc hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lƣợng cao thì một quy trình sản xuất
với chất lƣợng nhƣ vậy không phải là ƣu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trƣờng.
Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Ngƣời khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.
Opportunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hƣớng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trƣờng dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của Nhà nƣớc có liên quan tới lĩnh vực hoạt động của công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số hay cấu trúc thời trang..., từ các sự kiện diễn ra trong khu vực. Phƣơng thức tìm kiếm hữu ích nhất là rà soát lại các ƣu thế của mình và tự đặt câu hỏi liệu các ƣu thế ấy có mở ra cơ hội mới nào không. Cũng có thể làm ngƣợc lại, rà soát các yếu điểm của mình và tự đặt câu hỏi liệu có cơ hội nào xuất hiện nếu loại bỏ đƣợc chúng.
Threats: Những trở ngại đang gặp phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với công ty hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền? Liệu có yếu điểm nào đang đe doạ công ty? Các phân tích này thƣờng giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.
Mô hình phân tích SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của công ty thông qua việc phân tích tình hình bên trong (Strengths và Weaknesses) và bên ngoài (Opportunities và Threats) công ty. SWOT thực hiện lọc thông tin theo một trật tự dễ hiểu và dễ xử lý hơn.
Chất lƣợng phân tích của mô hình SWOT phụ thuộc vào chất lƣợng thông tin thu thập đƣợc. Thông tin cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía,
nên tìm kiếm thông tin từ mọi phía: ban giám đốc, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, đối tác chiến lƣợc, tƣ vấn... SWOT cũng có phần hạn chế khi sắp