Xây dựng, xác định đội ngũ bánhàng

Một phần của tài liệu Thực trạng quản trị lực lượng bán hàng tại bưu điện tỉnh Hà Nam (Trang 55)

. Nhận xét và kiến nghị

TẠI BƯUĐIỆN TỈNH HÀ NAM

2.1.1. Xây dựng, xác định đội ngũ bánhàng

“Lực lượng bán hàng” trong Bưu điện tỉnh Hà Nam gồm có:

1) Giao dịch viên là người bán hàng tại các ghi-sê, các đại lý, các điểm bưu điện văn hóa xã. Tại đây, vừa bán lẻ các dịch vụ bưu chính viễn thông, vừa bán các sản phẩm cụ thể như: báo chí, tem thư, bưu ảnh, bưu thiếp, phong bì, giấy viết thư, bản đồ du lịch, thẻ điện thoại, hộp đựng bưu phẩm, bưu kiện, các vật phẩm lưu niệm... Số lượng những người bán hàng bưu điện này chiếm tỉ trọng lớn trong lực lượng bán hàng bưu điện hiện nay.

2) Giao dịch viên tại các Trung tâm dịch vụ khách hàng của các cơ sở bưu điện:

Họ có nhiệm vụ chấp nhận lắp đặt, chuyển nhượng cho các thuê bao điện thoại, Fax, Internet, ký kết hợp đồng cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông khác, thanh toán cước phí, giải đáp thắc mắc, khiếu nại của khách hàng...

3) Bưu tá vừa làm nhiệm vụ phát thư báo, vừa bán tem, phong bì, chấp nhận yêu cầu đặt báo...

4) Lực lượng bán hàng khác: Đó là những người bán hàng tại nhà, tại cơ quan của khách hàng. Họ bán các dịch vụ EMS, quảng cáo qua bưu điện, dịch vụ vận chuyển hàng hoá, dịch vụ DataPost, ký hợp đồng bán thiết bị chuyển mạch, truyền dẫn, hệ thống máy tính, bán các đường kênh thuê riêng... Đối tượng khách hàng của họ thường là các doanh nghiệp, cơ quan sử dụng nhiều. Hiện nay, đối với các doanh nghiệp bưu chính viễn thông thì số lượng những người bán hàng này chưa nhiều.

Nhưng khi thị trường càng cạnh tranh thì những người bán hàng loại này càng nhiều vì nếu chúng ta không làm thì các đối thủ cạnh tranh sẽ làm để giành khách hàng.

5) Bán hàng cấp quản trị: Nói theo nghĩa rộng, ngoài những người bán hàng trên đây thì những nhà quản trị các cấp trong công ty cũng là người bán hàng. Giám đốc (Phó giám đốc) công ty phía Bưu điện gặp giám đốc (Phó giám đốc) công ty phía khách hàng để tiếp thị bán hàng. Khi hai giám đốc (Phó giám đốc) công ty hai bên đã đạt được các thỏa thuận khung, Giám đốc tiếp thị, bán hàng hai bên sẽ gặp nhau để cụ thể hóa hơn các thỏa thuận bán hàng. Những người bán hàng cấp dưới sẽ thực hiện các hoạt động tác nghiệp bán hàng cụ thể với những người đồng nhiệm của phía khách hàng. Vai trò bán hàng cấp quản trị đặc biệt quan trọng trong trường hợp bán hàng cho các khách hàng là các doanh nghiệp, các cơ quan Đảng và Nhà nước.

Lực lượng bán hàng - Họ là những người ở tuyến đầu, thay mặt cho đơn vị, cho doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Họ đồng thời là người thể hiện thương hiệu của doanh nghiệp. Như vậy, họ không còn là riêng cá nhân họ nữa, họ là công ty. Những người ở tuyến sau có nhiệm vụ hỗ trợ tích cực cho những người ở tuyến đầu để họ có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để hoàn thành tốt nhiệm vụ khó khăn này.

Khách hàng khen họ là khen bưu điện, chê họ là chê bưu điện. Khách hàng gần gũi với họ hơn là gần gũi với các trưởng phó phòng, chánh phó giám đốc các công ty, chánh phó giám đốc sở bưu điện. Làm mất khách hàng hay giữ được khách hàng phần nhiều là do họ quyết định. Nhiệm vụ của họ rất nặng nề, do vậy họ cần có hậu phương vững chắc đó là sự hỗ trợ tích cực của toàn đơn vị.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản trị lực lượng bán hàng tại bưu điện tỉnh Hà Nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w