Kế hoạch tổng hợp thu chi tài chính

Một phần của tài liệu Thực trạng quản trị lực lượng bán hàng tại bưu điện tỉnh Hà Nam (Trang 31)

- Kế hoạch tổng hợp thu chi tài chính thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị và mối quan hệ tài chính giữa đơn vị với Tổng Công ty, với Nhà nước. Kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị thể hiện theo từng lĩnh kinh doanh và thu nhập khác.

- Kế hoạch tổng hợp thu chi tài chính của đơn vị được xây dựng trên cơ sở kế hoạch doanh thu, chi phí từng hoạt động của đơn vị; Các quy định của Nhà nước về tài chính, thuế và trích lập các quỹ; Quy chế tài chính của Tổng Công ty;

1.2.1.4. Phương pháp lập kế hoạch

Khi lập kế hoạch BĐT Hà Nam thường áp dụng các phương pháp lập kế hoạch như :

- Phương pháp cân đối. - Phương pháp định mức.

- Phương pháp phân tích các nhân tố tác động. - Phương pháp tỷ lệ cố định.

1.2.2. Công tác tài chính.

1.2.2.1. Cơ chế phân cấp quản lý tài chính của Tổng công ty Bưu chính Việt nam cho đơnvị. vị.

Bưu điện Tỉnh Hà Nam là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích trên lĩnh vực Bưu chính - Viễn Thông và các lĩnh vực khác phù hợp với quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, được quyền quản lý vốn và tài sản phù hợp với quy mô và nhiệm vụ

kinh doanh, phục vụ và phải chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về hiệu quả sử dụng tài sản và vốn được giao.

Bưu điện Tỉnh chịu sự quản lý, kiểm tra giám sát của Tổng công ty về thanh tra kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật. Thực hiện chế độ báo cáo kế toán thống kê, báo cáo định kỳ, bất thường, chế độ kiểm toán theo quy định của Nhà nước và của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo.

Tổng công ty hạch toán tập trung vốn, doanh thu, chi phí, xác định lợi nhuận, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, trích lập các quỹ. Bưu điện tỉnh Hà Nam thực hiện các quyền, nghĩa vụ về tài chính theo quy chế tài chính của Tổng công ty. Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm .

Sử dụng vốn và các quỹ của Bưu điện tỉnh để phục vụ kịp thời các nhu cầu kinh doanh phải đảm bảo nguyên tắc sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn được giao.

Huy động vốn theo phân cấp uỷ quyền của Tổng công ty cho sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty về mục đích, hiệu quả sử dụng nguồn vốn đó.

Trích lập, quản lý và dử dụng các quy định tại quy chế tài chính của Tổng công ty.

Ký kết và thực hiện các hợp đồng theo phân cấp của Tổng công ty hoặc uỷ quyền của Tổng Giám đốc.

Được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc các chế độ ưu đãi khác của Nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ Bưu chính công ích, dịch vụ phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai và các hoạt động công ích khác theo quy định của Tổng công ty và Pháp luật.

Bảo toàn và phát triển vốn, tài sản và các nguồn lực khác của Nhà nước được Tổng công ty giao cho Bưu điện tỉnh và vốn Bưu điện tỉnh tự huy động

Chấp hành đầy đủ chế độ quản lý vồn, tài sản, các quỹ, chế độ hạch toán kế toán, kiểm toán theo quy định của Pháp luật; chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp pháp của các hoạt động tài chính của Bưu điện tỉnh

Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và kịp thời về nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của Pháp luật, các khoản phải nộp về Tổng công ty theo quy chế tài chính của Tổng công ty

1.2.2.2. Cơ chế phân cấp quản lý tài chính của Bưu điện Tỉnh cho các đơn vị cơ sở

Bưu điện huyện, thị xã là cơ sở trực thuộc, hạch toán phụ thuộc Bưu điện tỉnh, được giao kế hoạch doanh thu, chi phí phù hợp với điều kiện, vị trí kinh doanh của từng đơn vị. Chịu sự kiểm tra, giám sát về mặt tài chính của Bưu điện tỉnh, của cơ quan Tài chính địa phương về các hoạt động tài chính, quản lý vốn, và tài sản Nhà nước.

Doanh thu bao gồm doanh thu kinh doanh và doanh thu từ hoạt động khác phát sinh tại cơ sở. Bưu điện tỉnh căn cứ vào tình hình thị trường, khả năng mạng lưới, năng lực sản xuất kinh doanh của từng đơn vị cơ sở để giao kế hoạch cả năm vào đầu năm kế hoạch và điều chỉnh vào tháng bảy hàng năm. Các đơn vị cơ sổ trực thuộc đăng ký kế hoạch từng quý và chủ động tìm biện pháp thực hiện.

Quản lý chi phí: Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu gồm: chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho khai thác nghiệp vụ và sửa chữa tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh. Đơn vị cơ sở trực thuộc phải quản lý chặt chẽ, theo dõi, kiểm tra thường xuyên: Tập thể, cá nhân phải sử dụng tiết kiệm vật tư.

- Tiền lương, tiền công, các khoản có tính chất lương, tiền ăn giữa ca phải trả cho CBCNV trực tiếp sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ, chính sách của Nhà nước, của ngành, và quy định của Bưu điện tỉnh.

- Các chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí sửa chữa thuê ngoài, thuê thu bưu điện phí, chi phí điện, nước, bốc xếp, vận chuyển hàng hoá, chi phí cho điểm BĐVHX, trả hoa hồng đại lý, hoa hồng môi giới, tiền thuê quảng cáo, chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ khó đòi, khoản nợ đã xoá và các dịch vụ mua ngoài khác.

- Các khoản chi sửa chữa TSCĐ (trừ sửa chữa lớn) nhằm khôi phục năng lực của tài sản thì chi phí thực tế hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong năm.

- Các khoản chi bằng tiền khác: chi đào tạo, thuế sử dụng đất, tiền thuê đất;, lệ phí cầu phà, chi quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị, tiếp tân, khánh tiết, hội họp, giao dịch đối ngoại, chi điện thoại công vụ phải gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh; chi bảo hộ lao động, trang bị đồng phục bằng hiện vật được thực hiện theo quy định của Nhà nước của Bưu điện tỉnh. Hàng quý phải báo cáo lên Bưu điện tỉnh.

- Tiền tàu xe, nghỉ phép, đi học tại chức, tập trung thanh toán theo giá vé và không vượt giá vé tàu hoả giường nằm thấp nhất hiện hành.

- Các khoản chi phí khác: chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ phải thu khó đòi đã xoá sổ ké toán. chi phí tiền nộp phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; chi phí để thu tiền phạt; các khoản chi bất thường khác.

1.2.2.3. Quản lý vốn và tài sản.

Bưu điện tỉnh được Tổng Giám đốc giao quản lý tài sản, vốn phù hợp với qui mô và nhiệm vụ kinh doanh, phục vụ; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về hiệu quả sử dụng tài sản, số vốn được giao; được chủ động bổ sung nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận sau thuế của đơn vị.

Được sử dụng vốn và các quỹ để phục vụ kịp thời nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng vốn, quỹ để đầu tư xây dựng, chấp hành đầy đủ các qui định hiện hành của Nhà nước; của Tổng công ty.

Được Tổng Công ty bảo lãnh vay vốn trong nước theo qui định của Pháp luật hiện hành phục vụ nhu cầu hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm về mục đích và hiệu qủa sử dụng vốn huy động, hoàn trả vốn, lãi theo đúng cam kết và hợp đồng vay vốn.

Được thực hiện việc đánh giá lại tài sản trong trường hợp có hướng dẫn và quyết định của Tổng Công ty.

Khi xảy ra tổn thất tài sản (mất, hư hỏng làm giảm giá trị tài sản) được thành lập hội đồng xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất, lập phương án sử lý báo cáo Tổng công ty. Giám đốc Bưu điện tỉnh được Tổng Công ty uỷ quyền quyết định mức bồi thường đối với tổn thất tài sản có giá trị đến 20 triệu đồng, trên 20 triệu đồng lập thủ tục Báo cáo Tổng công ty.

1.2.2.4. Quản lý công nợ

Đơn vị có trách nhiệm mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu, phải trả; phân tích tình hình công nợ phải thu, xác định nợ đến hạn, quá hạn, các khoản nợ khó đòi. Định kỳ đối chiếu cộng nợ với Tập đoàn và các đơn vị cơ sở trực thuộc. Hàng năm lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khó đòi. Giám đốc Bưu điện tỉnh được Tổng Giám đốc uỷ quyền xử lý các khoản nợ khó đòi dưới 10 triệu đồng với một khách nợ. Tổng số nợ trong một lần xử lý không vượt quá 50 triệu đồng. Các khoản nợ khó đòi trên 10 triệu đồng với một khách nợ, tổng số nợ trong một lần xử lý trên 50 triệu đồng lập báo cáo Tổng công ty xử lý.

Toàn bộ doanh thu của đơn vị phát sinh trong kỳ, các khoản chiết khấu thanh toán, giảm cước, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại được thể hiện trên hoá đơn chứng từ hợp lệ và phản ánh đầy đủ, rõ ràng vào sổ sách kế toán trong kỳ báo cáo theo chế độ quy định của Nhà nước và của Tổng công ty để xác định doanh thu hạch toán tập trung của Tổng công ty và xác định doanh thu hạch toán của đơn vị.

Không để ngoài sổ sách bất kỳ một khoản thu, thu nhập phát sinh trong kỳ; Cá nhân hoặc tập thể vi phạm hoặc có liên quan tuỳ theo mức độ vi phạmquy trách nhiệm, đền bù và xử lý hành chính, trường hợp nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

1.2.2.6. Quản lý chi phí và giá thành

Một phần của tài liệu Thực trạng quản trị lực lượng bán hàng tại bưu điện tỉnh Hà Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w