- Tình hình điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và môi trường của địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
b. Hoàn thiện bộ máy quản lý nhàn ước về KH&CN trong lĩnh vực môi trường
môi trường
Tăng cường năng lực quản lý nhà nước cho ủy ban nhân dân về KHCN trong lĩnh vực môi trường. Tổ chức, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ và sử dụng cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất nhằm thực hiện tốt các chức năng tham mưu, đề xuất cho UBND huyện ra các văn bản quản lý môi trường.
Đề xuất và thực hiện các biện pháp khuyến khích việc triển khai áp dụng các biện pháp khống chế ô nhiễm, cụ thể thông qua chính sách thu thuế hoặc áp dụng các “nhãn xanh”, chính sách ưu đãi đối với các cơ sở tuân thủ Luật BVMT.
Các doanh nghiệp áp dụng lần đầu thành tựu KHCN, sáng kiến kỹ thuật, giải pháp hữu ích vào dây truyền sản xuất sạch, đầu tư đổi mới công nghệ được ưu đãi về thuế đối với phần thu nhập đối với các hoạt động này. Có thể miễn thuế đối với phần vốn của doanh nghiệp dành cho đổi mới công nghệ. Miễn giảm thuế có thời hạn cho các doanh nghiệp sản xuất thử các dây truyền sản xuất sạch.
Khuyến khích thành lập các cơ sở dịch vụ xử lý chất thải (nhà nước, tư nhân) để thực hiện dịch vụ xử lý chất thải cho các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, trung bình, hoặc có lượng chất thải nhỏ.
Áp dụng chế độ thuế, giá sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước dưới đất, nước mặt….để khống chế lượng thải, hiệu suất sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đều phải có sự thẩm định của các tổ chức khoa học về giải pháp môi trường và công nghệ xử lý chất thải. Việc thẩm định phải được luật pháp hoá.
Rà soát và tiếp tục xử lý triệt để các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm còn lại, đặc biệt quan tâm tới các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư, bệnh viện. Tới năm 2015 cơ bản xoá bỏ và đến năm 2020 xoá bỏ hoàn toàn các điểm nóng về môi trường trên địa bàn huyện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83
3.5.2. Biện pháp kĩ thuật
* Nguồn thải sinh hoạt
- Xây dựng các phương án xử lý nước thải sinh hoạt quy mô cụm dân cư để xử lý triệt để nguồn nước thải sinh hoạt trước khi thải vào môi trường.
- Hoàn thiện mạng lưới thu gom nước thải, áp dụng mô hình bể tự hoại xử lý nước thải từ các hộ gia đình. Bên cạnh đó xây dựng hệ thống xử lý nước thải khu vực để xử lý nước thải ở từng khu vực đông người như khu dân cư tập trung và trung tâm thương mại.
- Xây dựng và vận hành các bãi rác hợp vệ sinh. Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ môi trường nước nói riêng. Nghiêm cấm hành vi vứt rác xuống lòng sông, kênh mương.
- Các hộ dân sống ở ven sông, gần kênh mương cần nâng cao ý thức sử dụng nước, ý thức xả thải chất thải, nước thải sinh hoạt ra hệ thống sông.
* Nguồn thải sản xuất nông nghiệp:
- Nâng cao chất lượng của hệ thống thoát nước, sử dụng bể phốt, bể Biogas ở những gia đình có chăn nuôi gia súc, gia cầm để xử lí nước thải trước khi đưa ra hệ thống thoát nước chung.
- Huyện chỉ đạo và tăng cường công tác quản lý phân hóa học và thuốc BVTV cho các xã. Vận động người dân sử dụng các loại phân bón vi sinh, phân chuồng thay cho các loại phân bón hóa học thông thường nhằm giảm tồn dư trong môi trường.
- Kiên cố hóa kênh mương nội đồng, thường xuyên nạo vét, khơi thông phá bỏ các vật cản để lưu thông dòng chảy như: bèo Tây, chai, lọ, vỏ thuốc trừ sâu, túi nilon và các vật trôi nổi trên dòng chảy tránh tình trạng ứ đọng nước quá lâu đặc biệt trên các hệ thống thủy lợi nội đồng.
- Cải tạo, nâng cấp các trạm bơm đặt trên sông Hoàng, sông Nhơm do các trạm bơm được xây dựng đã lâu, công nghệ máy bơm lạc hậu, hệ thống công trình xuống cấp, thiết bị cũ không đồng bộ cần được đầu tư sửa chữa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84
* Nguồn thải cơ sở sản xuất:
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải từ những hoạt động sản xuất kinh doanh cũng sẽ được xử lý theo cùng một cách thức như nước thải sinh hoạt. Tuyệt đối không xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra môi trường nước khu vực xung quanh.
- Tăng cường và cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu quả xử lý nước thải trước khi xả thải ra môi trường. Đăng ký xin cấp giấy phép xả nước thải và nộp phí nước thải.
- Các cơ sở sản xuất phải báo cáo nguyên liệu thô được dùng trong quá trình sản xuất cho các cơ quan quản lý môi trường và có trách nhiệm giám sát chất lượng nước thải và lưu trữ số liệu về chất lượng nước thải.
- Hiện nay, tại các khu vực khai thác quặng, một số khu vực dân cư và khu vực sản xuất nông nghiệp có dấu hiệu bị ô nhiễm. Do đó, trong thời gian tới phải xây dựng quy chế và kiểm tra nghiêm ngặt công tác bảo vệ môi trường và gìn giữ cảnh quan thiên nhiên.
- Đối với các khu vực khai thác quặng Crom là khu vực trọng điểm nhất thiết phải tính toán trong quá trình thiết kế các đê chắn đảm bảo mưa lũ lớn của khu vực gây tình trạng tràn nước từ các khu khai thác ra các khu vực lân cận.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85