Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước tưới nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 70)

- Tình hình điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và môi trường của địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

3.2.2.Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước tưới nông nghiệp trên địa bàn huyện.

S ản xuất lâm nghiệp:

3.2.2.Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng nước tưới nông nghiệp trên địa bàn huyện.

nước sông, kênh này để phục vụ cho tưới nông nghiệp, vì vậy cần được nghiên cứu phân tích từ đó giảm thiểu ô nhiễm ngay từ ban đầu.

3.2.2. Các yếu t nh hưởng ti cht lượng nước tưới nông nghip trên địa bàn huyn. bàn huyn.

Các nguồn thải có ảnh hưởng tới chất lượng nước tưới chủ yếu trên địa bàn đó là:

*) Nguồn thải từ hoạt động sinh hoạt của các khu dân cư:

Phần lớn nguồn thải này được qua xử lý sơ bộ tại các bể tự hoại, sau đó xả vào các tuyến cống chung hoặc kênh, mương, ao hồ. Tuy nhiên các bể tự hoại hoạt động kém hiệu quả do xây dựng không đúng quy cách, không hút phân cặn và bể chỉ dùng cho các nhà vệ sinh nên hàm lượng các chất bẩn trong nước thải rất cao. Nhiều nơi nước thải các tuyến cống riêng chưa qua bể tự hoại thải trực tiếp ra sông, bể lắng nhiều khi không còn hoạt động, chế độ xả nước thải không điều hoà đã gây ảnh hưởng rõ rệt đến thành phần và chất lượng nước ở các sông , hồ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60 Hầu hết các khu vực có dân cư sinh sống trên địa bàn huyện chưa được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước hoàn chỉnh. Đặc biệt là những nơi tập trung đông dân cư như Thị trấn Giắt, xã Tân Ninh, xã Minh Dân, xã Thái Hòa, xã Minh Sơn,... còn rất thiếu hệ thống thoát nước và các công trình thu gom, xử lý nước thải, do vậy nước thải sinh hoạt và nước mưa vẫn thải trực tiếp ra các kênh,sông làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra còn một số nguồn khác như các bãi rác tại các khu vực trong huyện, tuy hiện nay đã có quy hoạch nhưng chưa xây dựng được bãi xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, các bãi rác mới chỉ được bao bằng tưởng xi măng đơn giản, chưa có các phương án xử lý rác và nước rỉ rác hợp vệ sinh vì vậy nguy cơ ô nhiễm các vùng lân cận là rất cao: bãi rác ở xã Vân Sơn 2500 m2, Thọ Vực 2700 m2, Đồng Lợi 2300 m2, Tân Thịnh có 2 bãi, mỗi bãi rác 1000 m2,…

*) Nguồn thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp:

Hàng năm lượng hoá chất bảo vệ thực vật được sử dụng trong nông nghiệp khoảng 0,5 - 3,5 kg/ha/vụ, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật và phân khoáng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp gây ra phú dưỡng hoặc nhiễm độc nước trên các kênh, sông, hồ lấy nước tưới cho ruộng tại khu vực đó.

Theo số liệu điều tra của Chi cục Bảo vệ môi trờng - Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hoá năm 2013, hiện nay trên toàn tỉnh có gần 324 trang trại chăn nuôi. Trong đó, có trang trại chăn nuôi tập trung tại: xã Thái Hóa với quy mô 1200 con lợn, khu vực trang trại cách xa khu dân cư gần nhất là 200m; Trang trại nuôi gia cầm ngay tại Dân Quyền với diện tích 1000 m2 nuôi 4000 con gia cầm; Trang trại ở Thôn 4, Thọ Tân với diện tích 200 m2 quy mô 83 con lợn và 200 con gia cầm; Trang trại chăn nuôi lợn của bà Hà Thị Thái tại Minh Dân với diện tích 2 ha, chăn nuôi tổng hợp với 2500 con vịt, gần 100 con lợn và 1500 m2 là diện tích nuôi cá. Nhưng nước thải từ các trang trại chăn nuôi với khối lượng lớn hàng ngày thải trực tiếp ra các kênh Nam và sông Nhơm gần khu vực chăn nuôi dẫn tới tình trạng gây ô nhiễm môi trường nước mặt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61

*) Nguồn thải từ các làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Huyện Triệu Sơn có một số làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh và chịu ảnh hưởng từ nhiều từ cơ sở sản xuất nằm rải rác trên địa bàn.

Sông Hoàng là nơi tiếp nhận nước thải của hợp tác xã khai thác và chế biến đá Đồng Thắng tại xã Đồng Thắng, nước thải sản xuất trung bình khoảng 50 m3/ngày không được thu gom xử lý mà để tự chảy tràn trên bề mặt và tự lắng đọng tại các hố trũng, nước thải vệ sinh của công nhân không được xử lý qua bể tự hoại, mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường. Bên cạnh đó còn có cơ sở chế biến nhựa, nước thải chứa bùn đất và các tạp chất ô nhiễm khoảng 40 m3/ngày được thải ra ao lắng có diện tích khoảng 200 m2 có chứa nhiều thực vật, cỏ dại, nước từ ao sẽ lắng về mương phía ngoài sau đó sẽ tái tuần hoàn về 1 giếng nước để tái sử dụng, tuy nhiên một phần nước thải lớn vẫn bị thất thoát ra ngoài môi trường bên ngoài.

Sông Nhơm đi qua địa phận huyện Triệu Sơn là nơi cung cấp nguồn nước phục vụ tưới tiêu. Tuy nhiên, sau khi phát triển sản xuất, thì sông Nhơm cũng trở thành nguồn tiếp nhận nước thải chính của các doanh nghiệp. Đoạn sông Nhơm chảy qua địa phần xã Vân Sơn, Thái Hòa, Tân Ninh còn chịu ảnh hưởng bởi khu khai thác mỏ Cromit Cổ Định do khi có nước mưa lớn gây chảy tràn nước từ các hồ chứa, hồ thải bùn, khu khai thác vào sông lân cận gây ô nhiễm nước.

Kênh Nam là nơi tiếp nhận nước thải của:nước thải từ khu vực luộc, ngâm nguyên liệu của xí nghiệp chế bến lâm sản xuất khẩu thuộc khu công nghiệp huyện tại Dân Lực; nước thải từ quá trình nghiền nhựa của cơ sở thu mua sơ chế phế liệu tại Minh Dân được dẫn xuống bể chứa ngầm sau đó thải ra mương thoát nước chảy vào kênh của cánh đồng kề cạnh; nước thải từ cơ sở giặt bao bì tại xã Dân Lý với công suất giặt 2000- 3000 bao bì/ngày. Nước thải sau khi giặt được dẫn qua bể lắng có lưới để lắng bột giấy khoảng 2 m3, nước sau khi qua bể được dẫn xuống mương tiêu nước, sau đó nước thải cũng chảy ra ra ngoài môi trường.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62 Như vậy, trong quá trình sản xuất, một số cơ sở đã ít quan tâm đến môi trường, việc thu gom, xử lý chất thải, đặc biệt là nước thải còn chưa thường xuyên, còn thải ra nước thải chưa đạt tiêu chuẩn, qui chuẩn. Khi nước thải của các doanh nghiệp này không được xử lý bảo đảm đạt tiêu chuẩn, qui chuẩn cho phép thải trực tiếp ra nguồn tiếp nhận sẽ gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận. Ngoài thải nước thải vượt tiêu chuẩn mà tại khu vực này có một số doanh nghiệp chế biến lâm sản, chế biến đá tạo ra các loại bụi gây ô nhiễm môi trường khí, ảnh hưởng tới sản xuất, sinh hoạt và đời sống của nhân dân.

Bảng 3.7. Mô tả nguồn ảnh hưởng đến chất lượng nước tưới huyện Triệu Sơn

TT Ký him ệu

ẫu Vị trí lấy mẫu Các nguồn tác động đến chất lượng nước

1 M1 Nước kênh N11a gần đường quốc lộ 47, xã Dân Lý. Ảnh hưởng của khu trại chăn nuôi, cơ sở chế biến lâm sản và giặt bao bì. 2 M2 Nước kênh C6 giao với nhánh kênh N2, xã Văn Sơn. Ảnh hưởng của bãi rác tập trung và hoạt động sản xuất nông nghiệp. 2 M2 Nước kênh C6 giao với nhánh kênh N2, xã Văn Sơn. Ảnh hưởng của bãi rác tập trung và hoạt động sản xuất nông nghiệp. 3 M3 Nước sông Hoàng tại trạm bơm Thọ Chức,

gần cống Thủy Hoàng Kim, xã Thọ Ngọc.

Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp và nước thải sinh hoạt của người dân. 4 M4 Nước kênh Nam giao với nhánh kênh N1, xã

Xuân Lộc.

Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt của người dân và hoạt động sản xuất nông nghiệp. 5 M5 Nước hồ Khe Lùng, , xã Thọ Bình. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ, hoạt động sản xuất nông nghiệp. 6 M6 Nước Kênh C6 gần xi phông Bình Trị, xã Hợp Lý. Nước chịu ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp. 7 M7 Nước sông Nhơm trước trạm bơm N8 Tân Ninh, xã Tân Ninh. Ảnh hưởng của khu khai thác mỏ và nước thải sinh hoạt. 8 M8 Nước Kênh N4 cạnh đường tỉnh lộ, xã Minh Châu. Ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp, cơ sở thu mua phế liệu và nước thải sinh hoạt. 9 M9 Nước sông Nhơm tại cầu Sắt (cầu Quan

Thành), xã Thọ Tân

Ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp và nước thải sinh hoạt.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 70)